Du lịch một cách thông minh

Du lịch một cách thông minh

Chủ nhật, 02/06/2013 | 08:10
0
Mùa du lịch hè đã bắt đầu và cái điệp khúc “chặt chém” cũng lại bắt đầu. Chặt chém dường như là một tất yếu, là một định mệnh mà chúng ta chưa thể rũ bỏ.

Chúng ta thường cười nhạo những người ngây thơ mới tin rằng, một ngày nào đó vì lương tâm cắn rứt mà người bán sẽ không còn "chặt chém". Và chúng ta cũng không bao giờ “dại dột” đẩy hết trách nhiệm xử lý nạn "chặt chém" cho các cơ quan chức năng. Bởi đó là điều không tưởng và  sẽ chẳng có cơ sở pháp lý nào quy định người bán không được “quát” giá cao như kỳ vọng của họ. Khi bị "chặt chém", chúng ta luôn ứng xử một cách khôn ngoan là “một sự nhịn là chín sự lành”, “ngậm bồ hòn làm ngọt” và kết luận một cách thông thái rằng: Của đi thay người.

Lạ & Cười - Du lịch một cách thông minh

Phía bên kia “chiến tuyến”, những người bán luôn luôn có một niềm tin kiên định rằng, họ có quyền "chặt chém". Vì rằng: “Cả năm mới làm dịch vụ được có vài tháng”, “đông người nên lương thực thiếu, chỗ ở chật, phục vụ nhiều, giá cao, mong các bác thông cảm chi thêm tiền”, hoặc tệ hơn: “Tôi có nhờ các vị đến ăn đến ở đâu, giá chung nó thế, mau chi tiền”. Đến nước đó thì cãi nhau chỉ mua thêm bực mình, người mua hoặc nặn ví mà trả, hoặc thôi không du lịch nữa.

Thế nhưng, đôi năm gần đây mọi việc đã khác rồi, những người bán hàng lật lọng, "chặt chém", tham lam, hãy coi chừng bị rơi vào “danh sách đen”. Những “danh sách đen” này được lập bởi những người từng trải nghiệm hoặc nghe người khác phản ánh một cách tin cậy rồi đưa thông tin lên mạng internet. Những người du lịch một cách thông minh đều biết rằng, trước khi đến một khu du lịch cụ thể thì người ta sẽ lên mạng tìm kiếm cập nhật thông tin thông qua các diễn đàn du lịch. Đương nhiên, những nhà hàng nằm trong “danh sách đen” sẽ được khách du lịch rất nhớ để… không bao giờ đến. Cách đối phó với nạn "chặt chém" này thực ra không có gì mới lạ, bởi những vị du khách “tây ba lô” đã làm từ hàng thập kỷ trước rồi. Họ cũng thu thập thông tin, chia sẻ cho nhau rồi đúc kết thành sách, mỗi cuốn sách được xuất bản bởi nhà xuất bản có uy tín thường có “giá trị sử dụng” từ 20 đến 25 năm. Có người sẽ hỏi, tại sao người ta lại làm được như thế? Câu trả lời rất đơn giản, người viết sách căn cứ trên chính uy tín của người bán hàng. Họ coi như giá cả qua hàng năm không thay đổi, và cộng thêm vào vài phần trăm do tiền lạm phát. Giá cả không đổi một cách thất thường là biểu hiện hùng hồn của sự uy tín trên khắp thế giới này.

Với việc gạn lọc, tích lũy và chia sẻ thông tin về những cơ sở du lịch uy tín, chính những du khách thông minh đã làm trong sạch môi trường du lịch và kích thích phát triển ngành du lịch. Vậy nên, chúng ta đừng ngạc nhiên khi ở những nước có ngành du lịch phát triển lại có nhiều du khách thông minh đến vậy. Chúng ta cũng nên học họ, ngay từ mùa du lịch năm nay, trước khi đến một khu du lịch nào đấy, hãy tìm hiểu thông tin, lọc cho mình những cơ sở du lịch uy tín, tẩy chay những cơ sở du lịch, người bán có "truyền thống chặt chém". Việc làm đó là vì lợi ích của mình và cũng vì lợi ích chung của ngành du lịch nước nhà.

Hãy du lịch một cách thông minh!

Theo Quân đội nhân dân

Khách du lịch hoảng sợ trước 1001 chiêu 'chặt chém'

Thứ 6, 03/05/2013 | 14:51
Dư luận trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 lại nóng với chuyện "chặt chém" du khách tại những điểm du lịch. Chuyện ba du khách Pháp bị tài xế taxi, nhân viên khách sạn trên phố cổ Hà Nội lừa đảo, dọa giết, hay một du khách đi xích lô 1,5km phải trả 1,3 triệu đồng... chỉ là giọt nước tràn ly khi nạn "chặt chém" đã được gọi thành quốc nạn.

Cư dân Vũng Tàu bày kinh nghiệm chống 'chặt chém'

Thứ 6, 26/04/2013 | 10:43
Là cư dân của TP biển Vũng Tàu, tôi rất xấu hổ trước việc du khách đến Vũng Tàu bị “chặt chém” vô tội vạ trong các ngày lễ lớn.

Lễ, tết ở Hà Nội: Căng dây là tha hồ "chặt, chém"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Theo thông lệ, cứ mỗi dịp vào các ngày lễ, Tết, người dân Hà Nội luôn phải trả tiền trên quy định khi gửi xe nơi công cộng. Điều đáng nói, mặc dù tình trạng này đã tồn tại từ lâu nhưng các cơ quan chức năng vẫn không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Dịch vụ ăn theo mùa thi ra sức "chặt, chém"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Vào mùa thi Đại học, cao đẳng các loại dịch vụ như xe ôm, cơm nước... đều tranh thủ "chặt, chém", tăng giá chóng mặt.

Chèo kéo, chặt chém khách du lịch phải bị xử lý hình sự

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Một số ý kiến cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính đối với hành vi "bắt chẹt" khách du lịch sẽ khiến các đối tượng này bị "nhờn thuốc"

Xe cứu thương hoạt động bát nháo, chặt chém khách

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Hàng chục xe cứu thương tranh dành bệnh nhân, móc túi, chặt chém thân nhân người bệnh đang diễn ra công khai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.