Làm sao để không có những 'kỳ án vườn mít'?

Làm sao để không có những 'kỳ án vườn mít'?

Thứ 2, 15/07/2013 | 09:10
0
Vừa qua, viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến vai trò của ngành trong thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội về phòng chống tội phạm; xử lý các vụ án, nhất là án tham nhũng; chất lượng của kiểm sát viên…

Cần sửa luật có chế tài thời hạn tạm giam, xét xử

Một số Đại biểu đã nêu thực trạng án hình sự kéo dài, xử đi xử lại trong đó có vụ án“vườn mít “. Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh), Đại biểu Lê Đình Khanh (Đoàn Hải Dương ) đặt vấn đề: Làm điều oan cho một con người đó là điều hệ trọng, cho dù có 1% chứng cứ vô tội cũng không thể truy tố và kết án nhưng vụ án “vườn mít” ở tỉnh Bình Dương 10 năm đã trôi qua, nay là vườn cao su tốt ngập đầu người, mới đây các cơ quan tố tụng vẫn còn đi kiểm tra hiện trường. Trách nhiệm chống oan trong vụ án này của 3 ngành Tư pháp thời gian tới đối với vụ án này khi nào kết thúc?

Theo viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao: Tòa án đang thụ lý vụ “vườn mít” là vụ án, đầu tháng 5 đã mở phiên tòa nhưng luật sư xin hoãn và cuối tháng 5 cũng mở một phiên nhưng Viện kiểm sát (VKS) thấy vấn đề nghiêm trọng, nhiều người quan tâm, tại kỳ họp này rất nhiều đại biểu gửi thư, các báo cũng nói xót xa, Lê Bá Mai bây giờ ốm đau v.v..

Nhưng cũng có khía cạnh khác, chúng ta xót xa cho Lê Bá Mai thì ai xót xa cho gia đình có con gái mới lớn bị hiếp và giết? Viện trưởng VKSND tối cao hứa ngay sau phiên họp này sẽ họp liên ngành, đề nghị cả cơ quan điều tra, Bộ Công an cùng cơ quan điều tra địa phương, cơ quan công tố địa phương họp và Ủy ban kiểm sát sẽ có đánh giá trước khi phiên tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra. Bây giờ không có cách nào khác là phải dựa vào pháp luật.

Pháp luật hiện hành nhiều bất cập

Cũng theo viện trưởng VKSND tối cao: Để hạn chế án kéo dài, về nghiệp vụ, ngành Kiểm sát đã cố gắng chỉ đạo bằng việc phối hợp chặt chẽ từ khâu điều tra cho đến khâu xét xử. Nhưng các quy định của luật hiện hành cũng có những việc, thời hạn không được khống chế. Ví dụ như Bộ luật tố tụng hình sự chỉ khống chế thời hạn rất chặt chẽ ở giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố. Án ở hai giai đoạn này có ngày có tháng cho nên được chấp hành rất nghiêm chỉnh, nhưng ở giai đoạn xét xử không được quy định.

Lần sửa đổi tiếp theo của Bộ luật tố tụng hình sự, hiện nay chúng ta đang bàn để có những việc phải sửa đổi, trong đó thậm chí có thể phải áp dụng cả nguyên tắc suy đoán vô tội. Đến một thời hạn nào đó mà không thể chứng minh được tội phạm thì phải tuyên vô tội. Khi nào có tình tiết mới thì giở ra, chứ không thể để kéo dài quá nhiều năm như thế này. Về mặt luật thì không có gì là sai cả, nhưng chúng ta đang thảo luận về Hiến pháp và chúng ta đang chuẩn bị sửa 2 Bộ luật liên quan sau Hiến pháp.

Luật sư - Làm sao để không có những 'kỳ án vườn mít'?

Ông Lê Bá Triệu, cha của  Lê Bá Mai.

Trong đó chương về quyền con người cũng có một điều hướng đến, tôi cũng hiểu các nhà làm luật hướng đến việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội. Từ chỗ chúng ta đang suy đoán có tội trở thành suy đoán vô tội. Với việc như thế này, chúng ta khống chế thời gian của giai đoạn xét xử như điều tra truy tố thì chắc chắn tỷ lệ kéo dài sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, nó cũng sẽ bộc lộ những việc khác nữa. Sắp tới phải sửa như thế nào và quyết định như thế nào phụ thuộc vào Quốc hội để khắc phục tình trạng này. Viện trưởng VKSND tối cao đã trả lời thẳng thắn về những bất cập của Luật tố tụng hình sự hiện hành cần sửa đổi.

Qua trả lời chất vấn của viện trưởng VKSND tối cao về tình trạng án hình sự kéo dài, không bị khống chế về thời hạn trong giai đoạn xét xử cho thấy, nếu không sửa luật, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn, nguy cơ tiềm ẩn án oan kéo dài. Từ thực tiễn, chúng tôi nhận thấy:

Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử nhưng luật tố tụng lại có những quy định gián tiếp cho phép Tòa án được thực hiện chức năng của cơ quan buộc tội (thể hiện bằng những quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, dẫn đến việc tạm giam tiếp nối kéo dài; được quyền xử nặng hơn đề nghị của bên buộc tội, được quyền khởi tố vụ án hình sự; Thậm chí cá biệt, có vụ Tòa án xét xử về tội nặng hơn quyết định truy tố), đây là vấn đề bức xúc của dư luận xã hội, ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sinh mệnh chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân.

Từ những vụ án “vười mít , “vườn điều “ (nhiều người gọi là án “vườn oan“), chúng tôi đồng tình với quan điểm của các nhà làm luật rằng, đã đến lúc chấm dứt tình trạng này bằng việc sửa luật tố tụng hình sự, phải quy định khống chế thời hạn xét xử, thời hạn tạm giam. Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội phải được Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự quy định, phải được thực thi thống nhất trong mọi giai đoạn tiến hành tố tụng vụ án hình sự.

Luật sư Nguyễn Hồng Hà

Luật sư kiến nghị dời địa điểm xét xử kỳ án 'vườn mít'

Thứ 4, 29/05/2013 | 08:34
Muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân chứng của vụ án tham gia phiên tòa, 3 luật sư bảo vệ cho bị cáo Lê Bá Mai đã có đơn kiến nghị gửi đến TAND tối cao về việc chuyển địa điểm xử phúc thẩm lên Bình Phước thay vì ở tại TPHCM.

Kỳ án vườn mít: Nhân chứng nói gì?

Thứ 2, 20/05/2013 | 10:49
Ông Trần Văn Sinh (nhân chứng, nguyên công an viên xã An Khương, huyện Bình Long (cũ), nay là huyện Hớn Quản - Bình Phước) khẳng định không có mâu thuẫn gì với ông Dương Bá Tuân cũng như Lê Bá Mai.

Hoãn xử phúc thẩm vụ án vườn mít

Thứ 2, 06/05/2013 | 16:17
Cho rằng vụ án kéo dài gần 10 năm và quá phức tạp, cần thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ, luật sư mới của Lê Bá Mai yêu cầu hoãn phiên xử phúc thẩm lần 3.

Vụ án vườn mít: Điều tra viên ẩu, xử lý ai?

Thứ 6, 04/01/2013 | 14:24
Sáng nay (4/1/2013), Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục ngày xử thứ hai kỳ án vườn mít với bị cáo là Lê Bá Mai, người mà chiều qua Viện kiểm sát nhân dân tỉnh này đã đề nghị tòa tuyên tử hình về hai tội: giết người, hiếp dâm trẻ em.