Sau Trung Quốc, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin?

Sau Trung Quốc, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 30/03/2018 | 16:14
0
Chuyến đi tới Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể chỉ là điểm khởi đầu cho một chuyến công du khắp thế giới.
Sau Trung Quốc, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin?

Trung Quốc có thể là điểm khởi đầu cho chuyến công du vòng quanh thế giới của ông Kim Jong-un.

Sau 6 năm "bế quan tỏa cảng", dường như đã đến lúc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thể hiện hình ảnh cần thiết của một chính khách quốc tế.

Hội nghị Thượng đỉnh bất ngờ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này là lần đầu tiên ông Kim ra nước ngoài kể từ khi nắm quyền vào năm 2011.

Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể chỉ là địa điểm khởi đầu cho chuyến công du vòng quanh thế giới của người đứng đầu Triều Tiên, theo CBS News.

Không chỉ có cuộc hẹn quan trọng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại khu phi quân sự vào tháng tới, ông Kim sẽ có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một địa điểm hiện chưa tiết lộ.

Có những tin đồn nói rằng ông Kim đang cân nhắc cho một cuộc thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin của Nga, trong khi một trong những nhân vật chỉ trích mạnh mẽ nhất nhà lãnh đạo Triều Tiên là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng bày tỏ mong muốn gặp ông Kim.

Câu hỏi được đặt ra là, tại sao nhà lãnh đạo Triều Tiên lại bất ngờ muốn có những chuyến công du như vậy?

Theo giới phân tích, về cơ bản những địa điểm mà  ông Kim Jong-un hướng đến đều có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho Triều Tiên.

Trung Quốc

Tờ CBS News cho rằng, Trung Quốc là sự lựa chọn rõ ràng và hợp lý nhất cho màn ra mắt quốc tế của ông Kim Jong-un.

Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Triều Tiên nhưng đã gia tăng áp lực trong thời gian gần đây lên Bình Nhưỡng vì chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Quan hệ hai nước đã trải qua một giai đoạn băng giá khá lâu khi cả Triều Tiên và Trung Quốc được cho là không hài lòng về động thái của nhau.

Bằng cách bất ngờ xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu tuần này, ông Kim đã hoàn toàn thay đổi tình trạng căng thẳng hiện tại.

Mặc dù chưa rõ ông Tập và ông Kim đã thảo luận với nhau điều gì, nhưng giới quan sát chỉ ra có hai điều đáng lưu ý.

Thứ nhất, với tư cách là nước chủ nhà đầu tiên đón tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên, Bắc Kinh đã tái khẳng định vai trò chính của Trung Quốc trong việc xoa dịu căng thẳng trên bán đảo, vốn là mối quan tâm rất lớn của nước này.

Còn đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cuộc gặp với ông Tập sẽ giúp ông bước vào các Hội nghị Thượng đỉnh với Hàn Quốc và Mỹ sau đó với sự chuẩn bị về thông tin kỹ càng hơn và không bị cô lập.

Quan trọng hơn, chuyến thăm có thể là một bước hướng tới việc thuyết phục Trung Quốc giảm bớt các lệnh trừng phạt.

Hàn Quốc

Cần phải lưu ý rằng, chính thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae-in mới là cú sốc đầu tiên mà Triều Tiên mang đến cho thế giới.

Ông Kim truyền đạt thông điệp này thông qua lễ khai mạc Thế vận hội Pyeongchang vào tháng trước. Cuộc họp được lên kế hoạch vào cuối tháng 4 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Sau Trung Quốc, Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đến Nga gặp Tổng thống Putin? (Hình 2).

Sau Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ gặp người đồng nhiệm Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm.

Về mặt biểu tượng, đây được coi  là một bước tiến lớn. Chính quyền ông Moon trong suốt một năm qua đã  chủ động tiếp cận với Triều Tiên và sự nhẫn nại của Seoul đã thu về “quả ngọt”.

Trong khi chính quyền ông Kim Jong-un hứa sẽ cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng là trong những ưu tiên hàng đầu của mình.

Động thái này được kỳ vọng sẽ mang lại những tiến triển lớn như các Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều trước đó được tổ chức vào năm 2000 và 2007.

Bữa tối với Tổng thống Trump?

Khả năng ông Kim đến với Mỹ vẫn còn là dấu hỏi lớn. Về cơ bản điều này vẫn có thể xảy ra khi địa điểm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều hiện vẫn chưa được công bố.

Rất nhiều địa điểm tiềm năng đã được bàn tán trên các phượng tiện truyền thông thời gian qua, từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Trump ở Florida tới Mông Cổ (có quan hệ tốt đẹp với Bình Nhưỡng) và quốc gia trung lập Thụy Điển.

Vấn đề được chú ý nhiều nhất trong cuộc gặp lịch sử lần này là "phi hạt nhân hoá", điều mà chính quyền Kim Jong-un đã và đang nhắc lại rất nhiều trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, một số quan chức ở Washington cho rằng, Bình Nhưỡng có thể sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình nhưng phải đổi lại việc toàn bộ 30.000 quân Mỹ rút vĩnh viễn khỏi Hàn Quốc và tiến tới một hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Đó là những điều mà Triều Tiên đã yêu cầu trong hàng thập kỷ qua.

Gặp mặt Tổng thống Putin

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Kim và Tổng thống Putin không phải là điều đơn giản nhưng có cơ hội lớn để diễn ra.

Ông chủ Điện Kremlin luôn thể hiện thiện chí với Triều Tiên và đã luôn tích cực trong mục tiêu tăng cường quan hệ, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.

Gần đây, hai nước đã ký một thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu khoa học và có thể thảo luận về xây dựng một cây cầu mới. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Nga dự đoán rằng Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đang có kế hoạch sang Moscow vào tháng tới.

Mối quan hệ tốt đẹp hơn với Moscow có thể sẽ đem lại lợi ích to lớn cho chính quyền ông Kim Jong-un.

Với mối quan hệ sâu sắc trong lịch sử, bên cạnh những lợi ích kinh tế tiềm ẩn, mối quan hệ gần gũi hơn với Nga rất quan trọng với Triều Tiên trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc và áp lực đến từ Washington.

Tổng thống Putin chắc chắn cảnh giác với một nước láng giềng có vũ trang hạt nhân, nhưng trước bối cảnh vây hãm của phương Tây, một mối quan hệ nồng ấm với Triều Tiên là điều không hề thừa thãi.

Nhật Bản

Tokyo đang dần bắt kịp cuộc chơi sau khi luôn hụt hơi trong thời gian qua. Thủ tướng Shinzo Abe đang dính vào các bê bối trong nước và có khuynh hướng đi theo quan điểm cứng rắn của Washington, nhưng mới đây, ông bắt đầu gợi ý rằng muốn hợp tác với chính quyền ông Kim Jong-un

Trong quá khứ, Nhật Bản có những tranh cãi với Bình Nhưỡng vượt xa khỏi vấn đề hạt nhân.

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã thừa nhận trong Hội nghị Thượng đỉnh năm 2002 với Thủ tướng Junichiro Koizumi rằng tình báo của họ đã bắt cóc công dân Nhật vào những năm 1970 và 1980.

Một số đã được trả tự do nhưng Tokyo đã yêu cầu phía Bình Nhưỡng phải giải thích rõ ràng hơn. Những bất đồng về vấn đề này đã khiến quan hệ hai nước rơi vào bế tắc.

Thủ tướng Abe đang lo ngại yêu cầu của Nhật Bản về "vấn đề bắt cóc" sẽ bị gạt sang một bên nếu như ông ngồi im nhìn ông Kim Jong-un gặp các nhà lãnh đạo khác.

Nước cờ cao tay làm "đẹp lòng" cả Mỹ và Trung Quốc của ông Kim Jong-un

Thứ 5, 29/03/2018 | 12:59
Đến thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể gột rửa hết mọi tiếng xấu mà truyền thông quốc tế đã gán ghép cho ông trong thời gian qua.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.