Lý do gì khiến Nhật Bản trở thành 'bia ngắm' của tên lửa Triều Tiên?

Lý do gì khiến Nhật Bản trở thành 'bia ngắm' của tên lửa Triều Tiên?

Chủ nhật, 09/07/2017 | 06:08
0
Nhiều người sẽ tự hỏi rằng, vì sao tên lửa Triều Tiên luôn nhắm ra biển Nhật Bản mà không phải là Hàn Quốc?

Hạt nhân Triều Tiên đã trở thành mối đe dọa cận kề với Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua. Với Tokyo, đó là một vấn đề mà họ không có giải pháp hoàn hảo. Đó cũng là lý do quan trọng để buộc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phải cấp tốc bay tới New York chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng. Ông muốn tìm kiếm sự bảo đảm cho một liên minh phòng thủ Mỹ-Nhật vẫn luôn ổn định trong nhiệm kỳ mới.

3 lý do khiến Nhật Bản có thể thành nạn nhân “bất đắc dĩ”

Tiêu điểm - Lý do gì khiến Nhật Bản trở thành 'bia ngắm' của tên lửa Triều Tiên?

Bản tin thông báo tên lửa Triều Tiên rơi xuống vùng biển Nhật Bản.

 

Corey Wallace, chuyên gia phân tích an ninh thuộc đại học Freie ở Berlin, cho biết: "Hậu quả xảy ra khi Mỹ mạnh tay với Triều Tiên sẽ là rất khắc nghiệt đối với Nhật Bản. Nó còn có khả năng mở rộng quy mô khi xung đột với Trung Quốc cũng diễn ra đồng thời".

Trái với những gì Chính phủ lo ngại, các vụ phóng tên lửa nhắm vào vùng đặc quyền kinh tế nước này không hẳn đã khiến người dân cảm thấy lo lắng. Shunji Hiraiwa, một chuyên gia về ngoại giao Triều Tiên tại đại học Nanzan ở thành phố Nagoya nói rằng, trong khi nhiều người ở Nhật "cảm thấy có nguy cơ chiến tranh hiện hữu, nhiều người khác lại không cảm thấy điều này”.

Quan điểm này được lặp lại bởi Narushige Michishita, giáo sư thuộc viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo Michishit: "May mắn thay, tình hình hiện tại không phải là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện nay khá ít người hoảng sợ”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "một số đối tượng khác lại cảm thấy mối đe dọa đang sát sườn”.

Washington Post dẫn lời Mitsuharu Suzuki, một nhân viên văn phòng 67 tuổi bày tỏ: "Chúng tôi đang đối mặt với Triều Tiên trên biển Nhật Bản, vì vậy lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy căng thẳng". Sachiko Kaneko, một bà nội trợ 69 tuổi cũng chia sẻ mối lo chung. "Các tên lửa đến thường xuyên, vì vậy tôi cảm thấy rất lo lắng", bà nói.

Kiyoshi Sugimoto, người làm việc trên một chiếc thuyền đánh bắt mực ống thừa nhận: “Điều đáng sợ nhất là không biết tên lửa có thể rơi xuống đâu”. Ông Sugimoto từng có lần làm việc ngay gần vị trí một tên lửa của Triều Tiên rơi xuống vùng kinh tế của Nhật Bản. Những người ngư dân luôn là đối tượng lo ngại nhất bởi khi đang làm việc trên biển trong lúc tên lửa Triều Tiên phóng xuống, họ không biết phải làm cách nào để tránh khỏi. “Cư dân trên bờ biển là đối tượng rất dễ bị tổn thương”, Sugimoto nói.

Đọc thêm>>> Triều Tiên tuyên bố sẽ tặng Mỹ nhiều 'món quà' tên lửa mới

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.