Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng

Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng

Thứ 4, 25/10/2017 | 19:41
0
Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã có những cái tên tiềm năng cho sứ mệnh đưa Trung Quốc trở thành "quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại vào giữa thế kỷ 21".

Thời đại mới của Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu sau khi Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bầu ra dàn lãnh đạo tương lai của đất nước.

Khi sải bước lên sân khấu Đại lễ đường Nhân dân và có bài phát biểu dài hơn 3 tiếng đồng hồ tại buổi lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ông Tập đặt ra một tầm nhìn đầy tham vọng cho đất nước trong 30 năm tới.

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng

Ông Tập Cận Bình sẽ có nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò Tổng Bí thư.

“Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại vào giữa thế kỷ 21”, ông Tập nói trong tiếng vỗ tay của khoảng 2.300 đại biểu tham dự Đại hội.

Trong nhiệm kỳ thứ hai với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ cùng bắt tay tiến vào cuộc hành trình mới, để thúc đẩy đất nước trở thành hạt nhân chính trên sân khấu thế giới, đồng thời tiếp tục kêu gọi thực hiện những mục tiêu trong lý tưởng “giấc mộng Trung Hoa”.

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhất trí đưa tư tưởng Tập Cận Bình về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới” vào điều lệ Đảng.

Theo đó, Đại hội đã thông qua điều lệ Đảng sửa đổi với việc coi tư tưởng Tập Cận Bình là “kim chỉ nam” mới, trong hướng dẫn hành động của đảng này.

Một bài bình luận trên Tân Hoa Xã thậm chí đi xa hơn khi ca ngợi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã báo hiệu rằng “thế kỷ 21 cho thấy viễn cảnh chủ nghĩa tư bản đang thoái trào khi phong trào xã hội chủ nghĩa - dẫn đầu bởi Trung Quốc - đã nhanh chóng đuổi kịp”.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chọn ra những nhân vật mới nằm trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực lớn nhất đất nước.

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng (Hình 2).

Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn có mặt trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19 gồm các ông: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Triệu Lạc Tế, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh và Hàn Chính.

Danh sách này mang đến sự bất ngờ cho giới quan sát phương Tây, khi một số ủy viên được cho là không trùng với dự đoán trước đó.

Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp tục giữ vai trò của mình trong nhiệm kỳ mới, trong khi Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – cơ quan chống tham nhũng của đảng – ông Vương Kỳ Sơn sẽ về hưu và người thay thế được xác nhận là ông Triệu Lạc Tế.

Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ cũng không có mặt trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa này.

Theo các nhà phân tích, kết quả này cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Tập Cận Bình theo dõi chặt chẽ các quy tắc về giới hạn tuổi tác, thâm niên trong việc xem xét các ứng cử viên, trái với các tin đồn nói rằng có những ngoại lệ sẽ xuất hiện.

Điều này sẽ mang lại những thay đổi khó nắm bắt trong chính sách của Trung Quốc trong nhiều năm tới.

Lật Chiến Thư – 67 tuổi

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng (Hình 3).

Ông Lật Chiến Thư 

Dựa trên cấp bậc hệ thống đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Lật Chiến Thư là người xếp thứ ba sau Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Ông Lật Chiến Thư là đương kim Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng, người được dự đoán có nhiều khả năng trở thành Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc – người đứng đầu cơ quan Quốc hội của Trung Quốc.

Ông được coi là cố vấn thân cận nhất của ông Tập Cận Bình khi luôn có mặt tháp tùng trong các chuyến công du trong và ngoài nước.

Năm 2015, ông Lật đã có cuộc hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi Chủ tịch nước có chuyến thăm chính thức.

Lòng tin của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với ông Lật Chiến Thư khởi nguồn từ tình bạn của hai người từ những năm 1980 khi cả hai cùng làm việc ở tỉnh Hà Bắc.

Uông Dương – 62 tuổi

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng (Hình 4).

Uông Dương - nhân vật nổi bật với các thành tựu kinh tế.

Trong vai trò Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Uông Dương nổi bật với các thành tựu trong đối ngoại kinh tế. Ông là quan chức dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tại diễn đàn Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ-Trung hồi tháng 7 vừa qua.

Ông từng được đánh giá cao về năng lực khi đảm nhiệm các vai trò Bí thư Trùng Khánh và tỉnh Quảng Đông trong quá khứ.

Uông Dương trở thành chính khách tạo được sự chú ý trong các cuộc tranh luận về kinh tế trong đại hội Đảng vào năm 2012.

Ông thậm chí còn lọt vào danh sách nhân vật ảnh hưởng nhất, do tạp chí Time bình chọn sau khi giải quyết cuộc biểu tình ở làng chài Ô Khảm năm 2011 bằng một giải pháp hòa bình.

Uông Dương được giới quan sát dự đoán có khả năng đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Vương Hỗ Ninh – 61 tuổi

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng (Hình 5).

Cố vấn kỳ cựu Vương Hỗ Ninh.

Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Vương Hỗ Ninh là nhân vật cố vấn kỳ cựu qua các đời lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và cho đến nay là Tập Cận Bình.

Cựu Hiệu trưởng đại học Phục Đán là người góp phần dự thảo xây dựng học thuyết “Ba đại diện” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân với nội dung thu hút các doanh nghiệp, nhà tư bản và trí thức về tụ hội lại dưới sự bảo trợ của Đảng.

Ông cũng là kiến ​​trúc sư trưởng trong lý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Là một học giả, ông nghiên cứu về chuyển giao quyền lực, hệ thống pháp luật và chủ trương xây dựng sự đoàn kết và phát huy sức mạnh tập thể trong đảng.

Theo giới phân tích, sự có mặt của ông Vương Hỗ Ninh trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ cung cấp góc nhìn về lý thuyết để đào sâu cải cách trong nhiều lĩnh vực.

Triệu Lạc Tế - 60 tuổi

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng (Hình 6).

Ông Triệu Lạc Tế sẽ thay thế vai trò của ông Vương Kỳ Sơn.

Ông Triệu Lạc Tế chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương - cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay thế ông Vương Kỳ Sơn.

Trong quá khứ, ông Triệu từng là Bí thư Thanh Hải và Bí thư Thiểm Tây. Ông được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng khóa 18 vào năm 2012 và được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, phụ trách, giám sát các quyết định nhân sự hàng đầu của Đảng, Chính phủ, quân đội, doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan chủ chốt khác.

Ông là người cùng quê với Chủ tịch Tập Cận Bình và là chính khách được đánh giá rất cao trong những năm tháng làm việc ở địa phương khi độ tuổi còn rất trẻ.

Với kinh nghiệm chính trị lâu năm, Triệu Lạc Tế được đánh giá sẽ tiếp tục những thành công mới trong các chiến dịch truy quét tham nhũng trong tương lai.

Hàn Chính – 63 tuổi

Tiêu điểm - Chân dung dàn lãnh đạo đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới sau Đại hội Đảng (Hình 7).

Bí thư Thành ủy Thượng Hải Hàn Chính.

Ông là Bí thư Thành ủy Thượng Hải hiện tại và có nhiều năm gắn bó với thành phố này trong vai trò Thị trưởng.

Là nhân vật nhiều năm gắn bó với thành phố hiện đại nhất Trung Quốc, Hàn Chính có những đóng góp không nhỏ trong việc đưa Thượng Hải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

Có những dự đoán cho rằng, ông có thể trở thành Phó Thủ tướng Quốc vụ viện hoặc Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. 

Trung Quốc công bố danh sách 25 Ủy viên Bộ Chính trị

Thứ 4, 25/10/2017 | 13:02
Ngày 25/10, sau Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, danh sách 25 thành viên Bộ Chính trị nước này đã được công bố.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga tấn công chính xác, tàu tuần tra Ukraine bốc cháy dữ dội

Thứ 3, 19/03/2024 | 13:55
Hình ảnh từ video được công khai cho thấy, tàu tuần tra của Ukraine đang di chuyển trên sông Southern Bug thì bị tấn công.

Trong nỗ lực tấn công xuyên biên giới, trực thăng Ukraine bị 9K333 Verba Nga bắn hạ

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:55
Quân đội Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng của lực lượng Kiev ở khu định cư Lukashevka thuộc vùng Sumy của Ukraine.

“Dấu giày” của quân NATO ở Ukraine và “vùng đệm” bảo vệ nước Nga

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:35
Phát biểu trước những người ủng hộ và phóng viên, ông Putin cho biết ông muốn Tổng thống Pháp Macron ngừng tìm cách làm trầm trọng thêm cuộc chiến ở Ukraine.

Đoàn xe quân sự Ukraine bị tấn công, xe bọc thép nổ tung, chìm trong lửa

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:45
Theo hướng Zaporozhye, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào một đoàn xe quân sự Ukraine.

Pháp đứng về phía Ba Lan trong “cuộc chiến” với nông sản Ukraine

Thứ 3, 19/03/2024 | 14:33
Sự thay đổi này sẽ khiến Ukraine tổn thất 1,2 tỷ Euro, một mức thiệt hại lớn đối với một quốc gia đang vật lộn để giành được mọi sự giúp đỡ có thể.