Điều bất ngờ với Nga từ S-400: Thổ Nhĩ Kỳ “quay lưng” chuyển S-400 cho Mỹ nghiên cứu?

Điều bất ngờ với Nga từ S-400: Thổ Nhĩ Kỳ “quay lưng” chuyển S-400 cho Mỹ nghiên cứu?

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 19/11/2019 | 20:30
1
Washington và Ankara bắt đầu thiết lập cơ chế chung để xác định tác động của S-400 với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Erdogan Ibrahim Kalin cho hay.

Theo Bulgarianmilitary, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định từ bỏ các hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ đã mua S-400 và nhận được lô vũ khí này đầu tiên hồi giữa năm 2019 và sẽ tiếp tục nhận vũ khí này.

Trong cuộc họp giữa 2 Tổng thống, ông Erdogan tuyên bố rằng cơ hội Thổ Nhĩ Kỳ mua loại vũ khí tương tự S-400 từ Mỹ, Patriot hiện vẫn còn.

Các quốc gia thành viên của NATO và Mỹ tỏ ra lo ngại nghiêm trọng với S-400 của Nga. Một trong những lý do khiến Mỹ và NATO cương quyết phản đối Ankara mua vũ khí này của Nga là bởi lý do cho rằng S-400 không tương thích với các thiết bị quân sự hiện có của NATO.

Tiêu điểm - Điều bất ngờ với Nga từ S-400: Thổ Nhĩ Kỳ “quay lưng” chuyển S-400 cho Mỹ nghiên cứu?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định từ bỏ các hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Tuy nhiên, Mỹ còn lo ngại rằng có thể S-400 của Nga sẽ làm lộ bí mật công nghệ tàng hình của Mỹ và khiến máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ bị tổn hại.

Vậy nhưng theo tuyên bố của cố vấn đặc biệt của Tổng thống Erdogan Ibrahim Kalin: Washington và Ankara bắt đầu thiết lập cơ chế chung để xác định tác động của S-400 với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Ibrahim Kalin không nêu rõ cơ chế chung ở đây là gì và các chuyên gia giữa hai nước sẽ làm gì với S-400.

S-400 của Nga được mệnh danh là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất từng được tạp chí The Economist của Mỹ và một số tổ chức quốc tế gọi là một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới.

Điều ấn tượng trong thiết kế của S-400 nằm ở hệ thống radar có khả năng xác định vị trí của bất kỳ loại máy bay và tên lửa nào, thậm chí là máy bay tàng hình.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tuyên bố chính thức nào từ Nga trước tuyên bố của ông Ibrahim Kalin.

Nếu tuyên bố của ông Ibrahim Kalin là sự thực và có cơ chế chung được thiết lập giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đánh giá tác động của S-400 với F-35, điều này có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Moscow và Ankara.

Theo dữ liệu không chính thức, hệ thống phòng không S-500 có thể cũng có radar tương tự như S-400 trong việc xác định mục tiêu nhưng được cải tiến thêm. Nếu Mỹ làm sáng tỏ bí mật của S-400, không rõ những cải tiến của S-500 có còn khả năng để phòng thủ tốt nữa hay không.

Trước đó, tờ Bulgarianmilitary từng đăng tải bài viết với nội dung rằng Mỹ nên mua ít nhất một hệ thống S-400 của Nga để khám phá bí mật của thứ vũ khí này và tìm ra hướng bảo vệ tốt hơn cho F-22 và F-35 của mình.

Tuy nhiên, điều này có thể sẽ không còn cần thiết nếu Washington và Ankara quyết định hợp tác để đánh giá tác động của S-400 với F-35 của Mỹ.

S-400 là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến được đưa vào hoạt động hồi năm 2007. Vũ khí này được thiết kế để phá hủy máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng chống lại các mục tiêu mặt đất. Tổ hợp S-400 có tầm hoạt động và tấn công mục tiêu ở cự ly 400km và ở độ cao tới 30km.

Theo Giáo sư David Stupples của đại học London, hệ thống radar của S-400 có thể nhìn thấu F-35 của Mỹ ở mọi cấu hình bay của máy bay.

 

Chiến sự Syria: Bất ngờ trỗi dậy, đột kích vào cứ điểm của quân đội Syria, khủng bố bị máy bay chiến đấu Nga đánh tan tác

Thứ 3, 19/11/2019 | 11:48
IS lợi dụng sự mất cảnh giác của quân đội Syria trong khu vực Palmyra, đột kích tấn công chớp nhoáng trước khi không quân Syria và Nga “vào cuộc” đáp trả. Tuy nhiên, khủng bố bị máy bay chiến đấu của Nga đuổi ra khỏi khu vực và chịu tổn thất lớn về người và tài sản.

Bí mật bất ngờ trong kho vũ khí lớn của khủng bố mới được phát hiện ở Quneitra, Syria

Thứ 2, 18/11/2019 | 14:06
Trong kho vũ khí, đạn dược mà khủng bố để lại ở Tây Nam Damascus và Bắc ngoại ô Quneitra có nhiều loại súng, mìn, lựu đạn. Điều bất ngờ nằm trong nguồn gốc của các loại vũ khí này.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.