Nâng chuẩn giáo viên mầm non: Cần nhìn thẳng vào thực tế!

Nâng chuẩn giáo viên mầm non: Cần nhìn thẳng vào thực tế!

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 03/11/2018 | 19:05
0

Trong dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) lần này, có hai điểm đáng chú ý và nhận được sự quan tâm của mọi người đó là chính sách không thu học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở công lập và hỗ trợ đóng học phí cho trẻ em, học sinh thuộc diện phổ cập đang theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập; Chính sách nâng chuẩn trình độ được đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm.

Tuy nhiên, hai điểm mới này cũng nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều từ dư luận. Bên hành lang Quốc hội, PV báo Người Đưa Tin lắng nghe ý kiến của một số ĐBQH xoay quanh dự thảo luật này.

Giáo dục - Nâng chuẩn giáo viên mầm non: Cần nhìn thẳng vào thực tế!

Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) có nêu nâng chuẩn giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng nhận được nhiều ý kiến tranh luận (Ảnh minh họa).

Không chỉ được quyết định bởi bằng cấp

Bày tỏ quan điểm của mình về dự thảo luật này, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) cho rằng đây là những chính sách mong muốn ngành giáo dục ngày càng tốt lên, đại biểu phân tích: “Về chuyện miễn giảm học phí, miễn giảm là mừng. Nhưng, phải tính trên bình diện chung học phí hiện giờ chiếm bao nhiêu phần phí giáo dục, phí phụ huynh học sinh phải bỏ ra. Theo tôi, chính sách về miễn giảm học phí, cũng như những chính sách nào để lo cho học sinh bớt chi phí về giáo dục thì không nên làm đại trà. Chúng ta có thể ưu tiên cho học sinh nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa chứ không làm đại trà.

Bởi, với một số gia đình chưa chắc họ đã cần miễn giảm. Nếu đã tập trung cho vùng sâu, vùng xa thì đã nói miễn là miễn hết, không chỉ là học phí. Điều này cũng tương tự như chương trình sữa học đường, chương trình rất đúng, rất hay nhưng nếu áp dụng đại trà và áp dụng cả ở những nơi kinh tế khá sẽ nảy sinh nhiều vấn đề và không giải quyết được vấn đề. Trong khi đó, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa rất nhiều. Ngay cả ở các thành phố lớn cũng còn rất nhiều người nghèo, thay vì trợ giá từng phần thì tại sao không dồn nguồn lực đó để cho những em khó khăn để được trợ giá 100%”.

Giáo dục - Nâng chuẩn giáo viên mầm non: Cần nhìn thẳng vào thực tế! (Hình 2).

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng chuẩn giáo viên không chỉ quyết định bằng bằng cấp.

Phân tích về việc nâng chuẩn giáo viên mầm non, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho hay: “Tôi chỉ nói một câu thôi, chuẩn giáo viên không chỉ quyết định bằng bằng cấp. Chúng ta cũng đã bị bệnh bằng cấp này trong rất nhiều lĩnh vực. Vấn đề làm được cái gì mới là điều quan trọng. Nói chung, nếu có gì cần cải tiến, cải cách tôi rất hoan nghênh. Nhưng như việc nâng chuẩn giáo viên lên, rồi bắt tất cả kéo nhau đi học là điều quá dễ dàng, cái quan trọng là chất lượng giáo viên thật sự không chỉ được quyết định bởi bằng cấp. Còn phản đối hoàn toàn thì tôi không phản đối, ai cũng mong muốn chuẩn giáo viên dần dần tăng lên nhưng cần nhìn thẳng vào thực tế. Con đường đi đến thành công duy nhất không phải chỉ có bằng cấp”.

Trong bao lâu sẽ đạt chuẩn?

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh (Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước) bày tỏ băn khoăn: "Vấn đề nâng chuẩn giáo viên trong quy định của luật Giáo dục (sửa đổi), tôi thấy rằng nâng chuẩn thì rất tốt, theo xu hướng phát triển và nâng tầm hội nhập thì phát triển sẽ tốt hơn cho công tác phục vụ giáo dục… Tuy nhiên, so với điều kiện thực tế hiện nay thì cần phải đánh giá tác động và cần phải có tính toán dài hơi. Xem việc nâng chuẩn giáo viên lên trong thời gian bao lâu sẽ đạt được mong ước này?

Hiện nay, mặt bằng chung có thể chưa đáp ứng được đầy đủ, nếu nâng chuẩn, yêu cầu đột ngột như vậy sẽ rất khó khả thi. Nên phải tính toán lộ trình dài hơi để làm thật sự chặt chẽ, nếu không sẽ gặp khó khăn và theo tôi cũng nhiều đại biểu băn khoăn, lo lắng về vấn đề này”.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc nâng chuẩn giáo viên mầm non lại giống như việc coi trọng bằng cấp hơn chất lượng. Chia sẻ quan điểm của mình, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh nói: “Hiện tại, theo nền giáo dục ở Việt Nam, thường học ở trình độ nào sẽ có bằng cấp ở trình độ đó. Mỗi người sẽ có hai luồng ý kiến để bình luận, một là có đang chạy theo bằng cấp?, hai là thực nghiệm theo tay nghề và khả năng thực tế.

Nhưng, theo chuẩn quốc tế các nước cũng lấy việc cấp bằng, cấp chứng chỉ để làm thước đo và cấp bằng, cấp chứng chỉ cũng coi như là thước đo. Quan trọng ở đây cần chú ý là nội dung nâng chuẩn, giảng dạy, đào tạo và khả năng thực tế của người được học tập đó đến đâu. Trình độ thật, bằng cấp thật là điều rất tốt. Tuy nhiên, cũng có một số khiếm khuyết như bằng cấp đẹp nhưng thực tế lại không đạt được như tấm bằng, đây là điều khó khăn.

Giáo dục - Nâng chuẩn giáo viên mầm non: Cần nhìn thẳng vào thực tế! (Hình 3).

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin bên hành lang Quốc hội.

Nếu ngành giáo dục tham mưu kỹ về vấn đề nêu trên và để thật sự thuyết phục được các đại biểu thì cũng cần phải đưa ra báo cáo, đánh giá tác động về thực trạng, bức tranh chung của giáo dục Việt Nam ở mức độ nào. Ví dụ, đến nay trình độ đạt chuẩn của giáo viên trung cấp đạt bao nhiêu phần trăm? Nếu nâng chuẩn lên thì sẽ tác động thế nào đến giáo viên, người học… kinh phí cho việc nâng chuẩn và trong bao lâu sẽ đạt được nâng chuẩn này?

Riêng ở góc độ nào đó, tôi cũng ủng hộ việc nâng chuẩn giáo viên. Nhưng, còn một số băn khoăn nêu trên”.

Cũng bày tỏ sự kỳ vọng của mình nếu dự thảo luật này được thông qua, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh cho hay: “Tôi và nhiều đại biểu mong muốn luật giáo dục phải được sửa đổi toàn diện, vì giáo dục lý luận thì nhiều mà thực hành thì ít. Lần sửa đổi luật này tôi thấy đã sửa đổi rất nhiều môn học, nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành của học sinh. Nhưng, phải làm sao tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt được mục tiêu đề ra mới đảm bảo được mong muốn, kỳ vọng của tôi và các đại biểu trong thời gian tới”.

Nhiều ý kiến ĐBQH góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch

Thứ 6, 02/11/2018 | 18:20
Chiều ngày 2/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.

Điều ấn tượng nhất của ĐBQH trong 3 ngày chất vấn và trả lời chất vấn

Thứ 5, 01/11/2018 | 19:15
Chiều ngày 1/11, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV kết thúc hoạt động chất vấn. Bên hành lang Quốc hội, nhiều ĐBQH cũng đã bày tỏ những cảm xúc, ấn tượng riêng của mình về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn lần này.

Giáo viên ‘chạy đua’ chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn châu Âu để nâng lương

Thứ 5, 12/05/2016 | 12:20
Nhiều thầy, cô giáo có tuổi hoặc ở bộ môn khác ngoại ngữ, điều này là nhiệm vụ bất khả thi. Chính vì thế, họ sẵn sàng “chạy đua” để có chứng chỉ ngoại ngữ.
Cùng tác giả

Giả mạo website Bộ TT&TT lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Khi truy cập vào trang web "vietgcv [.] cc" giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. 

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.
Cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần chú ý

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:00
Theo kế hoạch, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024 sẽ tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.

Bản tin 1/5: Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024; Rủ nhau đi tắm "biển trên núi", 3 nạn nhân đuối nước thương tâm...