Cuộc chiến thương mại: Lỡ

Cuộc chiến thương mại: Lỡ "mạnh miệng" với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó nhượng bộ?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 14/12/2018 | 19:00
0
Lỡ thể hiện sự cứng rắn với Mỹ trong giai đoạn đầu cuộc chiến thương mại, Trung Quốc giờ đây đang cảm thấy khó xử khi rất muốn nhượng bộ nhưng lại không muốn tỏ ra yếu đuối trước mặt công chúng?
Tiêu điểm - Cuộc chiến thương mại: Lỡ 'mạnh miệng' với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó nhượng bộ?

Trung Quốc không gọi bản thỏa thuận đình chiến thương mại với Mỹ là sự nhượng bộ.

Khi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngồi ăn tối tại Buenos Aires vào ngày 1/12, với hy vọng đạt được thỏa thuận tạm dừng những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu cuộc hội đàm với đoạn độc thoại dài 30 phút, theo những gì mà các quan chức Mỹ có mặt khi đó mô tả lại với SCMP.

Tuy nhiên, vài ngày sau cuộc họp, công chúng thế giới - và đặc biệt là người dân Trung Quốc – vẫn không biết nhiều về những gì ông Tập đã nói, hoặc liệu những điều mà ông trình bày có giúp làm giảm leo thang cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ hay không.

Khoảng thời gian đó đã làm nổi bật tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc: Sự cần thiết phải nhượng bộ trong khi cố gắng không tỏ ra yếu đuối trong con mắt thế giới.

Trong khi Nhà Trắng ngay lập tức công bố danh sách các nhượng bộ của Trung Quốc, từ lời hứa mua thêm hàng hóa của Mỹ cho đến đồng ý bắt đầu giải quyết việc chuyển giao công nghệ Mỹ cho các đối tác liên doanh Trung Quốc - phải đến vài ngày sau đó – phía Bắc Kinh mới thừa nhận các bên đã đồng ý đình chiến 90 ngày trong cuộc chiến thương mại.

Vào thời điểm đó, đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc đã trở về từ Thủ đô Argentina và chỉ số Dow Jones của 30 loại cổ phiếu phổ biến nhất thế giới đã lao vào một đợt bán tháo ồ ạt, lấy đi 3,1% giá trị thị trường, trong bối cảnh kết quả của các cuộc đàm phán song phương ở Buenos Aires không mang lại điều gì chắc chắn.

Nhà Trắng cho biết Trung Quốc sẽ mua một số lượng rất lớn các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Mỹ và đàm phán cởi mở về việc chuyển giao công nghệ Mỹ và cáo buộc trộm cắp tài sản trí tuệ.

Cuối cùng, Bắc Kinh đã xác nhận những điều đó thực sự là một trọng tâm của các cuộc đàm phán - nhưng phải mất bốn ngày sau đó. Không những vậy, Trung Quốc còn cố gắng mô tả bằng ngôn ngữ hạn chế hơn nhiều so với những gì Washington nói rằng đây là sự nhượng bộ.

Động thái này có thể được coi là dễ hiểu với Trung Quốc khi chính quyền không thể đi ngược lại cơn gió của chủ nghĩa dân tộc mà nước này vốn đã khuấy động trong những ngày đầu của cuộc chiến thương mại.

Wang Yong, giám đốc trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, gọi các cuộc đàm phán thương mại là phức tạp và có độ nhạy cảm cao.

“Sự nhượng bộ, nếu được giải thích quá mức, có thể làm phát sinh những vấn đề trong chính trị nội địa của Trung Quốc và gây ra tranh cãi”, ông nói. Ba tháng thời gian đàm phán là khá ngắn, vì vậy Trung Quốc không cần gây ra rắc rối không cần thiết trong dư luận.

David Zweig, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho rằng, Bắc Kinh dường như không muốn bất cứ ai biết về những nhượng bộ mà nước này đưa ra cho Mỹ trong các cuộc đàm phán mới nhất.

Trong khi đó, Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị Bắc Kinh nhận định, lập trường cứng rắn của Chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Washington - thể hiện qua các bài bình luận trên truyền thông nhà nước và tuyên bố của bộ Ngoại giao - đã đặt nước này vào thế khó.

Trong khi lập trường chính thức của Chính phủ Trung Quốc về cuộc chiến thương mại đã dịu đi trong hai tháng qua, một số nhận xét cứng rắn từ Bắc Kinh và truyền thông nhà nước vẫn tiếp tục vang lên.

Vài tuần sau khi Washington đưa ra đợt áp thuế trừng phạt đầu tiên đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 7, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cảnh báo một số người Mỹ không nên chơi trò “Don Quixote của thế kỷ 17”, ám chỉ chính quyền Trump nên ngừng những nỗ lực vô ích.

Tuy nhiên, những nhận xét đó trái ngược hoàn toàn với chiến lược thực sự của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại, mà chuyên gia Wu mô tả là “vụ kiện vì hòa bình”. Trả giá cao để đổi lấy một thỏa thuận đình chiến. “Rất khó để lật ngược tình thế", Wu nói.

Tuy nhiên, lập trường cứng rắn của Bắc Kinh cũng làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng ở Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, ngày càng nhiều học giả tự do - và thậm chí cả các cựu quan chức - đã lên tiếng phản đối cách Chính phủ xử lý cuộc chiến thương mại.

Tiêu điểm - Cuộc chiến thương mại: Lỡ 'mạnh miệng' với Mỹ, Trung Quốc sẽ khó nhượng bộ? (Hình 2).

Đã có những ý kiến trong nước không đồng tình với cách giải quyết cuộc chiến thương mại của Trung Quốc.

Sheng Hong, một học giả tự do thuộc một câu lạc bộ các nhà kinh tế ưu tú do Phó Thủ tướng Lưu Hạc đồng sáng lập, cho biết hồi tháng trước rằng cuộc chiến thương mại là sự đối đầu giữa nhóm lợi ích quyền lực nhất của Trung Quốc ở một bên, và Mỹ cùng với người dân Trung Quốc ở bên kia.

Nhóm lợi ích mà Sheng đang đề cập bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ trung ương kiểm soát.

Long Yongtu, cựu nhà đàm phán thương mại của Trung Quốc cũng không đồng tình với quyết định của Bắc Kinh về việc áp thuế trừng phạt đối với đậu nành Mỹ và cố tình nhắm vào các khu vực bầu cử ủng hộ Tổng thống Trump.

Bắc Kinh được cho là đã lưu tâm đến những phản hồi này và đã điều chỉnh thông điệp công khai của mình một cách cẩn thận theo cách nhượng bộ có thể nhất đối với Mỹ.

Trong mỗi tuyên bố về các thỏa hiệp tiềm năng trong thỏa thuận với Mỹ, Bắc Kinh đã lặp lại rằng đây không phải là những nhượng bộ.

Việc mua các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng của Mỹ ngày càng tăng là để đáp ứng nhu cầu đang lớn dần của người dân Trung Quốc. Còn những thay đổi có thể trong tiếp cận thị trường và bảo vệ sở hữu trí tuệ là vì lợi ích của cả các công ty Trung Quốc và Mỹ.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã đồng ý giảm thuế đối với ô tô do Mỹ sản xuất xuống 15% từ mức 40% và đang lên kế hoạch thay thế Made in China 2025 - chiến lược hiện đại hóa công nghiệp đang là mục tiêu nhắm tới của Washington, tờ Wall Street Journal đưa tin trong tuần này. Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xác nhận các thông tin trên.

Khi Bắc Kinh đang xoay xở với cốt truyện mà nước này đang kể với thế giới và khán giả trong nước, các nhà quan sát cho biết, Bắc Kinh có thể sử dụng câu chuyện của mình để củng cố thông điệp khích lệ về cải cách thị trường và các vấn đề quan trọng khác đối với phương Tây.

Jude Blanchette, cố vấn cao cấp tại Tập đoàn Crumpton cho biết, trong khi tình cảm dân tộc chủ nghĩa là một nguồn phản hồi quan trọng đối với Bắc Kinh, đó không phải là trọng tài quyết định cuối cùng cho mỗi chính sách đưa ra.

Có rất nhiều lý do để Bắc Kinh có thể thể hiện với thế giới bên ngoài rằng họ đang nghiêm túc về sự cải cách tự thân mình chứ không phải buộc nghe theo yêu cầu từ bất kỳ quốc gia nào.

Các yêu cầu về thị trường tự do có thể được trình bày như là một phần của gói tự lực kinh tế trong nước của Trung Quốc và dịp kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa sẽ mang đến một cơ hội tình cờ để Trung Quốc thay đổi mà không bị mang tiếng là nhượng bộ.

Nhưng Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Chính phủ Trung Quốc cho biết, Trung Quốc cần làm nhiều hơn là chỉ nói.

Trung Quốc bắt giữ 2 công dân Canada với cáo buộc "gây nguy hại an ninh quốc gia"

Thứ 5, 13/12/2018 | 15:51
Phía Bắc Kinh không bình luận gì về thông tin cho rằng vụ bắt giữ này là để phản ứng với việc Canada bắt CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, hồi đầu tháng này.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Chuyên gia chỉ ra điều tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga nên chú ý tới

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
“Điều quan trọng đối với Nga là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, ít nhất là của nhóm tấn công trả đũa”.

Ukraine để lộ điểm yếu, Nga tận dụng cơ hội, tấn công dữ dội vào Chasov Yar

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Nhận ra điểm yếu của lực lượng Ukraine, các đơn vị Nga nhanh chóng tập hợp và đẩy mạnh tấn công vào Chasov Yar theo nhiều hướng.