Kinh doanh ảm đạm, vì sao cổ phiếu Trần Anh vẫn tăng “sốc”?

Kinh doanh ảm đạm, vì sao cổ phiếu Trần Anh vẫn tăng “sốc”?

Thứ 6, 23/12/2016 | 15:11
0
Một nhóm cổ đông của Trần Anh nắm giữ lượng cổ phần chi phối, qua đó tác động không nhỏ, đẩy giá cổ phiếu TAG lên cao, song đây cũng chính là rủi ro đối với các cổ đông nhỏ lẻ.
Tiêu dùng & Dư luận - Kinh doanh ảm đạm, vì sao cổ phiếu Trần Anh vẫn tăng “sốc”?

 Thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi gây sốc, Trần Anh vẫn báo lỗ quý III/2016

Quý III/2016, Công ty CP Thế giới số Trần Anh (HNX: TAG) bất ngờ báo lỗ sau thuế 5,9 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, Trần Anh ghi nhận doanh thu thuần 3.114 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,7 tỷ đồng, lần lượt đạt 67% và 60% kế hoạch năm. Nếu tình hình kinh doanh không khởi khắc đột biến trong quý IV, rất khó để Trần Anh có thể đạt được mục tiêu mà Đại hội đồng cổ đông thường niên đã đặt ra hồi tháng Tư.

Kinh doanh ảm đạm là vậy, song điều kỳ lạ là mã cổ phiếu TAG của Trần Anh được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) lại tăng mạnh kể từ đầu năm. Mã chứng khoán này chốt phiên cuối tuần trước (16/12) ở mức 49.500 đồng, tăng tới 83% so với phiên giao dịch ngày 4/1/2016 (chốt phiên 27.000 đồng).

38 phiên gần đây nhất, cổ phiếu TAG không có thanh khoản, tức không có giao dịch được thực hiện, hé lộ nguyên nhân tại sao mã chứng khoán này vẫn “lỳ lợm” tăng điểm qua các phiên, mặc cho tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa. Tính rộng ra từ đầu năm, TAG chỉ có 68/241 phiên ghi nhận giao dịch, kể từ cuối tháng Năm, TAG chỉ có thanh khoản trong 22/142 phiên, với khối lượng khớp lệnh bình quân...128 cổ phiếu/ 1 phiên, giá trị giao dịch trung bình là 7,3 triệu đồng.

Tính thanh khoản của một cổ phiếu thấp thường phản ánh cơ cấu cổ đông cô đặc của doanh nghiệp, và Trần Anh cũng không phải ngoại lệ. Theo biên bản kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, 39 cổ đông nắm giữ tới 97,25% vốn cổ phần của Trần Anh. Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy Chủ tịch Trần Anh ông Trần Xuân Kiên và những người có liên quan đang sở hữu tới 54,52% vốn cổ phần công ty này, trong đó bản thân ông Kiên nắm giữ 5.123.709 cổ phiếu TAG, tương đương tỉ lệ 22,61%; bà Đỗ Thị Thu Hường, vợ ông Kiên đồng thời là thành viên HĐQT sở hữu 21,35% cổ phần. Chị gái bà Hường là thành viên HĐQT Đỗ Thị Kim Liên cũng đang nắm giữ 4,47% cổ phần. Bố mẹ ruột và một người em gái của bà Hường cũng có cổ phần tại Trần Anh, tính tới cuối tháng 6 nắm giữ gần 21.000 cổ phiếu TAG, tương đương tỉ lệ 0,09%. Vợ chồng bà Trần Thị Vân Trang, em ruột ông Kiên cũng đang sở hữu 6% cổ phần Trần Anh.

Ngoài ra, một số cổ đông nội bộ khác đang nắm giữ 2,56% cổ phần Trần Anh. Cổ đông nước ngoài Nojima Corporation sở hữu gần 7 triệu CP TAG, tương đương 30,81%, chưa kể Trần Anh đang có khoảng 103.000 cổ phiếu quỹ. Như vậy, số cổ phiếu trôi nổi trên thị trường hiện nay chỉ chiếm hơn 12% khối lượng niêm yết (khoảng 3 triệu cổ phiếu), và cũng không loại trừ việc một lượng không nhỏ cổ phiếu TAG tự do đang nằm trong tay những người liên quan khác của ông Trần Xuân Kiên.

Cơ cấu sở hữu cô đặc giúp một mã cổ phiếu dễ dàng tăng điểm, khi mà các cổ đông lớn bán ra nhỏ giọt, tạo những cơn “sốt” ảo. Giá trị cổ phiếu càng cao thì cổ đông lớn càng được lợi, bởi ngoài việc bán ra chốt lời đậm, cổ đông lớn có thể mang cổ phiếu đi thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên phần rủi ro sẽ thuộc về các nhà đầu tư nhỏ lẻ, bởi một khi các cổ đông hay nhóm cổ đông lớn xả hàng để chốt lời, hoặc doanh nghiệp phát hành riêng lẻ một lượng lớn cổ phiếu để tăng vốn, thì điều chắc chắn là giá cổ phiếu sẽ lao dốc, cuốn theo hàng chục tỷ đồng của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Có vẻ như duy trì cơ cấu cổ đông cô đặc là chiến lược của Chủ tịch Trần Xuân Kiên cùng các cộng sự. Lần gần đây nhất Trần Anh phát hành cổ phiếu riêng lẻ là vào năm 2013, khi doanh nghiệp này tung ra thị trường 653.000 cổ phiếu thường. Trong giai đoạn từ 2012 – nay, vốn cổ phần của Trần Anh đã tăng gấp 3 lần, từ 8,3 triệu CP lên 24,9 triệu CP. Song ngoại trừ đợt phát hành riêng lẻ vào giữa năm 2013, tất cả các đợt tăng vốn còn lại của Trần Anh đều được thực hiện dưới hình thức cổ phiếu thưởng hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Điều này khiến tỉ lệ chia cổ tức hàng năm của Trần Anh là rất thấp, trong 2 năm 2014-2015 ở mức 10%, chỉ nhỉnh hơn chút so với lãi huy động của ngân hàng. Năm 2013 thậm chí không trả cổ tức.

Nghi Điền

Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Giá nông sản hôm nay 10/5: Cà phê lấy lại đà, sầu riêng tăng trưởng khá, sấu non đầu mùa đắt hàng

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:03
Hôm nay cà phê có thêm ngày thứ 2 liên tiếp tăng giá. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tăng trưởng khá.

Giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg: Nông dân phấn khởi

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:35
Xu hướng tăng đã quay trở lại với thị trường cà phê thế giới. Tại thị trường trong nước, giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg

Trung Quốc đứng đầu trong nhóm nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ; xuất khẩu được sang 22 thị trường trên thế giới.

Đồng Nai: Đến vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân đặt nhiều kỳ vọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:00
Tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), nhiều thương lái thu mua sầu riêng đã tới tận vườn để thương lượng, thu mua với giá cao.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Phước: QLTT thu nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:34
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra, phát hiện xử lý 465 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước hơn 4 tỷ đồng.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.