Lưu trữ năng lượng là xu thế tất yếu khi phát triển điện tái tạo

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 12/12/2021 | 19:04
0
Việc phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng ở Việt Nam khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng cao là xu thế tất yếu nhằm đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định.

Lưu trữ năng lượng rất cần thiết cho hệ thống điện

Hệ thống điện Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật như tình trạng quá tải lưới điện, thừa nguồn phát trong một số thời điểm, mất cân đối tại các khu vực... Điều này dẫn tới một số nguồn năng lượng tái tạo đã phải giảm hoặc ngừng phát điện tại nhiều thời điểm theo yêu cầu của an toàn vận hành hệ thống điện.  

Với cam kết “Việt Nam sẽ đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, việc tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo bao gồm điện gió và mặt trời trong hệ thống nguồn điện cần được hết sức ưu tiên.

Tại toạ đàm “Giải pháp lưu trữ năng lượng và ứng dụng cho các dự án tại Việt Nam” chiều 12/12, các chuyên gia năng lượng cho rằng, điện gió và điện mặt trời tuy là nguồn năng lượng sạch nhưng tính không ổn định của hai loại điện này đang gây khó khăn và làm tăng chi phí vận hành hệ thống điện Việt Nam. Do đó, việc ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng ngày càng quan trọng và cấp thiết.

Theo ông Nguyễn Văn Lượng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 5 (PECC5), công nghệ lưu trữ năng lượng có rất nhiều nhưng đối với hệ thống điện thì các công nghệ lưu trữ phổ biến hiện nay tự chung có 3 dạng chính, bao gồm: Lưu trữ quay/Tụ điện; Lưu trữ năng lượng điện hoá - BESS; Lưu trữ thuỷ điện tích năng.

Trong số 3 dạng lưu trữ trên, cùng với việc phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới và tại Việt Nam, giải pháp lưu trữ năng lượng đặc biệt là lưu trữ năng lượng điện hoá BESS được kỳ vọng là một ngành tăng trưởng mạnh với tiềm năng mở rộng thị trường lớn.

Kinh tế vĩ mô - Lưu trữ năng lượng là xu thế tất yếu khi phát triển điện tái tạo

Việc phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng ở Việt Nam khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng cao là xu thế tất yếu.

Ông Lượng chỉ ra rằng, việc lưu trữ năng lượng trong hệ thống điện giúp ổn định tần số, giảm yêu cầu dự phòng công suất, tăng quán tính hệ thống. Cùng với đó, góp phần giảm quá tải lưới điện, giảm thời gian giảm phát năng lượng tái tạo, tăng khả năng tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện và tăng độ linh hoạt trong vận hành hệ thống điện.

“Lưu trữ năng lượng là cần thiết cho hệ thống điện, đặc biệt khi tỉ trọng năng lượng tái tạo ngày càng cao. Tỉ trọng công suất năng lượng tái tạo tăng nhanh trong hơn 2 năm qua nhờ chính sách ưu đãi giá FIT cho phát triển điện mặt trời, điện gió. 

Ước tính năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng rất nhanh và chiếm tỉ trọng khoảng 27% về công suất điện nhưng sản lượng đóng góp của loại hình năng lượng này chỉ đạt khoảng 10,9% trong toàn hệ thống”, ông Lượng chỉ ra.

Theo Phó Tổng Giám đốc PECC5, sản lượng điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo thấp một phần là do các nhà máy điện gió, mặt trời sau khi đưa vào vận hành đã phải đối diện với việc giảm công suất phát do quá tải lưới truyền tải. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích trữ năng lượng là cấp thiết nhằm đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định và hiệu quả của loại hình điện tái tạo.

Vấn đề cốt lõi vẫn cần cơ chế đầu tư

Cũng theo ông Lượng, tại nhiều quốc gia trên thế giới, lưu trữ năng lượng điện hoá BESS đã và đang trở thành một công nghệ cần thiết trong quản lý nhu cầu, năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh, nhất là sau Hội nghị COP26.

Ông cho rằng, việc áp dụng lưu trữ năng lượng BESS tại Việt Nam sẽ sớm được mở rộng thực hiện. Hiện nay, dù chưa có cơ chế, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có kiến nghị các dự án thí điểm.

Trên thực tế, ngày 2/4/2021, EVN đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao EVN nghiên cứu đầu tư thí điểm hệ thống BESS với mục đích chuyển dịch năng lượng, điều chỉnh tần số để xác thực tính năng thiết bị; đánh giá khả năng và tích lũy kinh nghiệm vận hành BESS trong hệ thống điện.

Cùng với đó, làm cơ sở đề xuất các cơ chế, chính sách, quy định pháp quy có liên quan đến phát triển, vận hành hệ thống BESS trong hệ thống điện. Chi phí đầu tư, vận hành thí điểm hệ thống BESS được hạch toán vào chi phí sản xuất điện của EVN hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

“Vấn đề cốt lõi vẫn là cơ chế. Muốn đầu tư thì phải có cơ chế, khi có cơ chế thì thị trường sẽ tự quyết định quy mô, thời điểm để đầu tư”, ông nói.

Kinh tế vĩ mô - Lưu trữ năng lượng là xu thế tất yếu khi phát triển điện tái tạo (Hình 2).

Bà Nguỵ Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green ID).

Đồng quan điểm, bà Nguỵ Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green ID) cho rằng, trong các quy định hiện hành chưa đề cập đến công nghệ tích trữ năng lượng, do đó cần thiết phải có sự điểu chỉnh, bổ sung cho phép các công nghệ này tham gia vào vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

Bà Khanh cho rằng, để đạt mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì các chính sách về năng lượng cần phải thúc đẩy các thành phần kinh tế với các quy mô khác nhau tham gia đầu tư hệ thống tích trữ năng lượng. Có như vậy mới thay thế được nền tảng năng lượng than của hệ thống điện Việt Nam hiện nay.

Điện gió sẽ là trụ cột của năng lượng Việt Nam trong tương lai

Thứ 4, 01/12/2021 | 13:49
Việt Nam là một trong 4 nước hoạt động mạnh mẽ nhất về năng lượng gió tại khu vực Đông Nam Á, đòi hỏi có kế hoạch hành động cụ thể phát triển nguồn năng lượng này.

Sau Hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII được điều chỉnh thế nào?

Thứ 6, 19/11/2021 | 19:50
Quy hoạch điện VIII sau điều chỉnh theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, cam kết cắt giảm khí CO2.

"Việt Nam sẽ đi đầu ở khu vực Đông Nam Á trong phát triển điện gió"

Thứ 4, 10/11/2021 | 18:25
Đại diện GWEC dự báo Việt Nam có thể sẽ trải qua mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng đáng kể do các hoạt động kinh tế đẩy mạnh, trong đó có việc phát triển điện gió.

Phát triển năng lượng tái tạo và vật liệu mới là xu hướng tất yếu

Thứ 7, 13/11/2021 | 07:00
Nhân loại đã chuyển từ chỗ phụ thuộc mọi thứ hoàn toàn vào thiên nhiên, đến chỗ tận dụng các nguồn tái tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của mình.
Cùng tác giả

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.