Căng thẳng biên giới: Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử

Căng thẳng biên giới: Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử "khống chế" Ấn Độ?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 08/08/2017 | 18:18
0
Với sự kiên nhẫn gần như vô hạn của mình, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục chiến lược đe dọa ở biên giới để hạ thấp ý chí của Ấn Độ một cách từ từ trước khi có hành động mới.

Chiến lược "mèo vờn"...

Một chuyên gia quốc phòng của Ấn Độ hôm 7/8  nói rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục đe dọa Ấn Độ về vấn đề biên giới, vì điều này mang đến tác dụng nâng cao tinh thần trong dân chúng.

Phát biểu với ANI, chuyên gia quốc phòng Praful Bakshi nói: “Trung Quốc biết điều này sẽ mang lại cho họ lợi ích. Họ muốn nâng cao tinh thần bằng cách dùng New Delhi để chứng minh cho công chúng thấy rằng, sẽ không cho phép bất cứ ai tấn công hoặc chia rẽ Trung Quốc”.

Tiêu điểm - Căng thẳng biên giới: Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử 'khống chế' Ấn Độ?

Trung Quốc muốn dùng diễn biến căng thẳng với Ấn Độ để nâng cao tinh thần trong nước? (Ảnh minh họa)

Một chuyên gia về quốc phòng khác của Ấn Độ chỉ ra, Trung Quốc hoàn toàn bị bất ngờ bởi lập trường mạnh mẽ của New Delhi khi phản ứng trước sự hung hăng của Bắc Kinh.

“Trung Quốc hiểu rõ, quân đội Ấn Độ là đối thủ chí tử của họ. Vì vậy, trên cơ sở này, họ chuyển sang thực hiện nhiều loại hình đe dọa, giống như kiểu dằn mặt”, chuyên gia Sehgal cho biết.

Phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Thủ tướng Narendra Modi rằng New Delhi không nên dấn thân vào một “cuộc xung đột liều lĩnh” với Trung Quốc, khi PLA đang hoàn thiện năng lực trấn áp Ấn Độ ở khu vực biên giới.

Mô tả sức mạnh quân sự của Ấn Độ là bị Trung Quốc “bỏ lại đằng sau”, Global Times khẳng định, nếu hai tháng dài căng thẳng leo thang đến một cuộc xung đột quân sự thì đó sẽ là một cuộc chiến tranh với một kết quả rõ ràng, bởi PLA đã chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cần phải hiểu PLA áp đảo về hỏa lực và hậu cần.

Bài xã luận thậm chí còn công kích Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley khi ông tự tin nhận xét, cuộc chiến năm 2017 sẽ khác với những gì diễn ra năm 1962, khi Trung Quốc là bên thắng cuộc.

Theo bình luận viên Bikram Vohra của tờ First Post, trong hai tháng leo thang vừa qua, Trung Quốc đã dựa vào chiến lược trong binh pháp Tôn Tử làm kim chỉ nam hành động.

Theo đó, chiến lược "mèo vờn chuột" của Bắc Kinh được thiết kế để gây rối tâm trí của New Delhi, buộc Ấn Độ sẽ là bên không chịu đựng được phải triển khai quân sự trước, trong khi Trung Quốc ra vẻ nhẫn nại để được tiếng là bên chủ trương hòa bình.

Hai tháng là quãng thời gian đủ để Trung Quốc quan sát thấy những điểm mạnh của Ấn Độ, nắm được cảm nhận của Ấn Độ về sức mạnh chính trị, quân sự của Bắc Kinh. Đồng thời sử dụng các động thái khác nhau để thu về thông tin tình báo mặt đất quý giá trên chiến trường biên giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc có ý đồ dẫn dắt Ấn Độ theo ý muốn của mình nhằm xem sự kiên nhẫn của New Delhi đến đâu.

Đòn thử nghiệm này hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc, khi nước này có thể thực hiện mà không tổn thất một binh lính hay viên đạn nào. Bắc Kinh có nhiều thời gian và không vội vàng.

Với sự kiên nhẫn vô hạn của mình, “con rồng” Trung Quốc được cho là có thể bất ngờ rút về “hang động” của mình rồi lại “khè lửa” vào một ngày khác để dần dần hạ thấp ý chí của Ấn Độ xuống mức thấp nhất, trước khi ra tay.

Trung Quốc tả xung hữu đột trên nhiều mặt trận

Tiêu điểm - Căng thẳng biên giới: Trung Quốc dùng Binh pháp Tôn Tử 'khống chế' Ấn Độ? (Hình 2).

Tin tặc Trung Quốc được cho là có thể len lỏi sâu vào hệ thống cơ sở hạ tầng của Ấn Độ. (Ảnh minh họa)

Hầu hết người dân Ấn Độ nhận thức rằng, mâu thuẫn với Trung Quốc chỉ diễn ra trên lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, trên thực tế Bắc Kinh đang âm thầm tiến hành mục đích của mình trên nhiều mặt trận khác.

Dù căng thẳng đang diễn ra, hơn một tỷ người Ấn Độ không hề quan tâm đến việc tẩy chay hàng hóa “Made in China". Do đó, Trung Quốc hiểu, nền công nghiệp sản xuất toàn cầu của nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Điều này cho thấy, Trung Quốc sẽ có không gặp phải khó khăn nào trong việc nâng cao yêu sách của mình.

Gần đây có một số tin đồn nghi ngờ thiết bị máy tính của Trung Quốc bán cho các đơn vị quân đội của Ấn Độ đã được cài sẵn mã độc.

Những thiết bị này sẽ vẫn hoạt động bình thường cho đến khi mã độc được kích hoạt từ xa, gây ra những nguy cơ tiềm ẩn lớn về bảo mật.

Truyền thông Ấn Độ còn lo ngại với việc các thiết bị điện tử của Trung Quốc tràn ngập trong mọi lĩnh vực ở quốc gia này, các hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như giao thông, hệ thống điện, nước có thể bị Bắc Kinh kiểm soát và gây rối loạn.

Ấn Độ hiện có kế hoạch mua sắm cho lực lượng vũ trang với ngân sách hàng năm lên tới 53 tỷ USD. New Delhi được cho là sẽ cẩn trọng sàng lọc trong các giao dịch của mình.

Đặc biệt khi quân đội nước này tìm hiểu các mặt hàng có giá trị cao như  hệ thống máy tính chỉ huy, tàu thuyền, xe tăng hoặc máy bay có xuất xứ hoặc liên quan đến Trung Quốc.

Chuyên gia: Trung Quốc hiểu đối đầu với Ấn Độ sẽ chỉ lĩnh hậu quả

Thứ 6, 04/08/2017 | 17:05
Sự cứng rắn thái quá của Bắc Kinh đang đẩy Ấn Độ ra xa hơn và có thể biến quốc gia Nam Á trở thành kẻ thù.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.