Năm 2022 lạm phát sẽ ở mức dưới 4%

Năm 2022 lạm phát sẽ ở mức dưới 4%

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 3, 04/01/2022 | 16:14
0
Các chuyên gia nhận định lạm phát của năm 2022 sẽ ở mức dưới 4%, đây là tiền đề thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.

Sáng 4/1, tại Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo năm 2022”, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính nhận định năm 2022, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phục hồi nền kinh tế khi lạm phát sẽ cơ bản được kiểm soát.

Nhiều cơ chế chính sách ban hành đúng người, đúng thời điểm

“Kinh tế Việt Nam năm 2021 đã tiếp đà những kết quả quan trọng đạt được của năm 2020 như kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh cũng đạt những kết quả khá tốt”, ông Minh đánh giá.

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, ông Minh cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm 2020; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9% (đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05% (đóng góp 63,80%); khu vực dịch vụ tăng 1,22% (đóng góp 22,23%).

Trong bối cảnh đại dịch làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ, phí vận chuyển và logistic tăng cao, nhưng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt tới 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 220,68 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 73,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.

Kinh tế vĩ mô - Năm 2022 lạm phát sẽ ở mức dưới 4%

Toàn cảnh Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo năm 2022".

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cũng cho rằng làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng 4/2021 tại các tỉnh kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng trưởng kinh tế có mức giảm sâu nhất vào quý III/2021. Mặc dù GDP năm 2021 ghi nhận tăng, nhưng GDP tăng 2,58% là mức tăng thấp nhất trong một thập kỷ qua (từ năm 2011 đến nay). 

Trước tình hình đó, cả hệ thống chính trị và các cơ quan chức năng đã ban hành, thực hiện những quyết sách để phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nhằm đạt mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. PGS.TS đánh giá những quyết sách trong thời gian qua đã được ban hành rất kịp thời, đúng người, đúng thời điểm, góp phần tạo tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022.

Bổ sung thêm, ông Nguyễn Xuân Định (Phó Phòng Chính sách, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cho biết lạm phát năm 2021 đã cơ bản được kiểm soát, tiếp tục đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân CPI cả năm 2021 là 1,84% là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ giữa bối cảnh dịch Covid-19.

Đồng thời, đại diện của Cục Quản lý giá cho rằng công tác tổng hợp, phân tích diễn biến giá cả thị truờng cũng được triển khai mạnh mẽ, qua đó, kịp thời nắm bắt đuợc các yếu tố biến động của thị truờng để có các giải pháp cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị truờng phù hợp đối với các mặt hàng chịu sự tác động từ thị truờng thế giới; một số biến động bất thuờng của một số hàng hóa, dịch vụ xảy ra cục bộ trên một số địa bàn có diễn biến dịch phức tạp cũng đuợc xử lý kịp thời. Qua đó, đã giúp mặt bằng giá cả trong nuớc đuợc ổn định.

Lạm phát năm 2022 duy trì ở mức dưới 4%

Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính Nguyễn Bá Minh cho biết qua nghiên cứu, dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 2,5% (+/- 0,5%) tức là từ 2-3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi.

Theo ông Nguyễn Bá Minh, nguyên nhân khiến lạm phát năm 2022 sẽ được kiểm soát tốt là do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đặc biệt là biến chủng mới; chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng.

Bên cạnh đó, trên thế giới thời gian qua hầu hết giá cả các loại hàng hóa đều đạt đỉnh trong nhiều năm trở lại đây, tạo áp lực đối với hàng hóa Việt Nam, nhưng theo đánh giá áp lực không quá lớn, bởi vì sức cầu trong nước vẫn còn yếu do thu nhập của người lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh.

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, trong năm 2022, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý điều hành giá sẽ tiếp tục thực hiện linh hoạt, chặt chẽ, gắn với chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Cũng đồng tình với quan điểm trên, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định CPI năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức thấp. Bởi theo ông, mặc dù kinh tế đang phục hồi, nhưng sản lượng của năm 2022 sẽ vẫn ở mức dưới tiềm năng. Nếu GDP trong năm 2022 chỉ tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra, hay thậm chí tăng 8-9% như một số dự báo, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4-5%, thấp hơn khá nhiều so với mức 6% của giai đoạn 2011-2020

Kinh tế vĩ mô - Năm 2022 lạm phát sẽ ở mức dưới 4% (Hình 2).

Chuyên gia nhận định sức cầu trong nước vẫn còn yếu do thu nhập của người lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh.

Bên cạnh đó, đà tăng của giá xăng dầu cũng như giá của các nguyên vật liệu sẽ chững lại trong năm 2022, khi dịch bệnh được khống chế và các chuỗi cung ứng hàng hóa được bình thường hóa.

“Áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022, nếu có, sẽ đến từ việc giá thịt lợn hiện nay đang ở mức thấp và có thể tăng trong tương lai. Thêm vào đó, Chính phủ có thể sẽ điều chỉnh giá một số mặt hàng như điện, nước, và giá dịch vụ. Về tổng thể, áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 không lớn và chỉ số CPI sẽ tiếp tục tăng chậm”, ông Nguyễn Đức Độ cho hay.

Với các phân tích nêu trên, theo ông Nguyễn Đức Độ, tốc độ tăng của chỉ số CPI cho đến nay vẫn chưa phá vỡ xu hướng đi ngang kể từ năm 2016 đến nay. Nếu giả định CPI trong năm 2022 sẽ tăng trung bình 0,24%/tháng, tương đương mức tăng trung bình của giai đoạn 2016-2021, thì lạm phát trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 1,8%.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, việc kiểm soát lạm phát năm 2022 có thể vẫn gặp nhiều khó khăn và không dễ dàng.

Theo đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long dự báo CPI có thể tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm. Cảnh báo này xuất phát từ một số yếu tố chủ yếu, như nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng; khi kinh tế phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.

“Bên cạnh đó, khả năng điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý (như giá điện, nước, y tế, giáo dục…) có thể xảy ra, tạo áp lực tăng lạm phát đáng kể đối với Việt Nam. Việc triển khai mạnh Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 cũng sẽ là một tác nhân tăng cung tiền và gia tăng lạm phát 2 năm đó và có thể cả năm tiếp theo”, ông Ngô Trí Long chia sẻ.

Vẫn cần sự vào cuộc của Nhà nước

Trước bối cảnh trên, Cục Quản lý giá đã đưa ra 6 nhiệm vụ và giải pháp, nhằm quản lý, điều hành giá theo đúng mục tiêu của Chính phủ.

Kinh tế vĩ mô - Năm 2022 lạm phát sẽ ở mức dưới 4% (Hình 3).

Ông Nguyễn Xuân Định (Phó Phòng Chính sách, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) phát biểu tại Hội thảo.

Theo đó, tiếp tục triển khai toàn diện công tác sửa đổi hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, trọng tâm là xây dựng Luật Giá (sửa đổi); theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, tiếp tục điều hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Cùng với đó, tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả; tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm về giá, đầu cơ, thao túng giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Tại sao lạm phát ở châu Á chưa bùng nổ như ở châu Âu, Mỹ?

Chủ nhật, 26/12/2021 | 08:00
Mức lạm phát ở các nền kinh tế của châu Á có phần trầm lắng hơn, tuy nhiên triển vọng vẫn chưa chắc chắn trong năm 2022 và cần chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó.

Lo bất động sản tăng giá vì lạm phát năm 2022

Thứ 6, 24/12/2021 | 14:44
Chuyên gia Sử Ngọc Khương nhận định, thị trường BĐS sẽ nằm trong câu chuyện lạm phát 2022, đặc biệt phân khúc BĐS nhà ở vẫn xu hướng tăng.

Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát gia tăng

Thứ 5, 09/12/2021 | 16:23
Mirae Asset cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ, gói hỗ trợ lớn... trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể khiến lạm phát gia tăng.
Cùng tác giả

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Ông Nguyễn Hồ Nam: Bamboo Capital đã chuẩn bị cho chuyển giao thế hệ

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:38
Theo ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT BCG, việc ông từ nhiệm không phải rời đi mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một cương vị mới.

Chủ tịch Bamboo Capital xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:26
Ngay sau khi được bầu vào HĐQT Eximbank, ông Nguyễn Hồ Nam đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital với lý do tập trung công tác phụ trách...

Vinhomes báo lãi 904 tỷ đồng quý đầu năm 2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 17:54
Sau kỳ kinh doanh bùng nổ cuối năm 2023, trong quý đầu năm 2024, Vinhomes công bố kết quả kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận giảm sâu so với cùng kỳ.
Cùng chuyên mục

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Thu lợi từ rừng và bài toán phát triển kinh tế từ tín chỉ carbon

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:16
Tín chỉ carbon được xem là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế xanh, là tiền đề để các doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm phát thải, bảo vệ môi trường…
     
Nổi bật trong ngày

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Giá vàng 1/5: Vàng thế giới tiếp tục lao dốc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi đồng USD tăng giá dữ dội, lãi suất trái phiếu Mỹ nóng lên.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.