Đề xuất ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được

Đề xuất ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được "ưu tiên" nới room ngoại

Thứ 4, 29/03/2023 | 15:35
0
Đây là nội dung được đưa ra trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 (Nghị định 01) của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam.

Theo NHNN, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP nhằm rà soát, cập nhật với các quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD cổ phần Việt Nam được quy định tại Luật Các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung) và tại Nghị định 01. Từ đó, sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 01 cho phù hợp với Luật Các TCTD (đã được sửa đổi).

Rà soát cập nhật các quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019,… và quy định tại Nghị định 01. Từ đó nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 01 để đảm bảo các quy định tại Nghị định 01 phù hợp với các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Luật Đầu tư năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019…).

Rà soát các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết có liên quan đến đến việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam, từ đó sửa đổi, bổ sung nội dung Nghị định 01 (nếu thấy cần thiết) đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 01 phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật liên quan, các cam kết quốc tế, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho các TCTD Việt Nam tiếp nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, đổi mới công nghệ… (khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD), góp phần phát triển hệ thống TCTD lành mạnh, đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ quốc gia.

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận chuyển giao

Điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB) vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của TCTD nhận CGBB.

Cụ thể, bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 Nghị định 01 nội dung như sau: "Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc”.

Về lý do bổ sung, NHNN cho biết, tại điểm đ khoản 1 Điều 151e Luật Các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định quyền của bên nhận chuyển giao “được bán, phát hành cổ phần của TCTD nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt”.

Quy định này sẽ tạo điều kiện cho TCTD nhận chuyển giao tăng cường được năng lực tài chính (khi thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài, tăng vốn chủ sở hữu), nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công nghệ.., tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho TCTD được chuyển giao, góp phần thực hiện thành công phương án CGBB, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội.

Theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 NHTMCP nhận chuyển giao tại Phương án CGBB có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%.

Với phương án điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận CGBB vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của TCTD nhận chuyển giao sẽ có 2 NHTMCP (chiếm 3,13% tổng số NHTMCP Việt Nam; 6,59% tổng tài sản của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam; chiếm 5,26% thị phần huy động và 5,49% thị phần cho vay đối với thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam tại thời điểm 30/6/2022).

Qua số liệu nêu trên, việc chấp thuận cho các NHTMCP nhận chuyển giao tăng vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ và không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng không quá lớn đối với toàn bộ hệ thống các NHTMCP Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Từ các lý do nêu trên, NHNN thấy rằng việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.

Ngoài ra, Nghị định chỉ quy định cho phép điều chỉnh tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận chuyển giao; nhưng về điều kiện, trình tự, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD nhận chuyển giao thực hiện như các TCTD khác. Cụ thể, điều kiện để các tổ chức nước ngoài mua cổ phần để có mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của TCTD nhận chuyển giao tương tự như các TCTD khác, đó là tổ chức nước ngoài đó phải được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định trở lên; có nguồn lực tài chính đủ mạnh; việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD Việt Nam, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống các TCTD Việt Nam…Việc mua, bán cổ phần của cổ đông lớn (từ 5% vốn điều lệ trở lên) phải được sự chấp thuận của NHNN theo quy định tại điều 29 Luật các TCTD.

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại NHTMCP

NHNN cho rằng hiện nay chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các TCTD yếu kém và TCTD nhận chuyển giao chưa nên mở rộng ra tất cả các TCTD.

Lý do, Nghị định 01 quy định về tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD Việt Nam hiện nay vẫn đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Đối với TCTD nhận chuyển giao sẽ được tăng tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên tới 49% theo giải pháp để xuất nêu trên.

Đối với TCTD yếu kém, gặp khó khăn: đã được quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 01: “Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 7 của Nghị định 01 đối với từng trường hợp cụ thể".

Đối với NHTMCP khác, chưa nên điều chỉnh tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt giới hạn 30% vốn điều lệ vì theo kế hoạch sẽ có 4 NHTM được CGBB, điều đó có nghĩa trong trường hợp cần thiết Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định ít nhất là 4 NHTM có tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM vượt 30% vốn điều lệ (là TCTD yếu kém). Ngoài ra, với việc điều chỉnh tại điểm 1 nêu trên, có thể có 2 NHTMCP nhận chuyển giao được điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, sẽ có ít nhất là 6 NHTM có thể tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ chiếm tương đương 17,14% số NHTM. Ngoài ra, hiện nay còn có 2 NH liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Qua số liệu này ta thấy rằng, Việt Nam mở cửa lĩnh vực tiền tệ ngân hàng khá là sâu rộng và có sự hiện diện thương mại tương đối nhiều của TCTD nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

Thời gian qua, nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang tiếp tục mở rộng mạng lưới và tăng vốn điều lệ (ví dụ Standard Chartered năm 2021 đã tăng vốn điều lệ từ 4.200 tỷ đồng lên 6.900 tỷ đồng, Ngân hàng UOB Việt Nam tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng). Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng tăng quy mô vốn được cấp (ví dụ: NongHyup – chi nhánh Hà Nội tăng vốn từ 35 triệu USD lên 80 triệu USD, Bank of China – chi nhánh TP HCM tăng vốn từ 80 triệu USD lên 100 triệu USD…).

Hiện nay, có 27/31 NHTMCP đã được niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài (ngoại trừ nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư lớn) dễ dàng rút vốn ra khỏi NHTMCP của Việt Nam khi có biến động lớn về kinh tế trong nước hoặc trên thế giới, sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động như hiện nay.

Thực tế, khoảng 5 năm trở lại đây, đã có hiện tượng một số ngân hàng nước ngoài (chủ yếu từ Châu Âu) dần dần rút vốn đầu tư ra khỏi ngân hàng trong nước, chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng Châu Á từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản. Việc nhà đầu tư nước ngoài (cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược) thoái vốn hoặc chuyển các khoản đầu tư của họ cho cổ đông khác đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể mất đi phần lợi ích từ nhóm khách hàng do nhà đầu tư nước ngoài mang lại (nhóm khách hàng có thể chuyển sang dịch vụ của những tổ chức khác có quan hệ với nhà đầu tư hoặc với TCTD do nhà đầu tư nước ngoài thành lập/tham gia góp vốn).

Ngoài ra, theo cơ chế Ratchet tại hiệp định CPTPP: yêu cầu các nước thành viên không đảo ngược tiến trình tự do hóa, điều đó có nghĩa khi Việt Nam điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt giới hạn 30% vốn điều lệ của NHTMCP, nếu cần thiết Việt Nam không thể điều chỉnh giảm trở lại.

Tuệ Minh

Sửa đổi Thông tư 16: Chưa "cởi trói" cho trái phiếu BĐS, áp lực lên nợ xấu ngân hàng

Thứ 4, 29/03/2023 | 12:00
Dự thảo thông tư của NHNN về việc ngân hàng mua lại TPDN có những quy định rõ ràng hơn, tuy nhiên chưa có nhiều tác động "cởi trói", giúp DN phát hành dễ thở hơn.

Những ngành sẽ được hưởng lợi khi lãi suất ngân hàng giảm mạnh

Thứ 3, 28/03/2023 | 14:00
Chuyên gia cho rằng, khi lãi suất của ngân hàng hạ một số ngành như bất động sản, những nhóm ngành về đầu tư, về năng lượng... sẽ được hưởng lợi.

Nhiều thay đổi trong quy định ngân hàng mua bán trái phiếu doanh nghiệp

Thứ 3, 28/03/2023 | 06:00
Theo NHNN, hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD tiềm ẩn rủi ro về năng lực tài chính của DN phát hành, cơ chế kiếm tra giám sát việc sử dụng vốn…
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử để ngăn vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp Chức năng cảnh báo sử dụng Hóa đơn điện tử để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.