Fed sẽ siết chặt chính sách, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm

Fed sẽ siết chặt chính sách, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm

Thứ 6, 07/01/2022 | 14:02
0
Fed hiện đang chia thành 2 nhóm, gồm “nhóm những người muốn thắt chặt chính sách, và nhóm những người muốn thắt chặt chính sách nhanh hơn nữa”.

Tình trạng lạm phát cao dai dẳng khiến ngay cả những nhà hoạch định chính sách ôn hòa nhất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng đồng ý rằng Ngân hàng Trung ương sẽ cần phải thắt chặt chính sách ngay trong năm nay. Cuộc tranh luận giữa họ giờ đây không còn là về việc có siết chính sách hay không, mà là về vấn đề khi nào, Reuters đưa tin.

Fed “đảo chiều” quan điểm

Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard, hôm 6/1 cho biết, Fed có thể tăng lãi suất ngay từ tháng 3, và Fed hiện đang ở "vị thế tốt" để thực hiện các bước chống lạm phát mạnh mẽ hơn, nếu cần.

Chủ tịch Fed San Francisco, Mary Daly, một nhà hoạch định chính sách với quan điểm “bồ câu” từ lâu luôn là đối trọng với quan điểm “diều hâu” của Bullard, tại một sự kiện khác, đã tái khẳng định kỳ vọng của mình về việc tăng lãi suất trong năm nay. Đồng thời, bà cũng cảnh báo rằng việc siết chặt chính sách quá mức có thể gây hại cho thị trường việc làm.

Còn Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, đầu tuần này cho biết, ông dự kiến sẽ có 2 đợt tăng lãi suất trong năm nay. Quan điểm hiện tại của vị quan chức Fed này cũng trái ngược hoàn toàn với quan điểm của chính ông hồi trước. Trước đây, Kashkari cho rằng Fed sẽ không tăng lãi suất cho đến năm 2024.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed hiện đang chia thành 2 nhóm, gồm “nhóm những người muốn thắt chặt chính sách và nhóm những người muốn thắt chặt chính sách nhanh hơn nữa”, Bill Nelson, người từng là chuyên gia kinh tế tại Fed, và hiện là nhà kinh tế trưởng tại Viện Chính sách Ngân hàng, cho biết. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nằm trong nhóm đầu tiên, Nelson cho biết thêm.

Đó là một sự thay đổi lớn so với tình hình chỉ vài tháng trước, khi các nhà hoạch định chính sách của Fed được chia thành 3 nhóm, gồm nhóm những người ủng hộ việc siết chặt chính sách nhanh hơn, nhóm những người muốn một cách tiếp cận chậm hơn, và nhóm những người không ủng hộ các đợt nâng lãi suất trong năm nay hoặc thậm chí vài năm nữa.

Thế giới - Fed sẽ siết chặt chính sách, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm

James Bullard, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh St. Louis. Ảnh: WSJ

Nhưng lạm phát đang cao hơn gấp đôi so với mức mục tiêu của Fed (2%) và Fed đang chứng kiến sự lung lay trong niềm tin rằng hàng triệu công nhân thất nghiệp do Covid-19 sẽ nhanh chóng quay trở lại lực lượng lao động, và rằng những hạn chế của chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng lên sẽ sớm giảm bớt.

Vì vậy, thay vì kiên nhẫn chờ đợi, Fed đã đưa ra tín hiệu sẵn sàng hành động.

Cần thận trọng với mỗi bước đi

Tháng trước, lãnh đạo các chi nhánh của Fed đã đồng ý kết thúc chương trình mua tài sản vào tháng 3 và dự kiến sẽ có ít nhất 3 đợt tăng lãi suất trong năm nay.

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 được công bố hôm 5/1 cho thấy, một số nhà hoạch định chính sách của Fed muốn tiến hành siết chặt chính sách nhanh hơn nữa, bao gồm cả việc thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 8 nghìn tỷ USD của Fed.

Tuy việc giảm bảng cân đối kế toán bằng cách không tái đầu tư chứng khoán đáo hạn được đưa ra thảo luận, nhưng không có quyết định nào về thời điểm được đưa ra, Bloomberg cho biết.

Hôm 6/1, Bullard cho biết ông và các đồng nghiệp của mình tại Fed đã rất ngạc nhiên về mức độ lan rộng của lạm phát và đã tính đến trường hợp phải thực hiện những động thái tích cực hơn để chống lại lạm phát.

"Sẽ hợp lý nếu bắt đầu sớm hơn, vì vậy, dựa trên dữ liệu mà chúng tôi có đến hôm nay, tôi cho rằng khả năng chắc chắn là tháng 3" (Fed sẽ hành động), Bullard nói với các phóng viên sau buổi tọa đàm tại Hiệp hội Phân tích Đầu tư Tài chính (CFA) của St. Louis.

"Các đợt nâng lãi suất tiếp theo trong năm 2022 có thể được tiến hành nhanh hay chậm hơn tùy thuộc vào diễn biến của lạm phát", ông nói.

Bullard cũng cho biết thêm rằng, Fed "đang ở vị thế tốt để thực hiện các bước bổ sung khi cần thiết để kiểm soát lạm phát, bao gồm thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán, tăng lãi suất chính sách và điều chỉnh thời gian và tốc độ tăng lãi suất chính sách tiếp theo".

Phát biểu tại một sự kiện của Ngân hàng Trung ương Ireland, Daly cho rằng Fed nên tăng lãi suất trong năm nay. Nhưng bà cũng cảnh báo: “Nếu chúng ta hành động quá quyết liệt để kiềm chế lạm phát cao gây ra bởi sự mất cân bằng cung - cầu, chúng ta sẽ không thực sự làm được nhiều điều để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng. Nhưng chúng ta sẽ hoàn toàn thu hẹp nền kinh tế về khía cạnh rằng sẽ có ít việc làm hơn”.

Thế giới - Fed sẽ siết chặt chính sách, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm (Hình 2).

Mary Daly, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh San Francisco. Ảnh: InStyle

Với lãi suất thấp như hiện tại - mức gần 0 mà Fed đã giữ kể từ tháng 3/2020 – “việc tăng lãi suất lên một chút không giống như hạn chế nền kinh tế”, bà cho biết.

Daly ủng hộ việc tăng tốc quá trình rút lại gói kích thích kinh tế, nhưng không đưa ra ý kiến về việc thu hẹp bảng cân đối kế toán sau đó.

“Việc giảm bảng cân đối kế toán lại là chuyện khác, vì bước đi này sẽ chỉ diễn ra sau khi chúng tôi đã bắt đầu bình thường hóa lãi suất liên bang”, Daly cho biết.

Minh Đức (Theo Reuters, Bloomberg)

Omicron - Lạm phát: Biến cố xoay trục chính sách của các ngân hàng trung ương

Thứ 7, 18/12/2021 | 06:30
Với những rủi ro, bất định mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế và lạm phát trở thành chủ đề nóng nhất, nhiều Ngân hàng Trung ương đã đưa ra quyết định của mình.

Lạm phát có khiến Fed hành động nhanh hơn?

Thứ 5, 02/12/2021 | 13:13
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải tính đến tác động của biến thể mới Omicron khi họ quyết định cách siết chặt chính sách tiền tệ của mình.

Lạm phát thách thức chính sách của Fed

Thứ 2, 22/11/2021 | 07:30
Có ý kiến cho rằng Fed có thể cần phải cân nhắc đẩy nhanh quá trình rút lại các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ đang tăng cao.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.