Phát triển cho Việt Nam lựa chọn ‘Ipone hay ai lúa’

Phát triển cho Việt Nam lựa chọn ‘Ipone hay ai lúa’

Thứ 7, 11/05/2013 | 13:07
0
Sáng nay (11/5), tại Trung tâm văn Hóa Pháp đã diễn ra hội thảo “Iphone hay ai lúa – Lựa chọn phát triển bền vững cho Việt Nam” với mục đích thúc đẩy sự quan tâm, hiểu và hành động của thanh niên tới chủ đề nông nghiệp và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Theo báo cáo, năm 2012, Việt Nam vươn lên thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và thế giới biết đến Việt Nam là lúa, cafe và các sản phẩm nông nghiệp. Trước thách thức biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường... có những lựa chọn phát triển bền vững nào cho Việt Nam: “Iphone hay Ai lúa – Đầu tư vào công nghiệp hay nông nghiệp?” Đó là những vấn đề được đặt ra trong hội thảo.

Việt Nam Xanh - Phát triển cho Việt Nam lựa chọn ‘Ipone hay ai lúa’
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn IPSARD

Việt Nam hiện là nước chiếm tới hơn 70% nông nghiệp. Đứng trước những thách thức và cơ hội cho sự phát triển của Việt Nam, nhiều bạn trẻ nêu quan điểm: “Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đến cả Mỹ cũng phải bán Iphone để mua… gạo. Vậy thì tại sao chúng ta không phát huy thế mạnh của chúng ta? Tận dụng cái vốn có – nền nông nghiệp lâu năm”.

Tại buổi tọa đàm, tiến sỹ Đặng Kim Sơn, giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn IPSARD cho biết: "Hiện Việt Nam đứng thứ 91/118 nước về môi trường kinh doanh và đứng thứ 6 về thu hút đầu tư trên thế giới. Nông nghiệp đã và đang đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy nhiều rủi ro và thách thức của nông thôn như quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa lấy đi tài nguyên và đổ chất thải dẫn tới nhiều biến đổi khí hậu.  Năng xuất lao động nông nghiệp thấp, tốc độ tăng trưởng chậm so với các nước trong khu vực và thế giới".

Ông Sơn cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm rút ra từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc là: “Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trao quyền cho nông dân từ đầu công nghiệp hóa gắn kết nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, công nghiệp – nông thôn suốt quá trình công nghiệp hóa”.

“Về tương lai, Việt Nam tuy không phải là công xưởng của thế giới nhưng tôi mong muốn Việt Nam có thể là cái bếp, vườn hoa, khu vườn của thế giơi mà từ nền nông nghiệp mang lại. Nâng cao giá nông sản, đảm bảo chất lượng, bán đi có thể mua được Ipone, mọi thứ khác phục vụ cho nhu cầu con người”, ông Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Sơn, để làm được điều đó cần chấp nhận giới hạn, rủi ro, hướng về lợi thế. Đối với doanh nghiệp tiến vào ngành nghề, địa bàn thuận lợi. Làm nhỏ, ngắn, chớp thời cơ. Lấy sản phẩm nông nghiệp đưa vào chế biến sâu, chế biến kỹ, tránh những bất lợi có thể xảy ra mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tọa đàm “Iphone hay Ai lúa – Lựa chọn phát triển bền vững cho Việt Nam” được tổ chức với mong muốn thúc đẩy sự quan tâm, hiểu và hành động của thanh niên tới chủ đề nông nghiệp và phát triển bền vững tại Việt Nam. Tham gia chương trình, các bạn trẻ có cơ hội lắng nghe chia sẻ của chính sinh viên về mô hình nông nghiệp bền vững. Đây là hoạt động mở đầu cho cuộc thi “Green Empowering – Nghề nghiệp xanh, Kinh tế xanh” do Mạng lưới Thế Hệ Xanh tổ chức dưới sự phối hợp của Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng Đồng (Live&Learn), Phòng thương mại châu Âu (EuroCham), Trung tâm Đào tạo và truyền thông môi trường (CETAC) và Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace.

Văn Định

Uẩn khúc sau một hợp đồng giao thầu đất nông nghiệp

Thứ 5, 10/01/2013 | 10:57
Phản ánh đến báo Nguoiduatin.vn, các cựu chiến binh là cổ đông của Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Dịch vụ Thương mại Quốc tế Quân Thư (gọi tắt là Công ty Quân Thư) cho rằng số tiền hàng tỷ đồng mà họ dành dụm lâu nay đang “trôi dạt” một cách “mờ ám” tại một dự án đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Voọc vá chân nâu suy vong hay phát triển?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Theo báo cáo chuyên đề năm 2010 của Chi cục Kiểm lâm: Với hệ thực vật rừng gồm 1.000 loài thuộc 4 ngành, trong đó có 39 loài thuộc Nhóm IIA đến tình trạng cực kỳ nguy cấp (CR).

Phát triển bền rừng phòng hộ gắn với bảo vệ đê biển

Thứ 3, 09/04/2013 | 10:20
Bờ biển Gò Công từ cửa Soài Rạp đến cửa Tiểu (Tiền Giang) là một trong những điểm nóng về xói lở bờ biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tốc độ xói lở trong những thập niên gần đây lên tới 10-20 m.

Hệ lụy của việc phát triển ồ ạt các KCN

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:03
Quá trình phát triển quá “nóng” các khu công nghiệp, khu chế xuất đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, gây lãng phí tài nguyên đất...

Vì mục đích phát triển, nhân loại đã tiêu diệt sinh vật

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:40
Để đạt chỉ tiêu phát triển, bao nhiêu người đã không quan tâm đến hệ quả của sự khai thác quá độ và sự tiêu diệt các sinh vật “không ích lợi”. Đối với họ, sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường chỉ là những sự kiện nhỏ, không phải là đề tài thảo luận.

Biến đổi khí hậu đe dọa sản lượng nông nghiệp lưu vực Mê Kông

Thứ 6, 05/04/2013 | 08:50
Theo kết luận của một nghiên cứu mới thuộc Dự án thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu vùng sông Mê Kông (MeKong ARCC), biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng lương thực và cây công nghiệp của các nước hạ nguồn Mê Kông, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.