Hungary tính bán hàng quân sự lỗi thời cho đối tác chiến lược Serbia

Hungary tính bán hàng quân sự lỗi thời cho đối tác chiến lược Serbia

Thứ 7, 03/02/2024 | 09:48
0
Không quá lời khi nói rằng sự ổn định và an ninh của Tây Balkan – khu vực có Serbia, liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh của châu Âu.

Trong quá trình hiện đại hóa năng lực quân sự, Hungary – quốc gia thành viên EU và NATO – đang “dọn dẹp” kho vũ khí lỗi thời của mình. Quốc gia láng giềng phía Nam là Serbia được cho là đối tượng tiềm năng tiếp nhận các trang bị thiết bị cũ kỹ sản xuất cách đây chục năm và thậm chí có từ thời Liên Xô.

“Chính phủ và Bộ Quốc phòng Hungary mong muốn tìm kiếm mối quan hệ đối tác với Serbia để ngành công nghiệp quốc phòng Hungary được phát triển và đổi mới trong khuôn khổ phát triển các lực lượng vũ trang”, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Kristóf Szalay-Bobrovniczky cho biết tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Serbia Miloš Vučević hồi cuối tháng trước.

Ông Szalay-Bobrovniczky nhắc lại rằng đất nước ông và Serbia đã đồng ý rằng bên cạnh hợp tác quân sự, hai sẽ thành lập một nhóm làm việc liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng và các hoạt động mua sắm liên quan. “Hôm nay chúng ta ở đây vì lý do này. Nhóm làm việc này vừa được thành lập ở Budapest và đã bắt đầu hoạt động”, ông nói.

“Trong khuôn khổ hợp tác song phương, Hungary đã bán cho Serbia những thiết bị từ thời Liên Xô không còn được sử dụng. Đây là một bước quan trọng trong hợp tác. Điều này trở nên khả thi vì Hungary không ngừng phát triển lực lượng vũ trang của mình và các thiết bị mới liên tục đổ về với số lượng lớn từ các đợt mua sắm khác nhau”, vị Bộ trưởng cho biết.

Ngoài ra, những thiết bị cũ có thể sửa chữa hoặc hiện đại hóa sẽ không được bán, và Lực lượng Phòng vệ Hungary sẽ tìm địa điểm và chức năng cho những thiết bị này tại đơn vị của mình, theo ông Szalay-Bobrovniczky.

Các mặt hàng tiềm năng

Mặc dù ông Szalay-Bobrovnivzky không đề cập đến thiết bị cụ thể nhưng tờ Defense Post phác thảo một loạt nền tảng phòng thủ mà Hungary có thể cung cấp, bao gồm xe bọc thép đa năng M1151 do Mỹ sản xuất và máy bay huấn luyện JAS 39C của Thụy Điển, tất cả đều có tuổi đời hơn một thập kỷ.

Thế giới - Hungary tính bán hàng quân sự lỗi thời cho đối tác chiến lược Serbia

Xe bọc thép đa năng M1151 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Army Recognition

Hungary cũng sở hữu các hệ thống từ thời Liên Xô, như trực thăng tấn công MiG24 và xe chiến đấu bọc thép. Ngoài ra, Budapest được cho là có 30 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 M1 đã cũ, được coi là “đã chín muồi để người Serbia lựa chọn”.

“Bằng cách bán những mặt hàng này, chúng tôi cũng có thể tiết kiệm chi phí lưu kho bãi”, ông Szalay-Bobrovnivzky cho biết.

Trước khi công bố ý định bán các thiết bị lỗi thời như vậy, Hungary đã bán 26 xe chiến đấu bộ binh bọc thép BTR-80A thời Liên Xô cho Serbia vào cuối tháng trước. Các phương tiện này được trang bị thiết bị nhìn đêm và hệ thống liên lạc tiên tiến, nhưng chúng được cho là không còn phù hợp với nhu cầu phòng thủ lâu dài của Budapest.

Theo tờ báo Srbija Danas của Serbia, quốc gia Balkan này đã đưa ra “quyết định rất đúng đắn” khi mua lô xe bọc thép này vì chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ quân sự khác nhau ở Serbia. Hungary lần đầu tiên đưa xe BTR-80A vào sử dụng vào năm 1996.

Các hạng mục mua sắm quan trọng

Chương trình hiện đại hóa Quân đội Hungary liên quan đến một số hoạt động mua sắm quan trọng, bao gồm việc mua 214 xe bọc thép Lynx, 44 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A7+ và 24 pháo phản lực PzH 2000, cũng như máy bay KC-139, trực thăng H145M và H225M, và hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS.

Hungary cũng đang tìm cách thúc đẩy và đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng thông qua một số thỏa thuận hợp tác với các công ty quốc phòng nước ngoài.

Ví dụ, hồi giữa tháng 12 năm ngoái, quốc gia Trung Âu đã đồng ý tham gia cùng công ty quốc phòng Rheinmetall của Đức trong việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực Panther KF51. Rheinmetall đang hợp tác trong dự án với công ty cổ phần nhà nước Hungary N7.

Thế giới - Hungary tính bán hàng quân sự lỗi thời cho đối tác chiến lược Serbia (Hình 2).

Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Kristóf Szalay-Bobrovniczky (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Miloš Vučević, ngày 26/1/2024, ở Budapest. Ảnh: BQP Hungary

Thế giới - Hungary tính bán hàng quân sự lỗi thời cho đối tác chiến lược Serbia (Hình 3).

Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Kristóf Szalay-Bobrovniczky và Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Miloš Vučević thảo luận về mối quan hệ chính trị và quân sự bền chặt giữa hai nước, ngày 26/1/2024, ở Budapest. Ảnh: BQP Hungary

Bộ trưởng Quốc phòng Hungary cũng cho biết ông và người đồng cấp Serbia đã thảo luận về tình hình an ninh của các khu vực Trung Đông Âu và Tây Balkan. Ông nói: “Không quá lời khi nói rằng sự ổn định và an ninh của Tây Balkan liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh của châu Âu. Do đó, chúng tôi đều quyết tâm đảm bảo an ninh của khu vực”.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Vučević, người đồng thời là Phó Thủ tướng Serbia, cho biết Budapest luôn có thể tin tưởng Belgrade như một đối tác chiến lược, và hai bên chia sẻ các giá trị chung và tầm nhìn chung về châu Âu.

“Chúng tôi tin vào một châu Âu có truyền thống và giá trị nhưng cũng có tương lai chung”, ông Vučević nói, đồng thời gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Hungary vì đã luôn ủng hộ Serbia trong vấn đề gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Minh Đức (Theo Defense Post, Defence Hungary, Airforce Technology)

Hungary “dội gáo nước lạnh” vào nỗ lực gia nhập EU của Ukraine

Thứ 5, 09/11/2023 | 14:00
Gia nhập EU sẽ đưa Ukraine ngả về phương Tây hơn. Tuy nhiên, hành trình gia nhập của quốc gia Đông Âu có thể còn dài và có nhiều trở ngại.

Serbia: Trùm tình báo “thân Nga” từ chức vì áp lực từ Mỹ và EU

Thứ 7, 04/11/2023 | 20:54
Người đứng đầu ngành tình báo Serbia Aleksandar Vulin được cho là người ủng hộ nhiệt tình mối quan hệ chặt chẽ giữa Serbia và đồng minh truyền thống là Nga.

Hungary từ chối cho phép vận chuyển vũ khí quá cảnh tới Ukraine

Thứ 3, 01/03/2022 | 15:44
Hungary đưa ra lời từ chối mặc dù trước đó nước này đã ký vào văn bản về kích hoạt một công cụ cho phép EU tài trợ cho việc mua sắm và vận chuyển vũ khí.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.