Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh”

Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh”

Nguyễn Anh Ngọc
Chủ nhật, 26/12/2021 | 11:25
0
Đại dịch đã khiến cho du lịch Việt rơi vào “khoảng lặng”. Các ngành, các cấp đang nỗ lực tìm hướng đi và giải pháp để sớm phục hồi và phát triển du lịch trở lại.

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo du lịch năm 2021 “Du lịch Việt Nam - hội nhập và phát triển”, chiều 25/12, diễn ra phiên toàn thể. Dự hội thảo có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành trung ương. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự hội thảo từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Phục hồi và phát triển

Với nội dung “Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch, đó là “những nốt trầm buồn” của du lịch Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh”

Bộ trưởng bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Từ một ngành công nghiệp không khói đóng góp trên 10% vào GDP, năm 2019 đón số lượng khách quốc tế kỷ lục với 18 triệu lượt khách. Đồng thời, 3 năm liên tiếp Việt Nam liên tục được các tổ chức du lịch uy tín thế giới đánh là điểm đến hàng đầu Châu Á. Trong đó điểm đến về du lịch an toàn, ẩm thực, phong cảnh đẹp…

Tuy nhiên đại dịch đã khiến cho du lịch Việt rơi vào “khoảng lặng”. Năm 2020, lượng khách quốc tế cả năm 2020 giảm 80%, khách nội địa giảm 34%, tổng thu từ khách du lịch giảm 59% so với năm 2019.

Năm 2021 lượng khách tiếp tục sụt giảm trong nội địa 57%, doanh số, doanh thu càng sụt giảm nghiêm trọng. Hơn 2.000 doanh nghiệp kinh doanh du lịch rút giấy phép hoặc ngừng hoạt động.

“Lực lượng lao động trong ngành đứt gãy, số lượng không có việc làm rất nhiều, hạ tầng du lịch không có điều kiện để đầu tư, các cơ sở hiện có không có điều kiện để đón khách”, ông Hùng nói.

Trước thực trạng trên, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp và người lao động.

Trong bối cảnh mới, xu hướng du lịch cũng đã có những dịch chuyển, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch cũng như đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh bình thường mới với mục tiêu sẽ đóng góp khoảng 12-14% GDP, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp được đặt ra tại Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh” (Hình 2).

Phú Quốc như “viên ngọc quý của Việt Nam”. Ảnh Thu Hà.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm khôi phục và phát triển du lịch sau 2 năm gần như bị tê liệt do dịch Covid-19.

Trong đó, để phục hồi ngành du lịch an toàn, hiệu quả cần ưu tiên số hóa, phân tích thị trường, dự báo đề cập đến các xu hướng du lịch để thích ứng với việc tìm các thị trường. Phục hồi du lịch gắn liền với sản phẩm du lịch. Mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch tiêu biểu” và kết nối an toàn.

Đồng thời, phát triển du lịch nhưng phải đảm bảo an toàn yêu cầu phòng chống dịch. Bên cạnh đó, cần giữ chân đội ngũ nhân lực nòng cốt, tiếp tục đào tạo nhân lực và phát triển kỹ năng làm việc an toàn cho đội ngũ nhân viên. Xây dựng các sản phẩm mới, sản phẩm du lịch an toàn, sản phẩm du lịch ngách (du lịch golf, du lịch mạo hiểm…) nhằm đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh” (Hình 3).

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu từ Văn phòng Chính phủ.

Mở cửa kèm theo các biện pháp chắc chắn

Phát biểu từ Văn phòng Chính phủ thông qua hình thức trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh đây là hội thảo rất quan trọng; đồng thời đồng tình với các ý kiến cần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong đó có tăng cường phát triển du lịch cộng đồng vì không chỉ bổ trợ cho các doanh nghiệp du lịch mà còn giúp cho nhiều người dân về kinh tế và “đem thế giới vào tận vùng sâu, vùng xa” thông qua khách du lịch.

Mặt khác, Phó Thủ tướng đề nghị cần rất khẩn trương số hóa nguồn tài nguyên về du lịch; đồng thời để phục hồi phát triển du lịch, bên cạnh chiến lược, tầm nhìn, giải pháp lớn thì điều quan trọng là cần tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mở cửa kèm theo các biện pháp chắc chắn; không nên quá nóng vội mà điều chính yếu là cần kiểm soát thật tốt dịch bệnh Covid-19 trong thời gian ngắn nhất, đồng thời tự đổi mới hoạt động du lịch để sẵn sàng đón khách lúc đảm bảo an toàn.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh” (Hình 4).

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết: “Ban tổ chức sẽ tổng hợp, hoàn thiện báo cáo kết quả hội thảo và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ những cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi và phát triển du lịch trong những năm sắp tới”.

Đồng thời, ông Nguyễn Đắc Vinh kiến nghị Quốc hội nghiên cứu các nội dung đề xuất để xem xét, thảo luận về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023; đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét bổ sung các nội dung liên quan tới phục hồi và phát triển du lịch trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, trong đó coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng để sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành du lịch.

Đón bắt xu thế, tăng cường năng lực cạnh tranh để phục hồi du lịch Việt Nam

Chủ nhật, 26/12/2021 | 07:00
Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã sớm có chính sách, biện pháp để phục hồi du lịch, Việt Nam chúng ta cũng cần nhanh chóng đón bắt xu thế này.

5 giải pháp "chìa khoá vàng" khôi phục du lịch quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Thứ 7, 25/12/2021 | 21:44
Bà Julia Simpson, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới đã đưa ra 5 giải pháp hồi phục du lịch quốc tế.

Xu hướng sau đại dịch và lộ trình để du lịch Việt Nam trở lại "thời hoàng kim"

Thứ 7, 25/12/2021 | 18:00
Du lịch thời gian tới sẽ triển khai 2 giai đoạn, đó là mở lại du lịch nội địa, du lịch quốc tế, sau đó phục hồi và phát triển đạt mức trước dịch Covid-19.

Gần 200 chuyên gia “hiến kế” phục hồi du lịch, vượt qua đại dịch Covid-19

Thứ 7, 25/12/2021 | 15:20
Các chuyên gia đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch vô cùng lớn. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội chuyển mình, vừa là thách thức với du lịch Việt Nam.
Cùng tác giả

Nghệ An: 4 tháng đầu năm 2024 đã giải ngân gần 989 tỷ đồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:55
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị giao ban toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và 3 chương trình MTQG.

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:39
Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ.

Nghệ An cần giải pháp để đánh thức tiềm năng du lịch đang "ngủ say"

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:30
Dù Nghệ An có nhiều thuận lợi phát triển du lịch, từ cảnh quan thiên nhiên cho đến văn hoá, lịch sử nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng.

Bắt “ông trùm” đường dây ma túy

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:24
Pịt là đối tượng nghiện ma túy nặng, vừa chấp hành xong bản án 10 năm tù. Quá trình hoạt động phạm tội, đối tượng luôn thủ sẵn dao trong người.

Siết chặt các điều kiện để ngăn chặn dự án hàng trăm tỷ chậm tiến độ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:00
Để ngăn chặn các dự án “khủng” chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực Nhà nước, Nghệ An đã ra điều kiện đối với nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.