Khủng hoảng thiếu urê đe dọa nền công nghiệp Hàn Quốc

Khủng hoảng thiếu urê đe dọa nền công nghiệp Hàn Quốc

Nguyễn Thị Minh Đức
Thứ 4, 10/11/2021 | 08:00
0
Để đối phó khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc đang xúc tiến nhập khẩu urê từ các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Theo các chuyên gia trong ngành, với khoảng 2 triệu xe ở Hàn Quốc chạy bằng dầu diesel, chủ yếu là xe tải chở hàng, sử dụng dung dịch urê (được sản xuất từ urê và 32,5% nước khử ion) để xử lý khí thải, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung chất phụ gia này đang đe dọa làm đình trệ vận tải thương mại và các ngành công nghiệp liên quan của nước này.

Tình trạng thiếu hụt dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel (DEF), hay còn gọi là nước urê, đang đe dọa làm gián đoạn hành trình của các xe bồn chở xăng và các nhiên liệu khác đến các trạm xăng địa phương, Reuters dẫn lời đại diện của một trong những nhà máy lọc dầu lớn của Hàn Quốc.

Theo đó, tình trạng các trạm xăng không có đủ lượng nhiên liệu để phân phối sẽ kéo theo chi phí logistic trong hầu hết các ngành công nghiệp tăng vọt, điều này cuối cùng có thể trở thành gánh nặng cho người dân khi giá hàng tiêu dùng thông thường tăng.

Nhưng sự thiếu hụt có thể gây ra tác động lớn hơn nữa đến nền công nghiệp Hàn Quốc, vốn cũng được yêu cầu sử dụng urê để cắt giảm ô nhiễm.

Trong số 835.000 tấn urê Hàn Quốc nhập khẩu vào năm 2020, 34,7% được sử dụng cho công nghiệp, 9,8% cho ô tô và phần còn lại được sử dụng để làm phân bón trong nông nghiệp, Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết.

Nếu tình trạng thiếu urê kéo dài, ngành công nghiệp ô tô, vốn đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm chất bán dẫn và giá nguyên liệu thô tăng cao, sẽ khó có được các linh kiện từ các nhà cung cấp, Lee Hang-koo, cố vấn điều hành tại Viện Công nghệ Ô tô Hàn Quốc, cho biết.

Thế giới - Khủng hoảng thiếu urê đe dọa nền công nghiệp Hàn Quốc

Dãy dài xe tải nằm chờ ở Tây Seoul hôm 8/11 do thiếu hụt dung dịch urê dùng trong xử lý khí thải động cơ diesel. Ảnh: Korea Times

Từ năm 2015, Hàn Quốc đã bắt buộc các phương tiện chạy dầu diesel phải sử dụng DEF. Chính sách này hiện ảnh hưởng đến 40% số lượng xe đã đăng ký.

Các phương tiện chạy dầu diesel sản xuất từ năm 2015 phải được trang bị hệ thống xử lý khí thải SCR đòi hỏi phải phun dung dịch urê giúp giảm nồng độ oxit nitơ (NOx) thải ra từ động cơ diesel gây ô nhiễm không khí.

Nếu không có nước urê, ô tô chở khách không khởi động được và xe tải chỉ có thể di chuyển tối đa 20 km/h. Tình trạng khan nguồn cung chất phụ gia này buộc một số tài xế phải điều chỉnh xe của họ hoặc sử dụng trình giả lập urê để đánh lừa hệ thống SCR, truyền thông địa phương đưa tin.

Nguyên nhân gây thiếu hụt nguồn cung

Hàn Quốc đã phải vật lộn với sự thiếu hụt dung dịch urê, và giá tăng vọt trong những tuần gần đây, khi Trung Quốc siết chặt xuất khẩu phân bón và các nguyên liệu liên quan, bao gồm cả urê từ hồi tháng 10, trong bối cảnh khủng hoảng điện do thiếu hụt than mà Trung Quốc đang đối mặt. Than đá là nguyên liệu chính cho sản xuất urê.

Từ thời điểm đó, các tài xế lái xe sử dụng động cơ diesel ở Hàn Quốc đã bắt đầu hoảng hốt mua dự trữ urê, theo Reuters.

Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong việc cung cấp dung dịch nước urê, vì 97,6% nhập khẩu urê của nước này đến từ Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay, theo Korea Times.

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, hợp đồng nhập khẩu 18.000 tấn urê mà các công ty Hàn Quốc đã ký với phía Trung Quốc hiện đang bị tạm dừng do Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã yêu cầu các nhà chức trách Trung Quốc xúc tiến thủ tục hải quan đối với lượng urê theo hợp đồng.

Thế giới - Khủng hoảng thiếu urê đe dọa nền công nghiệp Hàn Quốc (Hình 2).

97,6% nhập khẩu urê của Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 đến từ Trung Quốc. Ảnh: JAMG website

Vào khoảng năm 2013, các nhà sản xuất urê của Hàn Quốc đã phải đóng cửa hoạt động kinh doanh do họ mất khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ nước ngoài, chẳng hạn như Trung Quốc và Nga.

Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, đơn giá nhập khẩu urê dùng trong công nghiệp đã tăng vọt lên 483 USD/tấn vào tháng 9 từ khoảng 267 USD/tấn vào tháng 10 năm ngoái.

Một nhà cung cấp urê lớn trong nước cho biết họ đã không thể nhập khẩu nguyên liệu urê từ Trung Quốc kể từ giữa tháng 10, điều này làm giảm công suất sản xuất dung dịch urê ở Hàn Quốc.

Reuters dẫn một nguồn tin trong ngành cho biết, tồn kho urê công nghiệp vốn đã ở mức thấp.

"Những gì chúng tôi có thể làm để giảm bớt sự thiếu hụt urê cho hoạt động của nhà máy là yêu cầu Chính phủ nới lỏng các quy định liên quan về môi trường".

Chính phủ Hàn Quốc vào cuộc

Phát biểu tại một cuộc họp hôm 9/11, Tổng thống Moon Jae-in đã cố gắng xoa dịu nỗi lo của công chúng. Sự "quan tâm quá mức" là không cần thiết và sự trợ giúp đang được tiến hành, ông Moon cho biết.

Chính phủ Hàn Quốc đã giải phóng kho dự trữ urê từ khu vực công cho các khu vực đang có nhu cầu khẩn cấp về urê và cho biết sẽ tạm thời giải phóng kho dự trữ của quân đội.

Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wook hôm 9/11 cho biết, quân đội có kế hoạch giải phóng khoảng một nửa kho dự trữ gồm 445 tấn dung dịch urê xử lý khí thải động cơ ô tô cho dân sự sử dụng dưới dạng một “khoản vay”, theo Reuters.

Về nhập khẩu urê và dung dịch urê, Bộ Quốc phòng cho biết, lô hàng đầu tiên từ Australia đã được đảm bảo.

Trong tuần này, Hàn Quốc sẽ điều một tàu chở dầu quân sự tới Australia để vận chuyển 27.000 lít dung dịch urê về nước.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Moon Jae-in yêu cầu "nỗ lực ngoại giao tối đa để đảm bảo" nguồn cung dung dịch urê từ nước ngoài.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận mua 200 tấn urê từ Việt Nam trong tuần này và đang đàm phán với các quốc gia khác để nhập khẩu đến 10.000 tấn, đủ để sản xuất khoảng 30.000 tấn dung dịch urê.

Thế giới - Khủng hoảng thiếu urê đe dọa nền công nghiệp Hàn Quốc (Hình 3).

Tổng thống Moon Jae-in yêu cầu nỗ lực ngoại giao tối đa để đảm bảo nguồn cung dung dịch urê từ nước ngoài. Ảnh: DW

Để giúp nhập khẩu thuận lợi, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu này xuống 0% từ mức 5-6,5% hiện tại.

Chính phủ nước này cũng đã quyết định tăng tốc độ thông quan đối với dung dịch urê sử dụng cho các phương tiện chạy bằng diesel.

Thông thường, quá trình kiểm tra kéo dài hơn 20 ngày. Nhưng cơ quan hải quan dự định cắt giảm thời gian xuống còn 3-5 ngày, theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Moon Sung-wook.

Chính phủ cũng đã dự trữ nguồn cung đủ trong 3 tháng cho các phương tiện thiết yếu như xe cứu hỏa và xe cứu thương, theo Pulse News.

Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ xem xét lại việc có cho phép sử dụng dung dịch urê dùng trong công nghiệp cho các phương tiện giao thông hay không dựa trên các bài kiểm tra về độ an toàn, và sẽ ngay lập tức hành động khi cần thiết, theo Korea Times.

Để ngăn chặn các nỗ lực thao túng thị trường, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu siết chặt việc tích trữ và phân phối nước urê.

Hành vi đầu cơ urê hoặc dung dịch urê  có thể phải đối mặt với án tù lên đến 3 năm hoặc phạt tiền lên tới 100 triệu Won (84.000 USD).

Hàn Quốc giảm tiêu thụ than tổ ong, loại nhiên liệu tiện nhưng hại

Thứ 3, 26/10/2021 | 08:28
Tiêu thụ than tổ ong ở Hàn Quốc có thể lần đầu tiên giảm xuống dưới 500.000 tấn trong năm nay do nhu cầu thấp hơn và giá than cao hơn.

Nguyên nhân Trung Quốc siết chặt xuất khẩu phân bón

Thứ 4, 20/10/2021 | 11:29
Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón sẽ ảnh hưởng trên khắp thế giới, vì nước này là nhà cung cấp phân bón chính, chiếm khoảng 30% thương mại toàn cầu.

Gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc sẽ giao hàng bằng máy bay không người lái

Thứ 6, 08/10/2021 | 19:34
Cửa hàng 7-Eleven tại Hàn Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái do các công ty Mỹ phát triển để giao những gói hàng nặng dưới 10kg trong vòng bán kính 10km.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.