Không bật

Không bật "đèn xanh" cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng bất lực trong việc khai hỏa Idlib?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 15/02/2019 | 15:00
0
Thổ Nhĩ Kỳ không thể nhận được cái gật đầu từ Nga trong việc lấp đầy khoảng trống ở Syria do Mỹ để lại. Trong khi đó Nga và chính quyền Assad cũng không thể bắt đầu cuộc tấn công Idlib như mong muốn.
Tiêu điểm - Không bật 'đèn xanh' cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng bất lực trong việc khai hỏa Idlib?

Hội nghị Sochi 14/2 tiếp tục không có sự đồng thuận giữa các bên về Syria.

Kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ để tạo ra vùng đệm ở miền Bắc Syria sau khi Mỹ rút lực lượng đã thất bại hôm 14/2, khi Nga và Iran nói tại hội nghị thượng đỉnh rằng bất kỳ khu vực nào như vậy đều cần có sự đồng ý của Damascus, đồng minh của họ.

Theo Al-Monitor, trong cuộc gặp ba bên tại thành phố Sochi của Nga, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và các đối tác Nga và Iran đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria, với việc Tổng thống Vladimir Putin gọi đây là một bước đi tích cực.

Nhưng cả nhà lãnh đạo Hassan Rouhani của Iran và ông Putin đều lập luận rằng khu vực mà quân đội Mỹ bỏ trống cần phải được trả lại cho Tổng thống Bashar al-Assad. "Giải pháp chính xác duy nhất sẽ là chuyển các vùng lãnh thổ đó về dưới sự kiểm soát của Chính phủ Syria", ông Putin nói.

Về phần mình, ông Erdogan nhắc lại mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là thành lập một khu vực an toàn ở phía Nam biên giới ngăn cách lực lượng người Kurd Syria mà họ coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Nhưng khả năng Ankara có thể làm như vậy mà không cần sự ủng hộ từ các quốc gia khác là điều không chắc chắn.

“Đèn xanh” không bật cho Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga đã đi đầu trong việc đàm phán để đạt được một tiến trình chính trị chấm dứt cuộc xung đột ở Syria kéo dài 8 năm qua. Nhưng sự phức tạp mà Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt khi làm việc với các nước có lợi ích xung đột ở Syria đã trở nên rõ ràng hơn kể từ thông báo bất ngờ của chính quyền Trump vào tháng 12 rằng Mỹ sẽ rút khỏi Syria, tạo ra khoảng trống quyền lực mà Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác sẽ cạnh tranh để lấp đầy.

Nga đang thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm sự chấp thuận từ Damascus trước khi tiến hành một cuộc tấn công vào Syria, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối đàm phán với Tổng thống Assad kể từ năm 2011, đồng thời đứng đằng sau hỗ trợ cho phe đối lập.

Chính quyền Tổng thống Erdogan đã làm dịu lập trường của mình trong những tuần gần đây, thừa nhận hồi đầu tháng này rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tham gia vào các khuôn khổ ngoại giao cấp thấp thông qua các cơ quan tình báo của hai nước.

Các ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển từ lật đổ chính quyền Syria để chuyển sang việc xóa bỏ các lực lượng người Kurd vốn là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại khủng bố IS.

Tổng thống Erdogan đã nhiều lần đe dọa sẽ đưa quân sang Syria để dẹp bỏ người Kurd. Trước hội nghị thượng đỉnh, Erdogan cho biết ông muốn phối hợp với Nga về việc xây dựng vùng an toàn tách bạch người Kurd, tuy nhiên điều này đi ngược lại với mục đích đã nêu của Moscow là đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Tiêu điểm - Không bật 'đèn xanh' cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng bất lực trong việc khai hỏa Idlib? (Hình 2).

“Nga và Iran đang cố trấn an Thổ Nhĩ Kỳ rằng an ninh của họ là một mối quan tâm thực sự, nhưng nó không đồng nghĩa với việc sẽ có một hoạt động quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ”, Marc Pierini, cựu đại sứ EU tại Thổ Nhĩ Kỳ và là học giả tại Carnegie Europe nêu quan điểm. “Không ai ở Damascus - hay Moscow hay Tehran - sẽ đồng ý với một hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở đó”.

Trong khi đó, các cuộc thảo luận giữa Ankara với Washington đã thất bại trong việc đưa ra một thỏa thuận về vùng đệm do cả hai có những mục tiêu chồng chéo nhau trong những khu vực như vậy. Mỹ tuyên bố rằng họ sẽ bảo vệ người Kurd, trong khi mục đích chính của Thổ Nhĩ Kỳ là để giải phóng khu vực khỏi người Kurd.  

Tại Sochi, ông Erdogan đã bày tỏ sự thất vọng một lần nữa với tốc độ đàm phán chậm chạp của Mỹ, nói rằng các thành viên của chính quyền Trump đang tiến hành rút quân một cách từ từ và có thể sẽ chỉ thực hiện vào tháng 4 hoặc tháng 5.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã dựa vào Mỹ để kiểm soát người Kurd ở phía đông bắc Syria. Với việc có sự hiện diện của quân đội Mỹ trên mặt đất, cùng các nhà ngoại giao và tình báo – Ankara có thể nhận được sự đảm bảo về việc người Kurd không kích động ở biên giới.

“Ai có thể đảm bảo rằng Assad sẽ phục vụ lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách kiểm soát người Kurd?”, chuyên gia Pierini nói với Al-Monitor. “Nếu tất cả những lực lượng này ra đi và người Kurd bị bỏ lại, chắc chắn chính quyền Assad chiếm thế thượng phong”.

Số phận Idlib vẫn để ngỏ

Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất hòa với Iran và Nga về số phận Idlib, thành trì cuối cùng của phe đối lập. Thổ Nhĩ Kỳ muốn tránh một cuộc tấn công toàn diện vào tỉnh này, vì sợ rằng nó có thể giải phóng một lượng lớn người tị nạn khác vào Thổ Nhĩ Kỳ, nơi vốn đã có gần 3,6 triệu người Syria chạy trốn sang đây.

Tổng thống Erdogan đã thuyết phục người đồng cấp Putin đồng ý ngừng bắn ở Idlib vào tháng 9, hứa sẽ loại bỏ các chiến binh cực đoan thông qua ảnh hưởng của mình. Nhưng một lực lượng liên kết với al-Qaeda đã sớm củng cố được quyền kiểm soát, khiến lệnh ngừng bắn tan vỡ.

Sự kiên nhẫn của Putin dường như sắp hết và ông kêu gọi loại bỏ hoàn toàn những tên khủng bố này tại hội nghị thượng đỉnh. Dẫu vậy, phát ngôn viên của Tổng thống Nga sau đó thừa nhận rằng ba nhà lãnh đạo đã không đồng ý cho một hoạt động quân sự ở Idlib.

Iran và Nga không có đòn bẩy để buộc Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận điều này. Trên thực tế, Ankara đã kiểm soát khoảng 1.500 dặm vuông lãnh thổ Syria sau khi tung ra hai chiến dịch quân sự vào năm 2016 và năm 2018, giúp nước này có nó một vị trí vững chắc tại bàn đàm phán về tương lai của Syria.

Moscow cũng muốn bán cho Thổ Nhĩ Kỳ một hệ thống phòng thủ tên lửa có thể cung cấp cho các sĩ quan quân đội Nga quyền truy cập vào phần cứng của NATO.

Và Iran, dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, phụ thuộc vào nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ thương mại và chính trị. Cả Ankara và Tehran đã kề vai sát cánh nhằm đối đầu với Saudi Arabia trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, dù bất đồng nhau cả về vùng an toàn lẫn thỏa thuận tấn công Idlib, có một điều mà các nhà lãnh đạo Erdogan, Rouhani và Putin có sự đồng thuận với nhau tại hội nghị thượng đỉnh. Đó là tất cả đều hoan nghênh sự ra đi sắp tới của Mỹ ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cố tình "câu giờ" chờ Mỹ rút quân, Nga mất kiến nhẫn quyết định đánh "thẳng tay"?

Thứ 5, 14/02/2019 | 20:07
Nga đang gây sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho một cuộc tấn công vào Idlib nhằm quét sạch các nhóm cực đoan tại đây. Tuy nhiên Tổng thống Erdogan đang cố gắng kéo dài thời gian cho đến khi người Mỹ rút quân.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.