Đề thi Ngữ văn THPT QG: Thí sinh là người chịu thiệt thòi

Đề thi Ngữ văn THPT QG: Thí sinh là người chịu thiệt thòi

Thứ 6, 23/06/2017 | 15:14
0
PGS.TS Phạm Ngọc Trung cũng nhận định với đề thi này thì thí sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, bởi theo như chương trình giảng dạy tại các trường, nó không hề mang tính hàn lâm Quốc gia.

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2017 đang gây nhiều tranh cãi khi xuất hiện từ "thấu cảm", một từ chưa từng có trong từ điển tiếng Việt.

Để tìm hiểu rõ hơn, PV đã có cuộc trò chuyện với thầy giáo Trịnh Quỳnh (một giáo viên dạy văn online nổi tiếng). Thầy Trịnh Quỳnh cho rằng: “Năm nay đề thi căn bản, học sinh làm bài thoải mái. Văn bản đọc hiểu ngắn gọn, dễ hiểu. Vấn đề đọc hiểu và nghị luận xã hội bồi đắp được nhận thức và tình cảm cho học sinh. Câu 1, câu 2 phần đọc hiểu học sinh có thể dễ dàng tìm và trích dẫn câu trả lời trên văn bản.

Đề thi cũng có hướng mở, học sinh được đưa ra những quan điểm nhận xét của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản nghị luận. Tuy nhiên học sinh gặp khó khăn với các từ như “thấu cảm” “mẫn cảm”. Hơn nữa "thấu cảm" không có trong từ điển tiếng Việt. Trong đó thấu nghĩa là đạt đến mức tường tận. Điều này rất khó khăn và thường chỉ dừng ở mức đồng cảm - có những suy nghĩ cảm xúc giống nhau thôi”.

Cũng theo thầy Trịnh Quỳnh, do dung lượng văn bản ngắn gọn nên phần giải thích “trắc ẩn” không được trích dẫn trọn vẹn hay chú thích trong văn bản, nên học sinh mơ hồ về mối quan hệ giữa “trắc ẩn” và "thấu cảm".

Mặt khác, một văn bản ngoài nội dung chính, thì nhan đề hay các thông tin liên quan đến văn bản là một phần quan trọng mà học sinh phải đọc đầu tiên. Văn bản “Thiện, Ác, smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang có lạm dụng các từ ngữ nước ngoài trong khi tiếng Việt có từ ngữ tương ứng và có thể sử dụng từ ngữ tiếng Việt để thay thế.

Đời sống - Đề thi Ngữ văn THPT QG: Thí sinh là người chịu thiệt thòi

 Đề thi môn Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Sách giáo khoa cũng định hướng học sinh: Việc lạm dụng tiếng nước ngoài như thế làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là một lỗi nhỏ nhưng cần lưu ý trong việc lựa chọn văn bản đọc hiểu nhất là văn bản dành cho nhiều đối tượng và có tính chất phạm vi Quốc gia.

Điểm mới của đề thi là đã tích hợp giáo dục phẩm chất nhân cách của học sinh và trách nhiệm của tuổi trẻ với Đất nước. Tuy nhiên cách đặt vấn đề một cách trực tiếp, định hướng một chiều khiến học sinh khó có cơ hội phản biện, vì vậy mang nặng tính tuyên truyền, giáo dục.

Nên ít nhiều các em vẫn buộc phải nói ra những điều khuôn mẫu, trong khi thực tế học sinh vẫn thường xuyên tiếp xúc với những biểu hiện trái chiều tiêu cực trong cuộc sống. Giáo dục trong nhà trường phần nhiều mới dừng ở mức chỉ ra thấu cảm là rất quan trọng, trách nhiệm là vô cùng ý nghĩa mà chưa giúp học sinh có phương pháp, cách thức cụ thể để có được và truyền đi những giá trị sống đó. Có lẽ đa phần giáo viên và học sinh kỳ vọng nhiều hơn về cách thức khai thác vấn đề, con mắt mới trong khám phá một vấn đề đã cũ.

Bàn luận về ý kiến này,  PGS.TS Phạm Ngọc Trung (nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Kỳ thi THPT Quốc gia đang diễn ra, sau khi môn Văn kết thúc buổi thi tôi cũng nghe nhiều ý kiến. Trong đó Văn có câu phân tích đoạn văn về Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang và chỉ ra sự "thấu cảm" (theo tác giả) là gì? Theo tôi “thấu cảm” là một từ ghép, thấu là một sự hiểu biết, thông suốt vấn đề, cảm là sự cảm thông. Những từ ghép như vậy không có trong từ điển của tiếng Việt”.

 PGS.TS Phạm Ngọc Trung cũng nhận định với đề thi này thì thí sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, bởi theo như chương trình giảng dạy tại các trường, nó không hề mang tính hàn lâm Quốc gia.

Xem toàn cảnh về kỳ thi THPT Quốc gia

>> Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

M.Thu

Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Người đàn ông mất ngủ sau khi đào được cục vàng 2,7 tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:30
Cục vàng nặng 2kg mà người đàn ông may mắn tìm được có giá trên thị trường lên tới 2,7 tỷ đồng.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Anh nông dân kiếm 3 tỷ/năm nhờ nuôi con đặc sản “thích nghe nhạc”

Chủ nhật, 05/05/2024 | 07:30
Mô hình chăn nuôi độc lạ này giúp anh Lê Xuân Nam có nguồn thu ổn định 2-3 tỷ đồng mỗi năm.

Loài vật bề ngoài "xấu xí", dù sống môi trường âm 40 độ C vẫn to khổng lồ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 05:50
Tuy có bề ngoài "xấu xí" nhưng loài vật này được coi là "báu vật" của Tây Tạng bởi chúng sở hữu bộ lông ấn tượng và cặp sừng dài, mạnh mẽ.

Đừng đổ nước vo gạo đi, bỏ túi mẹo hay này đến hàng xóm còn tấm tắc khen

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:30
Thay vì đổ bỏ đi một cách lãng phí, hãy bỏ túi mẹo hay sau bạn sẽ bất ngờ trước những hiệu quả mà nước vo gạo mang lại nếu biết tận dụng đúng cách.
     
Nổi bật trong ngày

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Thủ tướng có công điện liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:02
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tp.Long Khánh.

Đừng đổ nước vo gạo đi, bỏ túi mẹo hay này đến hàng xóm còn tấm tắc khen

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:30
Thay vì đổ bỏ đi một cách lãng phí, hãy bỏ túi mẹo hay sau bạn sẽ bất ngờ trước những hiệu quả mà nước vo gạo mang lại nếu biết tận dụng đúng cách.

Kỳ lạ thành phố suốt 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:30
Người dân ở thành phố này hầu như không cần dùng tới ô, áo mưa. Thậm chí nhiều người còn chưa từng nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời mình.

Đầu bếp nhà hàng tiết lộ lý do không nên ướp thịt bò với muối

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:57
Nhiều người có thói quen ướp thịt bò với một chút muối, tuy nhiên theo các đầu bếp đây không phải là cách đúng để chế biến thịt bò.