Nhóm G12+1 sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh?

Nhóm G12+1 sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
Một trong những động thái đầu tiên sau khi lên làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình đã cho thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn chiếm tới 85% thị phần. Cùng với Ngân hàng Nhà nước, 12 ngân hàng "đại gia" này thành lập nhóm được gọi là G12+1.

G12+1 sẽ họp mỗi quý một lần, trong trường hợp thị trường có biến động bất thường nhóm sẽ họp bất cứ lúc nào. Bắt đầu từ tháng 9, sau khi họp cùng G12, Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định rút lãi suất huy động xuống 14%/năm, kèm theo đó là quyết định 02 kiên quyết xử lý những ngân hàng huy động vượt trần lãi xuất 14%/năm. Xung quanh vấn đề này, PV báo ĐS&PL đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội).

Có nhóm “đại gia”, chính sách sẽ sát thực tế hơn

Bất động sản - Nhóm G12+1 sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh?
TS. Nguyễn Minh Phong.

Thưa ông, ông có đánh giá như thế nào trước việc gần đây những ngân hàng như: HDBank, Dong A Bank bị phát nhiện đã vượt trần lãi suất huy động?

Các ngân hàng chịu sức ép cạnh tranh nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động. Hiện nay mức lãi suất huy động trên danh nghĩa là thấp, nó không tuân theo nguyên tắc thực dương. Chính vì lẽ đo, các ngân hàng luôn phải tìm các chiêu để lách luật và lách trần.

Điều này sẽ tạo ra sự căng thẳng trong thanh khoản và không lành mạnh trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các khách hàng đủ sức chịu mức lãi cao của các ngân hàng khiến dòng vốn bị dồn tụ và tập trung thái quá bất chấp nguyên tắc an toàn.

Như vậy, theo ông việc khống chế trần lãi suất huy động 14%/năm có phải là một cách làm hay?

Lợi ích duy nhất trong việc trần huy động lãi suất là khiến cho các ngân hàng nhỏ không thể nâng lãi suất huy động lên cao được. Các ngân hàng nhỏ buộc phải tái cấu trúc hoặc không gây ra mất ổn định về lợi nhuận cho các ngân hàng lớn. Như thế những ngân hàng nào huy động lãi suất cao thì bớt lãi và ngược lại. Đồng thời sẽ làm giảm bớt gánh nặng lãi suất cho các doanh nghiệp.

Gần đây, có sự phối hợp của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cùng với nhóm G12 để đưa ra các chính sách điều tiết thị trường, khiến nhiều người cho rằng điều đó tạo nên sự bất công với các ngân hàng nhỏ?

Việc Ngân hàng Nhà nước bàn bạc cùng với 12 ngân hàng lớn trong nước là cách chúng ta học tập từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng có sự phối hợp của Ngân hàng Nhà nước và 5 ngân hàng lớn để cùng để đưa ra các chính sách điều tiết thị trường. Đứng trên góc độ thị trường cạnh tranh thì điều đó là vi phạm luật cạnh tranh. Người ta sẽ nghĩ các ông lớn hợp lại để cũng nhau thống lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, ở đây không nên hiểu là họ đang lập nhóm để thâu tóm thị trường mà cần phải hiểu là họ hợp lại để có thể đưa ra những chính sách hợp lý để bình ổn thị trường. Điều này có thể chấp nhận được. Họ làm là có cái lý của họ. Ngân hàng Nhà nước có thể lấy ý kiến và tham khảo ý kiến của các ngân hàng khác. Như vậy vừa kết hợp được quản lý Nhà nước cộng với việc tham khảo thị trường. Các chính sách ban hành sẽ sát hơn so với thực tế.

Các ngân hàng nhỏ cần tự nâng cấp hoặc tái cấu trúc

Bất động sản - Nhóm G12+1 sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh? (Hình 2).
Chuyển dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất đang là mục tiêu mà các nhà điều hành hướng tới.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, việc hợp tác như vậy sẽ dẫn đến người dân chỉ tin tưởng vào 12 ngân hàng "đại gia" này, ông nghĩ sao?

Đó lại là câu chuyện tâm lý. Tuy nhiên, điều này chỉ cần công bố thông tin để người dân hiểu là được. Tin cậy hay không phụ thuộc vào hệ thống tín nhiệm của mỗi ngân hàng. Sau này sẽ có các công ty đánh giá và cung cấp các thông tin ấy cho người dân hiểu. Các ngân hàng sẽ hút người gửi bằng chất lượng dịch vụ và những tiện ích của mình. Ngân hàng nhỏ phải tự nâng cấp mình, thu hút người dân bằng dịch vụ tốt.

Có phải đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân rút tiền từ các ngân hàng nhỏ gửi vào ngân hàng lớn?

Cùng một mức huy động lãi suất thì tất nhiên người dân sẽ muốn gửi tiền của mình vào những ngân hàng lớn và có uy tín. Chính điều này gây sức ép với các ngân hàng nhỏ, buộc họ phải tái cấu trúc lại để rút bớt ra khỏi thị trường. Nhưng chắc chắn các ngân hàng yếu không được dùng công cụ huy động lãi suất cao để câu khách nữa. Điều đó tất dẫn đến việc, khả năng cạnh tranh của nó với các ngân hàng lớn kém hơn nhiều.

Có người lại cho rằng, sở dĩ người dân còn chưa thực sự tin tưởng ngân hàng nhỏ bằng ngân hàng lớn là do bảo hiểm tiền gửi ở nước ta còn thấp dẫn đến việc người dân không đặt lòng tin cao ở những ngân hàng nhỏ. Ông nghĩ sao?

Người gửi bằng đồng Việt Nam sẽ được bảo hiểm... Mức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện là 50 triệu/ tài khoản. So với thế giới thì mức bảo hiểm này hơi thấp. Cũng một phần vì mức bảo hiểm thấp như vậy nên người dân ngại gửi vào ngân hàng nhỏ, bởi độ rủi ro cao hơn. Trong thời gian tới, tôi nghĩ phải nâng mức bảo hiểm tiền gửi trên mỗi tài khoản.

Xin cảm ơn ông!

Thành Huế


Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Rà soát các dự án đầu tư BĐS tại Đà Lạt và Bảo Lộc

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:36
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tp.Đà Lạt và Tp.Bảo Lộc.

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội tiếp tục đà tăng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:00
Năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội được dự đoán tiếp tục đà tăng nhờ nguồn vốn nước ngoài dồi dào và sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Tp.HCM: Tín hiệu tích cực từ doanh thu kinh doanh bất động sản

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:06
Các giải pháp kích cầu dần dần có tác dụng khi thị trường bất động sản tại Tp.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc, ghi nhận giao dịch nhộn nhịp hơn.

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Tín hiệu tích cực từ doanh thu kinh doanh bất động sản

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:06
Các giải pháp kích cầu dần dần có tác dụng khi thị trường bất động sản tại Tp.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc, ghi nhận giao dịch nhộn nhịp hơn.

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội tiếp tục đà tăng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:00
Năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội được dự đoán tiếp tục đà tăng nhờ nguồn vốn nước ngoài dồi dào và sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Lâm Đồng: Rà soát các dự án đầu tư BĐS tại Đà Lạt và Bảo Lộc

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:36
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tp.Đà Lạt và Tp.Bảo Lộc.

Giá vàng 4/5: Vàng SJC áp sát mức 86 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:55
Giá vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn sáng nay tăng nhẹ lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.