PVFC nợ chồng chất, 'bay hơi' nghìn tỷ?

PVFC nợ chồng chất, 'bay hơi' nghìn tỷ?

Thứ 5, 18/04/2013 | 08:12
0
Báo cáo tài chính công bố cuối tháng 3 vừa qua của PVFC chỉ ra bức tranh "sức khỏe" không mấy khả quan của doanh nghiệp thuộc "hàng khủng" này.

Nợ xấu chồng chất

Công ty Kiểm toán Deloitt đã không lượng hóa được khả năng thu hồi vốn của nhiều khoản cho vay của PVFC. Thứ nhất là khoản cho vay đồng tài trợ đối với Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon) một đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - trị giá 35.301.791 USD (tương đương hơn 735 tỷ đồng), cùng số lãi dự thu tương ứng khoảng 83 tỷ đồng (đã ngừng dự thu từ 2011).

Thứ hai là khoản ủy thác cho vay thông qua Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC) đối với Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) - một đơn vị được bàn giao từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sang Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - với số dư gốc vay là 20,2 triệu USD (tương đương 421,6 tỷ đồng), số lãi dự thu là 44 tỷ đồng.

Hiện PVFC giữ nguyên trạng thái nợ đối với các khoản cho vay trên và chưa trích dự phòng bổ sung. Tuy nhiên, điều đáng chú ý lại nằm ở tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Cụ thể, giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay thứ nhất còn lại đến thời điểm hiện tại là tàu biển được ngân hàng đầu mối định giá từ năm 2007 với giá trị vỏn vẹn có 186 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay thứ hai là các tàu biển được định giá năm 2009 với giá trị tương đương 136 tỷ đồng. PVFC cho biết, trong năm 2012, họ nhận thêm tài sản đảm bảo là 2 xe ô tô và các tài sản hình thành từ dự án cảng Phú Hữu và đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với dự án này.

Tại sao giá trị tài sản đảm bảo lại thấp như trên so với khoản cho vay và với biến động thị trường như thời gian qua? Nếu đánh giá lại giá trị các con tàu trên, số tiền còn lại sẽ là bao nhiêu? Chưa kể, Falcon và Vinashinlines thuộc danh sách doanh nghiệp thực hiện phá sản theo đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 đã được phê duyệt.

Chính vì thực tế này, kiểm toán cho hay họ không thể xác định được giá trị có thể thu hồi đối với số dư 2 khoản tín dụng nói trên và mức dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập tương ứng vào thời điểm cuối năm 2012.

Bất động sản - PVFC nợ chồng chất, 'bay hơi' nghìn tỷ?

Chưa hết, PVFC còn đang mắc kẹt với hơn 600 tỷ đồng tiền ứng trước cho khách hàng. Đây là khoản tiền một số hợp đồng ủy thác đầu tư trả chậm và ứng trước ủy quyền bán đã đến hạn, nhưng các nhà đầu tư không nhận lại danh mục đầu tư và hoàn trả công ty số tiền nhận ứng trước khoảng 580 tỷ đồng và phí khoảng 115 tỷ đồng.

Điều đáng nói là, giá nhiều cổ phiếu trong danh mục đầu tư đang thấp hơn so với giá gốc đầu tư sau khi trừ giá trị dự phòng đã trích lập. PVFC sẽ ôm cục nợ này đến bao giờ và có khả năng thanh lý được danh mục cổ phiếu này hay không khi thị trường chứng khoán không còn mặn mà với những cổ phiếu đó?

Chỉ cần nhìn vào 3 khoản cho vay rất lớn kể trên, có thể thấy nếu chỉ cần hạch toán dự phòng thôi, chưa cần đủ, con số lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 53 tỷ đồng của PVFC sẽ không có ý nghĩa.

Cơ cấu thu nhập đáng lo ngại

Trong cơ cấu nguồn thu của PVFC, nếu loại bỏ lợi thế ngành, sẽ có nhiều điểm đáng lo ngại. Cụ thể, hoạt động dịch vụ lỗ 57 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ 17 tỷ đồng; mua bán chứng khoán lỗ 285 tỷ đồng. Chỉ có hoạt động khác kéo lại cho PVFC khoản lãi thuần 2.594 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ khoản thu nhập từ hoạt động khác này mới thấy doanh nghiệp có lợi thế ngành rất lớn. Nếu loại trừ khoản mục này, thu nhập sẽ giảm đáng kể. Cụ thể, trong cơ cấu khoản lãi trên có phần thu từ ủy thác đầu tư chỉ định mục đích, lãi suất cố định là 522 tỷ đồng và lãi từ hợp đồng ủy thác thu mua trái phiếu là 1.252 tỷ đồng.

Là thành viên của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), PVFC được nhận ủy thác rất lớn từ các tổ chức kinh tế, chủ yếu là các đơn vị trong ngành dầu khí và cả tập đoàn mẹ để cho vay các tổ chức kinh tế đã được chỉ định trong hợp đồng ủy thác. Nếu loại bỏ đặc lợi này và hoạt động cạnh tranh như các tổ chức tài chính khác, PVFC sẽ ra sao?

Hiện PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, trong đó PVN sở hữu 78%, 10% thuộc về cổ đông nước ngoài Morgan Stanley và 12% còn lại thuộc về cổ đông bên ngoài. Với cơ cấu như trên, có thể thấy hoạt động của PVFC gần như vẫn phụ thuộc chủ yếu vào định hướng của cổ đông lớn nhất là pVN.

Điều này giải thích vì sao các kỳ đại hội cổ đông của PVFC diễn ra cực kỳ êm ả, dù hoạt động của tổng công ty này có nhiều điều đáng nói và khiến không ít cổ đông bức xúc.

Cuộc 'hôn phối' của hai kẻ yếu

Thương vụ sáp nhập PVFC – WesternBank đang được thị trường rất quan tâm. Hiện đề án sáp nhập đã được hai bên trình lên NHNN, nhưng còn phải chỉnh sửa một số điều và chưa được phê duyệt. Nếu được cơ quan quản lý chấp thuận, Đại hội đồng cổ đông của PVFC năm nay sẽ bàn thảo về vấn đề này.

Ông Nguyễn Thiện Bảo, tổng giám đốc PVFC từng giải thích với báo chí, mô hình công ty tài chính là chiếc áo quá chật đối với PVFC và rất khó để phát triển hơn nữa trong tương lai.

Cụ thể, hiện nay PVFC không được huy động vốn với kỳ hạn dưới 1 năm, không được thực hiện dịch vụ thanh toán, cho thuê tài chính. Thêm vào đó, mạng lưới chỉ bao gồm 10 chi nhánh và 25 điểm giao dịch trên cả nước… Chuyển đổi thành công mô hình hoạt động sẽ giúp PVFC cải thiện nguồn thu. Không là quá sớm để nói rằng, PVFC sẽ chuyển thành ngân hàng.

Tuy nhiên, tương lai của ngân hàng này có gì để kỳ vọng? Sau sáp nhập, ngân hàng mới có vốn điều lệ khoảng 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương với một ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, Western Bank là ngân hàng yếu (nếu không đã không phải tái cấu trúc bắt buộc), dấu cộng của 2 cơ thể yếu liệu có tạo ra một cơ thể mới cường tráng? Câu trả lời là chưa chắc.

Con át chủ bài của ngân hàng mới vẫn nằm ở danh vị có cổ đông lớn là PVN. Điều này đảm bảo cho khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, khối doanh nghiệp vốn là khách hàng mục tiêu của rất nhiều ngân hàng.

Theo lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, PVN phải giảm tỷ lệ sở hữu tại PVFC xuống 20% và chỉ được tham gia góp vốn tại 1 ngân hàng. Hiện PVN còn có 20% cổ phần tại oceanBank.

Tuy nhiên, nếu cứ dựa mãi vào cái bóng của cổ đông lớn mà không quyết liệt cơ cấu lại bản thân mình, sẽ khó thoát khỏi cái nhìn của thị trường là “thùng rỗng”.

Theo Doanh Nhân

NHNN nói gì về vụ hợp nhất Western Bank - PVFC?

Thứ 5, 14/03/2013 | 08:20
Sau những thông tin xoay quanh vấn đề hợp nhất của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (Western Bank - WTB) và Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC), ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chính thức lên tiếng về sự việc này.

Ủy viên HĐQT bị kiện, PVFC "không liên quan"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
"Ông Quang làm việc, ký tá với người khác với tư cách cá nhân, không liên quan đến TCty CP tài chính dầu khí" (PVFC), chủ tịch PVFC Nguyễn Đình Lâm nói qua điện thoại sáng 19/11 với báo Người đưa tin.

Luật sư: Sếp PVFC đã thỏa mãn dấu hiệu tội phạm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Luật sư Chu Đông cho biết, hành vi của sếp Tổng Cty CP Tài chính dầu khí PVFC là ông Đỗ Quang, ủy viên Hội đồng quản trị "sử dụng tiền mua cổ phiếu sai mục đích".
Cùng chuyên mục

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.