Hải quân Mỹ và thuyết 'xoay trục' về châu Á - Thái Bình Dương

Hải quân Mỹ và thuyết 'xoay trục' về châu Á - Thái Bình Dương

Thứ 3, 23/04/2013 | 13:32
0
Hải quân Mỹ từ lâu vẫn được xem là có "đội ngũ tàu" hùng hậu trên đại dương. Và mối quan tâm của lực lượng hải quân Mỹ tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.

Tàu USS Freedom đến Singapore

Chiếc tàu chiến USS Freedom, con tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế chỉ dành để chiến đấu ở sát bờ biển (tuần duyên hạm LCS), đã vào căn cứ hải quân Changi của Singapore vào ngày 18/4 trong một lệnh điều động. Tàu USS Freedom đến Singapore để tham gia vào triển lãm an ninh hàng hải quốc tế tại Singapore và sẽ cập vào một số cảng khác thuộc các nước trong khu vực.

Tàu sẽ gia nhập hạm đội 7 của Hải quân Mỹ vốn phụ trách 124 triệu km2 trên vùng biển Thái Bình Dương. Đội hình trên chiến hạm này chỉ chở chưa tới 100 binh sỹ, ít hơn nhiều so với các tàu chiến khác. Tuy nhiên, năng lực chiến đấu của nó gần như ngang bằng với các tàu chiến của các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Thiết kế mô-đun của tàu này cho phép nó có thể phù hợp với mọi yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình triển khai hoạt động. Tốc độ tối đa của tàu đạt tới vận tốc hơn 40 hải lý/giờ.

Tàu USS Freedom, với chiều dài 115m, theo dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2008, tuy nhiên, nó đã phải mất hai năm mới có thể rời khỏi xưởng đóng tàu và đi vào hoạt động do một số vấn đề kỹ thuật. Cho tới cuối năm 2021, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có trong biên chế 24 tàu tuần duyên loại này theo hợp đồng, trong số đó có 16 tàu sẽ được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Tiêu điểm - Hải quân Mỹ và thuyết 'xoay trục' về châu Á - Thái Bình Dương

Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta có thông báo rằng, Washington sẽ điều động phần lớn hạm đội tàu của mình tới Thái Bình Dương vào năm 2020 như một phần của chiến lược đặt trọng tâm vào châu Á, nơi Trung Quốc đang "phô diễn" sức mạnh của mình. Bàn về việc tàu USS Freedom tới vùng biển này, chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey nhận xét: Tàu USS Freedom đến Biển Đông đã thể hiện việc thực hiện cam kết của Washington trong vấn đề đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực, vốn là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.

Ông Ian Storey nói: "Việc điều động tàu chiến này là một phần trong chiến lược của Mỹ lấy châu Á làm trọng tâm và cân bằng lực lượng từ các khu vực như Iraq và Afghanistan sang châu Á. Động thái này cũng nhằm thể hiện với đồng minh và các nước bằng hữu của Hoa Kỳ rằng, nước này luôn duy trì sự hiện diện tại khu vực để đảm bảo ổn định".

Mỹ vốn không có chủ quyền trên Biển Đông nên cũng không có bất cứ tranh chấp gì với các nước Đông Nam Á khác, tuy nhiên, Washington vẫn có lợi ích ở vùng biển này, xét về khía cạnh tự do hàng hải. Tư lệnh hải quân Timothy Wilke, sĩ quan chỉ huy tàu USS Freedom phát biểu: "Chúng tôi đã lên kế hoạch ở khu vực Đông Nam Á và chúng tôi sẽ dành phần lớn thời gian ở đây. Hiện chúng tôi đã sẵn sàng hợp tác với hải quân các nước khác ở Biển Đông, chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất trong các cuộc tập trận, cập các cảng và tham gia vào các hoạt động an ninh hàng hải".

Về việc tàu USS Freedom dừng tại Singapore, trước đó Singapore đã đồng ý để Mỹ điều động luân phiên bốn tàu thuộc loại tàu tuần duyên LCS. Ông Euan Graham, chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định Bắc Kinh "đang rất thận trọng về bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông".

Theo tờ Straits Times, việc các tuần duyên hạm LCS “thăm” Singapore được coi như một “điểm tựa” tại trung tâm vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay còn được gọi là "trục địa lý" của thế kỷ XXI, thực sự phản ánh chủ trương "xoay trục" về châu Á - Thái Bình Dương mà Washington công bố gần đây.

Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Lý Hiển Long ngày 2/4 vừa qua, Singapore và Mỹ càng thêm siết chặt tình hữu nghị. Đô đốc Thomas Carney, chỉ huy Lực lượng hậu cần của Hải quân Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, cho biết USS Freedom là con tàu đầu tiên thể hiện chính sách hữu nghị đó.

Tiêu điểm - Hải quân Mỹ và thuyết 'xoay trục' về châu Á - Thái Bình Dương (Hình 2).

Chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á - Ian Storey.

Ứng phó thiên tai, giao lưu và các hoạt động an ninh hàng hải

Trước khi tàu USS Freedom cập cảng Singapores, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng qua, tàu chiến Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 15/4, ba chiếc tàu đổ bộ thuộc Biên đội đổ bộ số 3 của Hải quân Mỹ đã cập cảng Victoria (Hong Kong), bắt đầu chuyến thăm Hong Kong trong bốn ngày và nhận tiếp tế trước khi trở về căn cứ San Diego.

Biên đội đổ bộ số 3 bao gồm tàu tấn công đổ bộ USS Peleliu (LHA-5), tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay (LPD 20) và tàu đổ bộ USS Rushmore (LSD-47), cùng đơn vị Hải quân đánh bộ viễn chinh số 15. Hơn 2.500 thủy thủ và lính hải quân đánh bộ trên cả ba tàu cùng tham gia vào các dự án dịch vụ cộng đồng, bao gồm tham quan, giao lưu với học sinh trường tiểu học, và giao đấu thể thao với các đội tuyển địa phương.

Trước đó, vào ngày 9/4, tàu chiến USS Freedom đã cập cảng Manila, Philippines. Theo hãng tin Reuters, tàu USS Freedom đến Philippines giữa lúc nước này và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận chung Balikatan 2013. Cũng trong cuộc tập trận, tàu đổ bộ USS Tortuga của Hạm đội 7 Mỹ đã tới Philippines để chuẩn bị tham gia cuộc tập trận thường niên với nước này mang tên Balikatan trên đảo Luzon. Tàu Tortuga sẽ hỗ trợ quân đội Mỹ và Philippines trong các bài tập ứng phó thiên tai hay các hoạt động cứu trợ nhân đạo.   

An Mai (Theo Global Post/AFP)

Chiến hạm có tên lửa của Hải quân Mỹ ở Đà Nẵng

Thứ 2, 22/04/2013 | 09:50
Tàu khu trục USS Chung - hoon có tên lửa dẫn đường hiện đại, thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến phòng không, ngầm và tàu nổi vừa cập cảng Đà Nẵng để tập trung vào các hoạt động phi tác chiến giữa hải quân hai nước.

Hải quân VN sẽ nhận 1 tàu tên lửa Molniya cuối năm 2013

Thứ 6, 29/03/2013 | 08:14
Theo tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel Oleg Belkov, tiến độ đóng tàu tên lửa Molniya của Việt Nam đang được đẩy nhanh.

Hải quân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, cách Malaysia 80km

Thứ 4, 27/03/2013 | 16:40
Trong một động thái mới, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên đổ bộ xuống bãi đá James Shoal và ngang nhiên tuyên bố đây là 'cực Nam' của mình.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.