Sự “cấp bách mới” buộc EU phải tăng cường tự chủ về quốc phòng

Sự “cấp bách mới” buộc EU phải tăng cường tự chủ về quốc phòng

Thứ 6, 15/03/2024 | 13:17
0
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bàn cách làm cho ngành công nghiệp quốc phòng của “cựu lục địa” trở nên kiên cường và cạnh tranh hơn trong bối cảnh khủng hoảng.

Bối cảnh an ninh thay đổi kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine và xung đột tái bùng phát ở Trung Đông…

Sau nhiều năm thiếu đầu tư do các quốc gia thành viên chi tiêu thấp cho quân sự…

Mắt thấy nguy cơ kịch bản ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng thành hiện thực ngày càng cao…

Tất cả đang tạo ra sự cấp bách mới buộc Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực nhiều hơn nhằm tăng cường quyền tự chủ về quốc phòng.

Là một phần của nỗ lực mới nhất, dự kiến vào tuần tới, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bàn cách làm cho ngành công nghiệp quốc phòng của “cựu lục địa” trở nên kiên cường và cạnh tranh hơn trong bối cảnh khủng hoảng.

Hãng Bloomberg hôm 14/3 dẫn nguồn thạo tin cho biết Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đang lên kế hoạch sử dụng Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU, sẽ diễn ra vào ngày 21-22/3, để thảo luận về cách giải quyết những lo ngại của các nhà sản xuất quốc phòng châu Âu.

Trước đó, hôm 11/3, ông Michel đã gặp đại diện của các công ty quốc phòng lớn, theo Bloomberg. Khoảng 10 giám đốc công ty đã tham dự buổi họp mặt, bao gồm CEO của các gã khổng lồ trong ngành là Rheinmetall AG, Airbus SE, Milrem Robotics, Nammo AS, Nexter, Naviris và Chủ tịch của Saab AB.

Thế giới - Sự “cấp bách mới” buộc EU phải tăng cường tự chủ về quốc phòng

Tháp pháo xe tăng xếp hàng bên ngoài cơ sở sản xuất của gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng Rheinmetall ở Unterluess, miền Bắc nước Đức, tháng 6/2023. Ảnh: AFP via RFE/RL

Ông Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ EU và quan chức phụ trách các vấn đề quốc phòng trên thực tế của khối, cũng tham gia buổi họp. Ông Breton, một đồng minh thân cận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã giám sát vấn đề ngày càng cấp bách liên quan đến việc sản xuất đạn dược.

Một trong những yêu cầu chính của ngành là tăng cường khả năng dự đoán chi tiêu quốc phòng thông qua các hợp đồng dài hạn của các chính phủ, một động thái mà các CEO cho rằng sẽ cải thiện năng lực sản xuất và độ sẵn sàng của doanh nghiệp của họ, nguồn tin của Bloomberg cho biết.

Ngoài ra, các công ty còn lo ngại về khả năng tiếp cận nguyên liệu thô, khoáng sản quan trọng và các hóa chất khác cần thiết cho sản xuất. Họ cho rằng cần có một cơ chế để đảm bảo khả năng tiếp cận những hạng mục này vì khu vực sản xuất hàng dân sự hiện đang được ưu tiên khi xảy ra gián đoạn chuỗi cung ứng.

Việc tiếp cận các nguyên liệu tối quan trọng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với EU kể từ sau đại dịch Covid-19. Ngoài ra, khối này cũng lo ngại về sự thống trị của Trung Quốc đối với một số nguồn tài nguyên quan trọng.

Khả năng tiếp cận này càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ sạch và kỹ thuật số.

Trong buổi họp, những người tham gia cũng nói về vai trò quan trọng của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) trong việc thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng.

Tổ chức cho vay của EU đang đàm phán để mở rộng định nghĩa về hàng hóa lưỡng dụng (phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự) nhằm tạo điều kiện cấp vốn nhiều hơn cho các doanh nghiệp, bao gồm đầu tư vào các công ty quân sự sản xuất các sản phẩm phòng thủ và tài trợ cho cơ sở hạ tầng quân sự không dành riêng cho mục đích quân sự, Bloomberg đưa tin trước đó.

Những người tham gia cũng kêu gọi sự hợp tác tốt hơn và sự phối hợp nhiều hơn giữa các chính phủ và các công ty, với nguồn tài chính đầy đủ, tính linh hoạt trong quy định, cắt giảm quan liêu hoặc giải quyết các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau….

Minh Đức (Theo Bloomberg, Euractiv)

EU mang thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:49
Các nhà lãnh đạo hàng đầu EU sẽ tìm cách trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc về kế hoạch giảm thiểu rủi ro của khối này.

Những mặt hàng Mỹ, EU, Trung Quốc coi là “tối quan trọng”

Thứ 4, 06/12/2023 | 06:47
Nhu cầu về nguyên liệu tối quan trọng của Mỹ, EU và Trung Quốc giao nhau ở 10 loại, bao gồm coban, lithium, than chì và đất hiếm.

EU “xoay” đủ cách để viện trợ vũ khí cho Ukraine đối phó Nga

Thứ 5, 26/10/2023 | 14:06
Theo chân Mỹ, EU được cho là đang xem xét chuyển giao cho Ukraine gần 150 xe bọc thép bị tịch thu do vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.