Cuộc phản công khó khăn của Ukraine đối mặt thách thức mới

Cuộc phản công khó khăn của Ukraine đối mặt thách thức mới

Thứ 2, 07/08/2023 | 16:17
0
Nắng nóng ảnh hưởng đến cả quân Ukraine và quân Nga, nhưng chính lực lượng của Kiev mới là những người phải “chịu trận” nhiều nhất dưới cái nóng thiêu đốt.

Các chiến lược gia quân sự của Ukraine đã lên kế hoạch phản công trong những tháng mùa hè để tránh bùn nhão và sương giá mùa đông có thể cản trở các hoạt động tấn công. Nhưng các lực lượng của Kiev đang phải đối mặt với một vấn đề phức tạp mới: Nhiệt độ cực đoan.

Khi Ukraine thúc đẩy các động thái nhằm tái chiếm các vùng lãnh thổ, họ đã vấp phải các tuyến phòng thủ kiên cố và dày đặc của Nga, thiếu ưu thế trên không, gặp khó trong việc tích hợp thiết bị và huấn luyện phương Tây. Việc nhiệt độ như thiêu đốt chỉ càng khiến tình hình thêm thách thức.

Thời tiết khắc nghiệt

Theo trang iNews (Anh), giống như ở Nam Âu nơi người dân phải tránh tối đa các hoạt động ngoài trời do nắng nóng gay gắt, dự báo cho khu vực Zaporizhzhia – mặt trận quan trọng ở miền Nam Ukraine, là nhiệt độ vào khoảng 40 độ C. Nền nhiệt dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như vậy trong những ngày tới.

“Đó là một điều nữa làm phức tạp quá trình chiến đấu”, ông Mykola Bielieskov – chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia ở Kiev, tổ chức tư vấn cho giới lãnh đạo quân sự của Ukraine, nói với iNews hôm 5/8. “Đối với những người phải chiến đấu ngoài mặt trận, thời tiết này thật khó để chịu đựng”.

Nhiệt độ cực đoan ảnh hưởng đến cả hai bên: Ukraine và Nga. Nhưng trong khi quân đội Nga cố thủ trong các vị trí phòng thủ, chính các thành viên trong các lực lượng Ukraine mới là những người phải “chịu trận” nhiều hơn vì họ phải vận động tích cực và đối mặt trực tiếp với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong quá trình thăm dò các điểm yếu trong phòng tuyến của đối phương.

Thế giới - Cuộc phản công khó khăn của Ukraine đối mặt thách thức mới

Các thành viên Lữ đoàn cơ giới 24 của Ukraine ở Donetsk, tháng 7/2023. Ảnh: NY Times

“Cực nhiệt, giống như cực hàn, đều cản trở các hoạt động quân sự”, ông Mark Cancian, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết.

Vị đại tá thuỷ quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu đã từng phục vụ ở Iraq vào cao điểm của mùa hè khi nhiệt độ thường lên tới 40 độ C.

“Những người lính cần rất nhiều nước và làm việc kém năng suất hơn vì họ trở nên uể oải”, ông Cancian nói. “Thiết bị quân sự hoạt động tốt vì nó được thử nghiệm trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, thiết bị dân sự được sử dụng trong các hoạt động quân sự – chẳng hạn như một số máy bay không người lái – có thể bị hỏng, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời”.

Tiến sĩ David DeGroot, một nhà sinh lý học đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về tác động của căng thẳng nhiệt đối với quân đội Mỹ, cho biết rằng các chỉ huy chiến trường sẽ cần tính đến các điều kiện nắng nóng khi lập kế hoạch.

“Việc của một sĩ quan y tế cấp lữ đoàn hoặc sư đoàn có năng lực cao cần làm là, tư vấn để các chỉ huy hiểu được rủi ro bổ sung của các hoạt động chiến đấu trong điều kiện nắng nóng”, ông DeGroot nói với iNews.

Áp lực gia tăng

“Trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt như những điều kiện mà các binh sĩ ở miền Nam Ukraine có thể phải đối mặt, hoạt động thể chất sẽ bị suy giảm. Khả năng làm việc tối đa sẽ bị giảm và điều này được nhìn thấy rõ ràng hơn trong các sự kiện kéo dài hơn”, vị chuyên gia cho biết.

“Trong huấn luyện, chúng tôi chứng kiến chứng say nắng do gắng sức trong các nội dung chạy dài hơn 7 km và hành quân dài hơn 20 km”.

Theo Tiến sĩ DeGroot, cả các lực lượng Ukraine và quân đội Nga đều có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất nước và kiệt sức do cực nhiệt, và điều này có thể “tác động tiêu cực đến khả năng sẵn sàng chiến đấu”.

Theo ông, trong trường hợp này, nguồn cung cấp nước có khả năng trở thành một yếu tố quan trọng, và nó cũng nâng cao tầm quan trọng của khả năng nhìn ban đêm vì các bên đều sẽ có xu hướng hoạt động vào thời điểm khi nhiệt độ là thấp nhất.

Thế giới - Cuộc phản công khó khăn của Ukraine đối mặt thách thức mới (Hình 2).

Tổng thống Volodymyr Zelensky chụp ảnh cùng một quân nhân tại trạm xăng trong chuyến thăm tiền tuyến Donetsk ở miền Đông, tháng 6/2023. Ảnh: Ahram Online

Các chỉ huy Ukraine hy vọng rằng nhiệt độ cực đoan sẽ chỉ là một vấn đề thoáng qua, khi họ nỗ lực giành lại các vùng lãnh thổ trước khi mùa đông ập tới, với điều kiện thậm chí còn khắc nghiệt hơn.

Ngoài vấn đề về thời tiết, người Ukraine cũng cần phải tìm cách tăng tốc phản công trong bối cảnh có những lo ngại rằng cuối cùng phương Tây có thể gia tăng áp lực buộc Kiev phải đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Moscow.

“Khi những trận chiến dữ dội nổ ra trên khắp chiến tuyến của cuộc chiến đẫm máu nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 2/8 đã nói với các Đại sứ của mình rằng mọi thứ sẽ còn trở nên khó khăn hơn vì áp lực có thể gia tăng trong những tháng tới để tìm ra con đường đàm phán dẫn đến hòa bình”, tờ New York Times đưa tin hôm 5/8.

Trong cuộc họp hôm 2/8 ở Kiev được mô tả là một “phiên họp chiến lược khẩn cấp” trước thềm hội nghị quốc tế về hòa bình cho Ukraine được tổ chức ở Ả Rập Xê-út, ông Zelensky đã nói với các Đại sứ rằng họ phải sử dụng mọi công cụ ngoại giao có sẵn, cả chính thức và không chính thức, để thuyết phục cả đồng minh của Kiev và các quốc gia trung lập rằng “con đường duy nhất dẫn đến hòa bình lâu dài đã sự thất bại hoàn toàn của Nga”, theo tờ báo Mỹ.

Minh Đức (Theo iNews, NY Times)

Tính toán của các bên tại hội nghị quốc tế về Ukraine ở Ả Rập Xê-út

Thứ 7, 05/08/2023 | 11:13
Cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine sắp diễn ra tại Ả Rập Xê-út. Đại diện của khoảng 40 quốc gia ở cả Bắc và Nam Bán cầu sẽ tham dự, nhưng Nga không được mời.

Chuyên gia cảnh báo Ukraine: Nga có sẵn đòn phản công chờ phát động

Thứ 4, 05/07/2023 | 16:24
Việc Ukraine không thể đạt được ưu thế trên không đã mang lại lợi thế cho Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc không kích vào các đoàn xe quân sự.

Thành công của vũ khí Nga và câu hỏi về động lực tiến công của Ukraine

Thứ 5, 15/06/2023 | 16:34
Các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để nói liệu cuộc phản công của Ukraine nhằm tái chiếm lãnh thổ từ tay quân Nga là thành công hay thất bại.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.