Nửa số heo đeo vòng nhận diện để đối phó: Ai cứu hộ người tiêu dùng?

Nửa số heo đeo vòng nhận diện để đối phó: Ai cứu hộ người tiêu dùng?

Thứ 3, 09/05/2017 | 11:03
0
Trong khi người dân cả nước hướng về 3 triệu hộ chăn nuôi heo nhằm “gỡ rối” tình hình thì ngược lại, một bộ phận người chăn nuôi lại có lối nghĩ vô cùng ích kỷ.

Có thể thấy, ngoài 4 mùa xuân - hạ - thu - đông theo đúng quy luật tự nhiên thì vài năm trở lại đây, nước ta còn có thêm một mùa mới được gọi tên là: “Mùa giải cứu”. 

Mới chỉ vài tháng đầu năm, chúng ta đã phải trải qua ít nhất 3 “mùa giải cứu”. Hết giải cứu chuối, giải cứu dưa hấu và gần đây nhất là giải cứu thịt heo. Đương nhiên, cứ theo “đúng quy trình” hàng năm, chỉ cần các cơ quan đoàn thể lên tiếng, chỉ cần các tổ chức từ thiện, thanh niên tình nguyện “ra tay” thì những thứ “nông sản ế” đó luôn có chỗ đứng trong thị trường nhờ lòng trắc ẩn.

Xi nhan Trái Phải - Nửa số heo đeo vòng nhận diện để đối phó: Ai cứu hộ người tiêu dùng?

 Hàng loạt chiến dịch "giải cứu nông sản" được phát động trên khắp mọi miền đất nước. Ảnh: Giáo dục.

Tuy nhiên, cay đắng ở chỗ, trong khi người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi kế hoạch chi tiêu, ăn uống của bản thân và gia đình, không ít người bỏ công, bỏ việc để giúp người nông dân tiêu thụ nông sản thì những “nhà sản xuất” lại chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Điều đó khiến tôi liên tưởng đến những câu chuyện tình đơn phương mà tình cảm chỉ được phát ra từ một phía, phía những người tiêu dùng.

Đơn cử như những vụ dưa hấu được tiêu thụ ở Hà Nội trong đợt “giải cứu” đầu tháng 4 vừa qua, chất lượng dưa hấu được bán ra vô cùng dở, không tương xứng với đồng tiền và tình cảm của người tiêu dùng đặt vào đó. Trên một diễn đàn mạng xã hội, nhiều người đã phản ánh tình trạng dưa khi bổ ra, mùi vị và màu sắc vô cùng nhạt nhẽo. Thậm chí, còn có những bình luận kiểu “tặc lưỡi” như: “Mua để ủng hộ chứ ăn thì chịu” hoặc "Mua cho bớt áy náy", "Giải cứu nốt năm nay, năm sau chừa!".

Xi nhan Trái Phải - Nửa số heo đeo vòng nhận diện để đối phó: Ai cứu hộ người tiêu dùng? (Hình 2).

 Nhiều người phản ánh "dưa hấu cứu hộ" có chất lượng vô cùng dở. Ảnh: Facebook

Đó là mới chỉ kể đến hình thức sản phẩm, là những thứ có thể dễ dàng nhận ra bằng các giác quan thông thường. Còn rất nhiều “vấn đề”, những “mặt trái” khác mà chúng ta khó có thể phát hiện được như chất cấm được sử dụng trong sản xuất, nuôi trồng, dư lượng hóa chất trong nông sản…

Quay trở lại với “vụ giải cứu” có tầm quy mô, ảnh hưởng lớn nhất thời gian vừa qua: Giải cứu thịt heo. Trong khi người dân cả nước hướng về 3 triệu hộ chăn nuôi heo, toàn quân, toàn dân nghĩ cách “gỡ rối”, hỗ trợ tiêu thụ, vực lại kinh tế cho người nông dân thì đâu đó, vẫn có những mẩu tin như một gáo nước lạnh dội vào tấm lòng của những người tiêu dùng.

Theo báo cáo của sở Công Thương TP.HCM, từ khi triển khai đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo đến nay, chỉ có 11% cơ sở chăn nuôi thực hiện đeo vòng nhận diện khi bán heo. Trong đó, có khoảng 45% số heo đeo vòng nhận diện có đầy đủ nguồn gốc trang trại. Còn lại, hơn 50% số heo đeo vòng chỉ nhằm mục đích… đối phó với cơ quan chức năng. Dường như bao cố gắng để siết chặt quản lý nguồn thịt đầu vào của cơ quan chức năng, bao cố gắng để giúp người nông dân lấy lại niềm tin thị trường đã bị sự thiếu nghiêm túc trong kinh doanh của một số hộ chăn nuôi làm "đổ bể". 

Xi nhan Trái Phải - Nửa số heo đeo vòng nhận diện để đối phó: Ai cứu hộ người tiêu dùng? (Hình 3).

Thực tế chỉ có 45% số heo đeo vòng nhận diện có đầy đủ thông tin về nguồn gốc trang trại. Ảnh: Tuổi trẻ.

Có lẽ với những câu chuyện nói trên, chúng ta không thể đổ lỗi tại thương lái “lật kèo” hay tại… thiên tai, bão lũ nữa. Mà suy cho cùng, chúng ta chỉ có thể khẳng định tại tư duy ích kỷ của một bộ phận người sản xuất, nuôi trồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà không một chút “mảy may” đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Từ tâm lý thương cảm, đồng cảm với những hộ chăn nuôi, giờ đây người tiêu dùng cảm thấy mất mát phần nào đó niềm tin, thậm chí có cảm giác bị "phản bội" vì những mẩu tin đó. 

Trộm nghĩ, nếu người nông dân cứ sống mãi bằng lòng trắc ẩn, sống bằng những chiến dịch “cứu hộ” thì đến cuối cùng ai sẽ “cứu” người tiêu dùng? Và phải chăng chính người tiêu dùng mới là những đối tượng đáng được cứu hộ trong bối cảnh tiêu dùng ngày nay?

Bảo Trang

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Loạn thông tin thịt lợn 'đội lốt' thịt bò, người tiêu dùng bất an

Thứ 6, 18/11/2016 | 19:29
Liên tiếp thời gian gần đây, trên các diễn đàn xã hội, mạng facebook hay phương tiện truyền thông đăng tải thông tin Hà Nội xuất hiện thịt lợn “đột lốt” thịt bò khiến người dân hoang mang.

Thịt lợn chết hóa… lợn Mán: Ăn bẩn thành quen, kẻ hèn nghĩ vậy!

Thứ 6, 18/11/2016 | 11:54
Đài truyền hình Việt Nam lại vừa tiếp tục làm nóng cuộc chiến với thực phẩm bẩn khi đăng phóng sự về việc lợn chết tím đen bị hóa thành lợn Mán. Sợ thật đấy, nhưng rồi, có lẽ tất cả sẽ lại… êm thôi?

6 SAI LẦM bà nội trợ thường mắc khi chế biến thịt lợn

Thứ 2, 08/08/2016 | 18:31
Thịt lợn là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, nhưng nếu chế biến chúng không đúng cách sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Loạn thông tin thịt lợn 'đội lốt' thịt bò, người tiêu dùng bất an

Thứ 6, 18/11/2016 | 19:29
Liên tiếp thời gian gần đây, trên các diễn đàn xã hội, mạng facebook hay phương tiện truyền thông đăng tải thông tin Hà Nội xuất hiện thịt lợn “đột lốt” thịt bò khiến người dân hoang mang.

Thịt lợn chết hóa… lợn Mán: Ăn bẩn thành quen, kẻ hèn nghĩ vậy!

Thứ 6, 18/11/2016 | 11:54
Đài truyền hình Việt Nam lại vừa tiếp tục làm nóng cuộc chiến với thực phẩm bẩn khi đăng phóng sự về việc lợn chết tím đen bị hóa thành lợn Mán. Sợ thật đấy, nhưng rồi, có lẽ tất cả sẽ lại… êm thôi?

6 SAI LẦM bà nội trợ thường mắc khi chế biến thịt lợn

Thứ 2, 08/08/2016 | 18:31
Thịt lợn là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, nhưng nếu chế biến chúng không đúng cách sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.