Đằng sau 'cuộc đua' giành quyền lực bóng đá ở Indonesia

Đằng sau 'cuộc đua' giành quyền lực bóng đá ở Indonesia

Thứ 2, 01/07/2013 | 14:54
0
Vì sao bóng đá và Tổng thống lại liên quan đến nhau? Dường như hai khái niệm này chẳng có gì tương đồng nhưng ở "đất nước vạn đảo" Indonesia thì có mối liên quan mật thiết và tương hỗ nhau rất nhiều.

Khi bóng đá là một “quyền lực”

Indonesia là một đất nước đặc biệt. Ở đây, các đảng phái mượn bóng đá để gây dựng uy tín chính trị và kiếm tiền. Dường như, đây là biện pháp truyền thống từ xưa đến nay của các chính trị gia, hay các doanh nhân đầy tham vọng. Trong số những người hâm mộ lớn của bóng đá Indonesia có hai nhân vật cực kỳ quyền lực. Đó là Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và ứng cử viên đầy tham vọng cho vị trí Tổng thống, doanh nhân Aburizal Bakrie.

Từ lâu, đảng của hai ông đã cố gắng giành quyền kiểm soát môn thể thao vua này cùng lượng khán giả khổng lồ. Cả hai hi vọng, đó sẽ là yếu tố giúp họ giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào năm 2014 sắp tới.

Doanh nhân Bakrie - lãnh đạo đảng Golkar là doanh nhân duy nhất tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống năm tới. Ông là ứng cử viên vô cùng sáng giá cho vị trí Tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới. Hiện tại, Bakrie đang sở hữu một kênh truyền hình riêng về bóng đá, chuyên tường thuật trực tiếp các trận đấu và quảng bá cho chiến dịch tranh cử tổng Thống của ông. Barkie đang cố gắng kiểm soát liên đoàn Bóng đá quốc gia thống nhất (PSSI) bởi PSSI đang phụ trách mảng tiếp thị tại các sân thi đấu bóng đá và bản quyền truyền hình.

Đại diện PSSI cho biết: "Nếu kiểm soát được bóng đá, người ta đã đi được nửa đường để kiểm soát Indonesia. Thực tế, đảng nào muốn tranh cử và giành chiến thắng, họ cần có bóng đá để thu hút đám đông cuồng nhiệt khổng lồ. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi các chính khách sẵn sàng làm mọi thứ để nắm được trong tay môn thể thao này”.

Bóng đá Quốc tế - Đằng sau 'cuộc đua' giành quyền lực bóng đá ở Indonesia

Doanh nhân Aburizal Bakrie.

Ở đất nước 240 triệu dân, mặc dù FIFA xếp hạng bóng đá Indonesia ở vị trí 170/209 nhưng lượng khán giả của môn thể thao vua lại là một con số khổng lồ. Theo thống kê của ông Widjajanto - tổng giám đốc công ty PT Liga Prima Indonesia Sportindo - đơn vị điều hành giải vô địch bóng đá nhà nghề Indonesia Premier League, những trận đấu vào cuối tuần thu hút đến 52 triệu khán giả xem truyền hình, mỗi năm có 12 triệu lượt khán giả vào sân. Với lượng người ủng hộ lớn đến vậy, các ứng cử viên thừa sức chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Giáo sư đại học Tjipta Lesmana, từng là thành viên PSSI cho biết: "Rõ ràng, với tình hình hiện tại, một cuộc chiến giữa hai đảng Dân chủ và Golkar về việc giành quyền kiểm soát PSSI đã nổ ra. Lãnh đạo hai đảng đều biết bóng đá có tầm ảnh hưởng lớn, giúp họ thu hút được sự ủng hộ. Như vậy, bóng đá không những là môn thể thao, là sự giải trí của người xem, mà nó đang được sử dụng vì mục đích chính trị".

Những chuyện ngoài sân cỏ

Suốt 30 năm qua, trước khi Indonesia có nền dân chủ cách đây 14 năm, bóng đá Indonesia phải chịu sự quản lý chặt chẽ  dưới nhà nước của cố Tổng thống Suharto. Sau khi Suharto bị lật đổ năm 1998, bóng đá nước này bị thả trôi bởi khâu quản lý yếu kém. Ngay khi đất nước bước vào giai đoạn chính trị mới, các doanh nhân không bỏ lỡ cơ hội, họ bắt đầu giành quyền chi phối nền bóng đá non trẻ của nước nhà. Và không ai khác chính là tập đoàn Bakrie do doanh nhân Achmad Bakrie lập. Còn con trai ông là Nirwan trở thành phó chủ tịch PSSI năm 2003 và bất ngờ hơn nữa, Nirwan lại là anh trai của ứng cử viên Tổng thống Aburizal Bakrie.

Tuy nhiên, đến năm 2010, Chính phủ đã can thiệp và cuộc chiến giành quyền chi phối bóng đá. Khi ông Susilo Bambang Yudhoyono tái đắc cử, ông đã cử bộ trưởng Thể thao giành quyền kiểm soát PSSI. Điều này đồng nghĩa với việc Nirwan và chủ tịch PSSI bị "hất cẳng" khỏi vai trò lãnh đạo liên đoàn.

Vụ đấu đá này khiến các nhà tài trợ rút lui, ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ hoạt động của các câu lạc bộ bóng đá. Trước tình hình trên, Chính phủ cũng không tài trợ cho một số câu lạc bộ như trước đây nữa, khiến nhiều đội bóng bị giải tán. Bởi vậy, cuối năm ngoái, bóng đá Indonesia bị khủng hoảng nặng nề khi một cầu thủ người Paraguay qua đời do lương quá chậm, không đủ tiền để mua thuốc chữa bệnh.

Vừa qua, Tổng thống Yudhoyono đã cử ông Roy Suryo thuộc đảng Dân chủ giải quyết vụ tranh giành quyết liệt này. Ông Suryo đã triệu tập một cuộc họp có cả hai đảng tham dự, bên ngoài bố trí hàng chục cảnh sát sẵn sàng can thiệp khi có tình huống xấu xảy ra. Rất may, cuộc họp diễn ra hết sức suôn sẻ, cả hai bên đã đạt được một thỏa thuận, bóng đá Indonesia thuộc sự điều hành của một liên đoàn duy nhất và hứa hẹn sẽ chỉ có một giải vô địch quốc gia từ năm 2014. Indonesia Premier League sẽ sáp nhập với giải "ly khai" Indonesia Super League (do những người ủng hộ đảng Golkar lập nên khi Nirwan bị "đá" khỏi PSSI). Tuy nhiên, dù kết quả đã ấn định và thoạt nhìn khá công bằng nhưng thực tế, kết quả này lại nghiêng phần nhiều về phe Bakrie.

Ông Djohar Arifin Husin được bầu là chủ tịch PSSI trong khi sáu thành viên ban chấp hành (do Tổng thống Yudhoyono đề cử) lại bị loại. Lúc đó, Husin có nói với hãng tin Reuters rằng, thỏa thuận là bước đi đúng hướng của tương lai bóng đá Indonesia. Nirwan dù không là thành viên trong PSSI nhưng vẫn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng và nên phát triển theo con đường của ông. Bên cạnh đó, ông Nirwan cũng bác bỏ các ý kiến cho rằng, cuộc chiến giành quyền kiểm soát PSSI chỉ nhằm mục tiêu chính trị và tiền tài. Ông nói, đây chỉ là cuộc tranh cãi của những người hâm mộ bóng đá không hơn không kém.

Có người cho rằng, tình yêu mãnh liệt với bóng đá của người Indonesia đã vô tình khiến môn thể thao này rơi vào tầm ngắm của các chính trị gia, những người muốn tận dụng đội ngũ người hâm mộ hùng hậu để tạo bàn đạp, giúp họ đạt các mục tiêu chính trị lớn. Nhưng để đạt được mục đích, điều này không hề đơn giản chút nào. Chỉ nói riêng việc vận động người hâm mộ hướng về một bên đã rất khó, dù cho họ được "tín đồ" của bóng đá ủng hộ cuồng nhiệt.

Việc tranh cử và làm chính trị là cả một quá trình đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều công sức và tiền của. Ứng cử viên phải có nhiều tiền để mua vé máy bay đi tranh cử, lập văn phòng tranh cử ở từng địa phương, chưa nói chuyện cấp cơm hộp và áo thun cho đám đông tham dự các sự kiện tranh cử.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho hay, luật tài chính tranh cử ở Indonesia chưa bám sát thực tế.

Hồng Nhung (theo Reuters)

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Abramovich - người đẩy bóng đá Anh vào cuộc đua tiền bạc

Thứ 4, 19/06/2013 | 08:28
Tỷ phú Nga, chỉ bằng việc mua lại Chelsea, đã làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu bóng đá Anh suốt 10 năm qua.

Bóng đá nữ Việt Nam: 'Nhà nghèo' vươn ra biển lớn

Thứ 7, 15/06/2013 | 16:07
Các cô gái đá bóng Việt Nam xứng đáng được tôn vinh vì những kỳ tích họ làm được cho nền bóng đá nước nhà. Hết lần này đến lần khác, họ đưa những người yêu bóng đá Việt đi từ cảm giác sung sướng xen lẫn tự hào.

HLV Wenger: 'Bóng đá Việt Nam sẽ mạnh hơn'

Thứ 3, 11/06/2013 | 14:09
Một tháng trước khi bước vào tour du đấu mùa hè tại Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam, HLV Arsene Wenger đã dùng những lời lẽ tốt đẹp để nói về nền bóng đá đang ngày một phát triển của những quốc gia này.

Các sự kiện bóng đá sôi động Hè 2013

Thứ 7, 08/06/2013 | 14:57
Bên cạnh FIFA Confederations Cup - giải đấu tổng dượt cho World Cup 2014, hè này còn rất nhiều sự kiện bóng đá hứa hẹn thú vị và hấp dẫn khác.

Bóng đá Anh kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Chủ nhật, 09/06/2013 | 08:00
Theo Báo cáo tài chính mới nhất từ công ty kiểm toán Deloitte, tổng doanh thu từ 92 đội bóng chuyên nghiệp ở Anh lần đầu tiên đạt mốc 3 tỷ bảng, đứng đầu thế giới.

Những thương vụ hụt đáng tiếc nhất bóng đá Anh

Thứ 7, 08/06/2013 | 10:43
HLV Arsene Wenger thừa nhận sai lầm khi không chiêu mộ Gareth Bale năm 2007, nhưng đây không phải là thương vụ bất thành duy nhất khiến cho các đội bóng phải hối tiếc. Hãy cùng điểm lại 10 vụ chuyển nhượng hụt đáng tiếc nhất của bóng đá Anh từ trước tới nay.
Cùng chuyên mục

Kai Havertz bị tố gian lận ở trận Arsenal đại thắng Bournemouth

Thứ 7, 04/05/2024 | 23:04
Hành vi của Kai Havertz trong trận Arsenal thắng Bournemouth vào tối ngày 4/5 gây nhiều ý kiến trái chiều.

HLV Arteta triệu tập cầu thủ 14 tuổi lên đội một Arsenal

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:12
Trong giai đoạn quyết định cuối mùa giải, HLV Arteta đã tạo ra đôi chút bất ngờ thú vị khi triệu tập cầu thủ tuổi teen Max Dowman lên tập cùng đội 1.

Bị chủ mới đưa vào danh sách thanh lý, Rashford quyết tâm ở lại M.U

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:29
Marcus Rashford bị cho là đã rơi vào "danh sách cần bán" của Sir Jim Ratcliffe, nhưng số 10 sẽ quyết tâm chống lại dự tính này của "ông chủ mới".

Bruno Fernandes cân nhắc rời M.U ngay hè 2024

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:34
Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất của mình, Bruno Fernandes đã có phát biểu bất ngờ khi được hỏi về tương lai.

M.U và Man City chung tay phản đối luật mới của Premier League

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:33
Hai đội bóng thành Manchester được biết là đều đồng lòng bỏ phiếu chống với mong muốn hình thành một quy tắc mới về mặt tài chính của BTC giải Ngoại hạng Anh.