Người Mỹ bắt đầu ít “nhảy việc” hơn

Người Mỹ bắt đầu ít “nhảy việc” hơn

Thứ 3, 23/08/2022 | 12:18
0
Có dấu hiệu cho thấy cuộc “Đại nhảy việc” ở Mỹ đang lắng xuống, nhưng không có gì đảm bảo cuộc khủng hoảng lao động này không bùng lên trong bối cảnh lạm phát cao.

Theo một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York được công bố hôm 22/8, số lượng người Mỹ bỏ việc vì một công việc khác (nhảy việc) đã giảm trong tháng 7, một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng “Đại nhảy việc” (Great Resignation) đang giảm tốc.

Nhưng dữ liệu cũng cho thấy rằng nguy cơ nhảy việc vẫn cao.

Tỉ lệ “nhảy việc” ở người Mỹ đã giảm xuống 4,1% vào tháng 7, so với 5,9% cùng kỳ năm trước, theo cuộc khảo sát thị trường lao động và kỳ vọng người tiêu dùng của Fed New York.

Tỉ lệ “nhảy việc” giảm rõ rệt nhất đối với phụ nữ và những người được hỏi có thu nhập hộ gia đình dưới 60.000 USD.

“Tỉ lệ người nhận được ít nhất một lời mời làm việc trung bình trong 4 tháng tới giảm nhẹ xuống 21,1% từ mức 21,6% vào tháng 7/2021, vẫn ở dưới mức trước đại dịch”, khảo sát cho biết.

Mặc dù vậy, người lao động vẫn đang tìm kiếm các công việc tạm mới: 24,7% người được hỏi cho biết đã tìm kiếm một công việc mới trong tháng qua, tăng so với 24% cùng kỳ năm ngoái.

Thêm vào đó, khoảng 21,1% người tham gia khảo sát cho biết họ đã nhận được ít nhất một lời mời làm việc trong 4 tháng qua - tăng từ 18,7% vào tháng 7 năm ngoái. Mức lương trung bình cho các công việc toàn thời gian đã tăng lên 60.764 USD từ mức 58.469 USD cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, người lao động ngày càng ít hài lòng hơn với mức lương của họ, với mức độ hài lòng về lương đã giảm từ 58,2% xuống 56,9% trong tháng 7.

Thế giới - Người Mỹ bắt đầu ít “nhảy việc” hơn

Người tìm việc tham gia một hội chợ việc làm ở Florida, Mỹ, tháng 8/2021. Ảnh: Jacksonville

Trong nhiều tháng, nhiều lao động mới ở Mỹ đã bỏ việc để tìm công việc khác có mức lương, điều kiện làm việc và giờ giấc làm việc tốt hơn trong bối cảnh các doanh nghiệp cũng phải vật lộn để thu hút lao động mới với mức lương cao hơn - một xu hướng được gọi là cuộc “Đại nhảy việc”.

Kết quả là, thu nhập của người Mỹ đang tăng trên diện rộng khi các nhà tuyển dụng tăng cường tuyển nhân sự để bù đắp thiệt hại hoặc cố gắng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về nhân lực.

Việc thị trường lao động Mỹ trong tình trạng vô cùng thắt chặt là một phần nguyên nhân thúc đẩy lạm phát cao kỷ lục. Hàng triệu lao động đang chứng kiến mức tăng lương lớn nhất trong nhiều năm - kết quả của việc các công ty cạnh tranh với nhau để giành giật nguồn nhân lực hạn chế.

Thu nhập của người lao động Mỹ tăng 5,2% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức trung bình trước đại dịch là 3%, theo Bộ Lao động Mỹ. Trên cơ sở hàng tháng, tiền lương tăng 0,5%, cao hơn dự kiến của các nhà kinh tế.

Nhưng lạm phát ở nền kinh tế số 1 thế giới đang nhanh chóng làm xói mòn những lợi ích đó.

Bộ Lao động Mỹ đã báo cáo vào đầu tháng này rằng thu nhập trung bình theo giờ của tất cả nhân viên đã giảm 3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, khi tính đến cả tác động của việc giá tiêu dùng tăng. Trên cơ sở hàng tháng, thu nhập trung bình hàng giờ giảm 0,6% trong tháng 7, khi tính đến mức tăng đột biến của lạm phát.

Do đó, người lao động ngày càng mong đợi mức lương cao hơn khi họ chấp nhận một công việc mới.

Mức lương dự kiến trung bình hàng năm của các lời mời làm việc trong 4 tháng tới đã tăng lên 60.310 USD từ 57.206 USD vào tháng 7/2021, mức cao thứ 2 được ghi nhận kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu. Mức cao nhất được ghi nhận vào tháng 3/2021.

Tin tốt lành cho các nhà tuyển dụng là việc họ đầu tư vào các lợi ích, sự phát triển nghề nghiệp và các chính sách linh hoạt hơn tại nơi làm việc dường như đang được đền đáp. Sự hài lòng của người lao động với các phúc lợi ngoài lương và cơ hội thăng tiến đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Minh Đức (Theo New York Post, Yahoo!Finance)

Nền kinh tế Mỹ đối mặt với thách thức đáng lo ngại

Thứ 4, 17/08/2022 | 12:43
Fed đang trong tình cảnh không mấy dễ chịu khi họ vừa phải nỗ lực kiềm chế lạm phát, vừa phải phải đảm bảo cú “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế số 1 thế giới.

Tổng thống Mỹ Biden chuẩn bị ký dự luật 430 tỷ USD về chống lạm phát

Thứ 7, 13/08/2022 | 10:06
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi gọi dự luật này là một đảm bảo cho sự phát triển của các gia đình và sự tồn tại của hành tinh.

Ông Zelensky: Lạm phát, Covid ở Mỹ "không là gì" so với Ukraine

Thứ 5, 28/07/2022 | 09:52
Phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelensky có thể khiến nhiều người Mỹ mất lòng khi cho rằng xung đột ở Ukraine cần được quan tâm hơn những khó khăn trong nước mà Washington đang giải quyết.

Nhiều người Mỹ đang quay trở lại thị trường lao động

Thứ 5, 07/10/2021 | 20:30
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có thêm 568.000 việc làm trong tháng 9, cao hơn so với dự báo của các chuyên gia.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga liên tiếp phá hủy các mục tiêu giá trị, khí tài phương Tây có giúp được Ukraine?

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, trong tuần qua, một loạt khí tài trị giá triệu đô mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.