Gánh nặng chi phí “kéo ghì” lợi nhuận của doanh nghiệp ngành dệt may

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 10/02/2023 | 09:00
0
Ngành dệt may thắng lớn với đơn hàng dồi dào vào 6 tháng đầu năm, song tình thế nhanh chóng xấu đi vào nửa cuối năm, đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp.

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm 2022. Sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may đã từng bước phục hồi. Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2022 của cả nước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2021.

Song, tại thời điểm quý III/2022, ngành dệt may dần bước vào thời gian khó khăn do lạm phát không ngừng tăng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm. Đến quý IV - vốn là cao điểm sản xuất nhưng đơn hàng giảm sâu theo chiều thẳng đứng khiến các nhà máy hoạt động cầm chừng. Khó khăn này đã bộc lộ rõ ở kết quả kinh doanh quý cuối cùng trong năm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

Lợi nhuận phân hoá

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của nhóm doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán cũng ghi nhận sự phân hóa lớn và không còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng như trước đó.

Là doanh nghiệp đầu ngành, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex; mã: VGT) bất ngờ ghi nhận khoản lỗ hơn 5 tỷ đồng trong quý IV/2022. Đây cũng là quý thua lỗ đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2014 đến nay. Lũy kế cả năm 2022, Vinatex vẫn có lãi hơn 1.000 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ nhờ khoản lãi lớn trong nửa đầu năm.

Lãnh đạo Vinatex lý giải kết quả thua lỗ này là do ảnh hưởng từ chính sách zero Covid của Trung Quốc dẫn đến nhu cầu của một số thị trường giảm vào thời điểm cuối năm, từ đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và giá hàng tồn kho sợi. Các công ty sợi thành viên của tập đoàn đã phải trích đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho để phù hợp với giá thị trường. 

Tương tự, Dệt may Garmex Sài Gòn (mã: GMC) cũng chịu lỗ sau thuế quý IV/2022 ở mức 59 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 35 tỷ đồng.

Theo giải trình, công ty đã phải ngừng sản xuất ở một số nhà máy từ giữa tháng 8 để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ. Cả năm 2022, Garmex Sài Gòn lỗ ròng gần 66 tỷ đồng - ghi nhận năm đầu tiên thua lỗ từ khi niêm yết.

Gilimex (mã: GIL) ghi nhận với doanh thu thuần quý IV giảm 81%, chỉ đạt gần 262 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt gần 1.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 92%, thu về chưa đến 10 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, Gilimex ghi nhận doanh thu đạt 3.167 tỷ đồng giảm 24%, song lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 9% so với cùng kỳ đạt 361 tỷ đồng nhờ đóng góp từ hai quý đầu năm.

Sợi Thế Kỷ (mã: STK) báo doanh thu thuần đạt 430 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước do thị trường tiêu thụ chậm nên doanh số bán thấp hơn. Các chi phí khác không có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên, doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng 43 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều doanh nghiệp có tiếng trong ngành như May Sông Hồng (mã: MSH), Everpia (EVE) cũng lần lượt ghi nhận lãi quý IV giảm khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước lần lượt đạt 55 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.

Hồ sơ doanh nghiệp - Gánh nặng chi phí “kéo ghì” lợi nhuận của doanh nghiệp ngành dệt may

Ngành dệt may thắng lớn với đơn hàng dồi dào vào 6 tháng đầu năm, song tình thế nhanh chóng xấu đi vào nửa cuối năm, đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp.

Ở chiều ngược lại, có 4 doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng dương lên đến 2 thậm chí 3 chữ số. Trong đó, Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã: TCM) gây ấn tượng khi lợi nhuận sau thuế quý IV đạt 60 tỷ đồng, mức tăng trưởng gần 140% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2022, Dệt may Thành Công ghi nhận 281 tỷ đồng lợi nhuận tăng 95%.

Tổng CTCP Phong Phú (mã PPH) là doanh nghiệp có lãi lớn nhất về con số tuyệt đối. Cụ thể, lãi sau thuế đạt tới 99 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước ghi nhận 44 tỷ đồng tương ứng tăng 125% so với quý IV/2021.

Lũy kế năm 2022, Phong Phú báo lãi kỷ lục từ khi hoạt động 486 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này đặt kế hoạch lãi sau thuế 377 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã vượt 30% kế hoạch đề ra.

Một doanh nghiệp dệt may khác cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2022 là May Việt Tiến (mã: VGG). Dù giảm 14% lợi nhuận so với cùng kỳ trong quý IV, song công ty vẫn hoàn thành và vượt xa chỉ tiêu lãi trước thuế 150 tỷ đồng cả năm. Công ty đạt mức lợi nhuận trước thuế 218 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Nhiều thách thức trong năm 2023

Nhờ tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và tăng đáp ứng quy tắc xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại FTA, kết quả xuất khẩu hàng dệt may có sự tăng trưởng trong năm 2022.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức khi phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào, giá nhân công lao động và suy thoái kinh tế. Đáng lưu ý, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đẩy nhu cầu suy giảm trên cả thị trường trong nước lẫn các nước nhập khẩu lớn: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Báo cáo của khoán VNDirect nhận định nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm vào năm 2023.

Các chuyên gia của VNDirect chỉ ra rằng, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm kể từ tháng 7 năm ngoái do lượng hàng tồn kho tăng cao tại các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Adidas, Nike,... Bên cạnh đó, dữ liệu từ thị trường Mỹ vẫn cho thấy mức tồn kho mặt hàng dệt may dự kiến sẽ kéo dài đến quý II/2023.

Mặc dù nhiều thách thức, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng cao hơn mức đạt kỷ lục của năm 2022. Cụ thể ngành hàng đặt ra hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47 - 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD, tức vẫn cao hơn mức hơn 44 tỷ USD của năm 2022.

Trong điều kiện kịch bản thuận lợi, những bất ổn từ thị trường thế giới có thể được kiểm soát, ngành may mặc dự báo hết quý I/2023 mọi việc sẽ phục hồi. Vì vậy, kịch bản 47-48 tỷ USD có thể thành hiện thực. Tuy nhiên, kịch bản 2 ít thuận lợi khi thị trường phục hồi vào nửa cuối năm 2023 – mức độ tăng trưởng vào khoảng 4,5% và cán mức ở mức 45 tỷ USD.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), cơ sở để đặt ra tham vọng này là thông tin về các hiệp định thương mại là động lực thúc đẩy chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng.

Đơn cử như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm cho các nước đạo Hồi với tỷ trọng nhỏ, nhưng đến nay, doanh nghiệp đang cung cấp hàng cho thị trường này rất lớn, họ chuyển dịch một phần đơn hàng từ các nước Banglades, Myanma sang.

Ngoài ra, dệt may việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước. Theo thống kê sơ bộ của Vitas, hiện dệt may đã nội địa hóa được khoảng 49%, thời gian 2023-2025 tới đây, dự kiến con số này sẽ được nâng lên mức 51-55%.

Một năm buồn của ngành thép Việt

Chủ nhật, 05/02/2023 | 08:30
Từ những doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen,... đến những doanh nghiệp nhỏ hơn, năm 2022 có thể được coi là năm kinh doanh “bết bát” của ngành thép Việt.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam lần đầu báo lỗ

Chủ nhật, 05/02/2023 | 08:00
Vinatex ghi nhận kết quả lao dốc trong quý IV/2022 khi doanh số giảm và các chi phí tăng cao, khiến tập đoàn đầu ngành dệt may lần đầu thua lỗ sau khi cổ phần hoá.

Dệt may Garmex Sài Gòn lần đầu báo lỗ, doanh thu rớt mốc nghìn tỷ

Thứ 6, 27/01/2023 | 18:42
Năm 2022, Garmex Sài Gòn báo doanh thu giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua và cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp thua lỗ kể từ khi niêm yết.

Một doanh nghiệp dệt may báo lãi quý IV/2022 gấp 10 lần cùng kỳ

Thứ 2, 23/01/2023 | 12:01
Bất chấp khó khăn chung của ngành dệt may, May mặc Bình Dương bất ngờ báo lãi 86 tỷ đồng trong quý IV/2022 - gấp 10 lần cùng kỳ.

[E] Ngành dệt may Việt Nam phải đi bằng chính đôi chân của mình

Thứ 4, 12/10/2022 | 11:00
Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp dệt may luôn biết điểm đi về đâu, cần thay đổi thế nào để giữ sự ổn định và phát triển bền vững.
Cùng tác giả

Gửi 42.600 tỷ đồng ở ngân hàng, PV Gas mang về 436 tỷ đồng tiền lãi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:39
Hơn 46% tài sản của PV Gas nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với 42.613 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận lượng tiền nắm giữ cao kỷ lục của DN.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Sông Ba “khai tử” dự án thủy điện Krông H’Năng 2

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:06
Sau 15 năm được cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư, dự án này vẫn chưa thể thực hiện nên doanh nghiệp quyết định "khai tử".

Gửi 42.600 tỷ đồng ở ngân hàng, PV Gas mang về 436 tỷ đồng tiền lãi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:39
Hơn 46% tài sản của PV Gas nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với 42.613 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận lượng tiền nắm giữ cao kỷ lục của DN.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều chủ doanh nghiệp nợ thuế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:00
Cục Thuế tỉnh An Giang đã ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang nợ thuế trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hồ Nam: Bamboo Capital đã chuẩn bị cho chuyển giao thế hệ

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:38
Theo ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT BCG, việc ông từ nhiệm không phải rời đi mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một cương vị mới.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều chủ doanh nghiệp nợ thuế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:00
Cục Thuế tỉnh An Giang đã ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang nợ thuế trên địa bàn.

Lai Châu phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm đạt 3.000 ha

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:45
Lai Châu đề ra mục tiêu phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm Lai Châu trên địa bàn đạt khoảng 3.000 ha.