Quốc gia Baltic kiên quyết không bao giờ “tái nghiện” năng lượng Nga

Quốc gia Baltic kiên quyết không bao giờ “tái nghiện” năng lượng Nga

Thứ 5, 11/04/2024 | 11:27
0
Litva, Latvia và Estonia là những nước ủng hộ nhiệt tình nhất cho Ukraine, và cũng là những nước có quan điểm “diều hâu” nhất đối với Nga kể từ khi xung đột bắt đầu.

Litva (Lithuania), quốc gia đã từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng các nguồn năng lượng của Nga, sẽ không bao giờ quay lại mua chúng từ Nga.

Tuyên bố trên được Tổng thống Litva Gitanas Nauseda đưa ra tại diễn đàn quốc tế về các vấn đề an ninh năng lượng được tổ chức tại Vilnius hôm 10/4.

“Litva, quốc gia đã ngừng nhập khẩu khí đốt, dầu và điện từ Nga vào năm 2022, sẽ không bao giờ quay trở lại tình trạng này. Về mặt lý thuyết, chúng tôi thậm chí không thể tưởng tượng được điều này”, ông Nauseda nói.

Theo nhà lãnh đạo của quốc gia vùng Baltic, hồi đó đã có những tuyên bố ở châu Âu rằng phương Tây không thể tồn tại nếu không có nguồn năng lượng của Nga.

“Một mùa đông nữa đã qua. Chúng tôi vẫn sống khỏe mạnh”, ông Nauseda nói. Theo ông, an ninh năng lượng của châu Âu nên dựa trên năng lượng xanh.

“An ninh năng lượng sẽ được đảm bảo tốt hơn nhờ sản xuất và cung cấp năng lượng xanh với giá cả phải chăng. Đó là điều chúng ta cần phấn đấu”, Tổng thống Litva cho biết.

Bộ 3 các nước Baltic, bao gồm Litva, Latvia và Estonia, là những nước ủng hộ nhiệt tình nhất cho Kiev trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, và cũng là những nước có quan điểm “diều hâu” nhất khi nói đến trừng phạt Moscow và kiên quyết nhất trong quá trình “cai nghiện” năng lượng Nga.

Mặc dù khu vực Baltic không còn nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga kể từ khi Điện Kremlin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, khu vực này vẫn phải dựa vào nước láng giềng Nga để duy trì sự ổn định của hệ thống điện.

Hồi tháng 4 năm ngoái, Litva đã thử nghiệm lần đầu tiên việc ngắt kết nối lưới điện của mình với Nga để đánh giá khả năng của nước này trong việc cắt đứt mối liên kết năng lượng cuối cùng còn lại với Moscow, đồng thời kiểm tra mức độ sẵn sàng của họ trong việc chuyển đổi sang lưới điện châu Âu.

Minh Đức (Theo TASS, Bloomberg)

Tiến không được lùi cũng chẳng xong, NATO phải làm gì với Ukraine?

Thứ 7, 16/03/2024 | 08:48
Cho đến khi “các điều kiện được đáp ứng” để Ukraine trở thành thành viên, các nước NATO cần hỗ trợ nhiều hơn cho quốc gia Đông Âu và tăng chi tiêu quốc phòng.

Nga kêu gọi NATO làm điều này tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Litva

Chủ nhật, 09/07/2023 | 16:26
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau lên kế hoạch tấn công nhà máy nằm trên lãnh thổ do Nga nắm giữ ở vùng Zaporizhzhia - gần chiến tuyến của cuộc xung đột.

Litva thử nghiệm cắt đứt mối liên hệ năng lượng cuối cùng với Nga

Thứ 7, 22/04/2023 | 12:34
Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống điện của quốc gia vùng Baltic sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập. Cuộc thử nghiệm cũng sẽ cô lập vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.