Mỹ sẽ cứng rắn hơn sau khi bỏ chính sách 'xoay trục' sang châu Á?

Mỹ sẽ cứng rắn hơn sau khi bỏ chính sách 'xoay trục' sang châu Á?

Thứ 6, 24/03/2017 | 15:48
0
Theo giới chuyên gia, lập trường cứng rắn hơn về Triều Tiên là dấu hiệu cho thấy Mỹ sử dụng “quyền lực cứng” để xử lý các mối đe dọa ở châu Á sau tuyên bố khai tử chiến lược xoay trục sang châu Á.

Trong tuyên bố mới đây, Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson khẳng định Mỹ sẽ có “một hướng tiếp cận mới” đối với vấn đề Triều Tiên.

"Trước mối đe dọa ngày càng leo thang, rõ ràng chúng ta cần một cách tiếp cận mới. Một phần mục đích trong chuyến thăm của tôi đến khu vực là nhằm trao đổi quan điểm về một cách tiếp cận mới", Ngoại trưởng Mỹ chia sẻ với các phóng viên ở Tokyo sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật trong chuyến thăm châu Á.

Dù Ngoại trưởng Mỹ không nói rõ hướng tiếp cận mới là gì nhưng giới bình luận cho rằng những phương án có thể được “đặt trên bàn” có thể là cải thiện khả năng tên lửa, trang bị cho đồng minh khả năng tấn công tên lửa mới hoặc thậm chí triển khai vũ khí hạt nhân cho đồng minh.

Trong bài trả lời phỏng vấn trước khi thăm châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được hỏi: "Liệu ông có thay đổi quan điểm phản đối Tokyo và Seoul sở hữu vũ khí hạt nhân như trước đây, khi mà tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng?". "Chúng tôi đang xem xét mọi phương án, nhưng chúng tôi cũng không thể đoán trước được tương lai”, ông Tillerson trả lời.

Tiêu điểm - Mỹ sẽ cứng rắn hơn sau khi bỏ chính sách 'xoay trục' sang châu Á?

Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson khẳng định Mỹ sẽ có “một hướng tiếp cận mới” đối với vấn đề Triều Tiên. 

“Điều quan trọng là mọi quốc gia trong khu vực cần hiểu rằng, tình hình có thể tiến triển tới mức độ cần có hoạt động phòng thủ song phương. Đây là phương án chúng tôi đang cân nhắc", ông Tillerson chia sẻ.

Giới chuyên gia cho rằng những phát biểu của ông Tillerson cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn rời xa nỗ lực ngoại giao, từ đó đưa Washington và các đồng minh châu Á tiến gần hơn tới một phản ứng quân sự.

Và lập trường cứng rắn hơn về Triều Tiên là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền ông Trump sẵn sàng sử dụng “quyền lực cứng” để xử lý các mối đe dọa ở châu Á sau khi tuyên bố khai tử chiến lược xoay trục của người tiền nhiệm Barack Obama.

Giới phân tích cho rằng có thể chính sách xoay trục của Mỹ đối với khu vực châu Á không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, phương thức tiến hành chính sách của Mỹ có thể sẽ sử dụng nhiều đến giải pháp quân sự. Điều này xem ra không mấy khó hiểu khi mà không lâu sau nhậm chức, ông Trump đã đề xuất tăng ngân sách quân sự lên thêm 54 tỷ USD.

Nhật Bản là đồng minh quan trọng

Không phải ngẫu nhiên Nhật Bản trở thành điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á của tân Ngoại trưởng Mỹ. Trước khi bắt đầu đàm phán với Ngoại trưởng Fumio Kishida, ông  Tillerson khẳng định tầm trọng của Nhật trong mối quan hệ với Mỹ: “Nhật Bản là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á của tôi, cho thấy tầm quan trọng của quan hệ Nhật- Mỹ”.

Ngoài mục đích đối phó những hành động khiêu khích của Triều Tiên, theo giới phân tích, mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật hiện đang ở trong một giai đoạn được coi là bước ngoặt lịch sử, trong đó cả hai nước đang đứng trước những thách thức mang tính chất sống còn. Do đó rất cần sự hợp tác cùng nhau và hành động chung để hóa giải.

Nhật Bản hiện đang phải đương đầu với những thách thức từ phía Trung Quốc trên các bình diện như: Cạnh tranh chiến lược trong không gian phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư và tham vọng Biển Đông của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng giao thương hàng hải với thế giới của Nhật Bản. 

Về phía Mỹ, nước này cũng đang phải đối mặt với sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng từ sự “trỗi dậy” của Bắc Kinh.

Những thách thức trên chính là lý do đưa Mỹ và Nhật Bản tiến gần nhau hơn trong mối quan hệ đồng minh. Cả hai nước cần phải phối hợp nỗ lực để hóa giải thách thức trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu không chỉ trong thời điểm hiện tại, mà cả trong thời gian tới. Ngoại trưởng Mỹ gọi liên minh Mỹ-Nhật là “nền tảng của hòa bình và ổn định” ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Xem thêm >> Chân dung cảnh sát anh hùng tay không đối đầu khủng bố ở London

Đào Vũ

Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.