Tại sao tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III gây thất vọng?

Tại sao tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III gây thất vọng?

Thứ 2, 18/10/2021 | 17:58
0
Các thị trường phát triển sẽ không tránh khỏi tình trạng thắt chặt đáng kể trong điều kiện tài chính toàn cầu do cú sốc tăng trưởng tiêu cực của Trung Quốc.

GDP quý 3/2021 của Trung Quốc chứng kiến mức tăng đáng thất vọng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu chính thức được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 15/10, CNBC đưa tin.

Trong khi đó, mức tăng kỳ vọng là 5,2%, theo các nhà phân tích được Reuters thăm dò ý kiến.

Sản xuất công nghiệp tăng 3,1% trong tháng 9, thấp hơn mức 4,5% mà Reuters dự đoán.

Việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ tăng trưởng dưới 5% trong quý III cho thấy sự phục hồi chậm lại của Trung Quốc sau đại dịch, chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong quý I và II của năm nay.

Người phát ngôn của NBS cho biết: "Những bất ổn về môi trường quốc tế hiện nay đang gia tăng và sự phục hồi kinh tế trong nước vẫn chưa ổn định và không đồng đều".

Tình trạng thiếu điện có “tác động nhất định” đến sản xuất bình thường, nhưng tác động kinh tế “có thể kiểm soát được”, theo người phát ngôn của NBS.

Thế giới - Tại sao tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III gây thất vọng?

Ảnh: CNBC

Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt năng lượng và thị trường bất động sản chững lại. Và tình hình càng trở nên bết bát hơn bởi khoản nợ “khủng” mà gã khổng lồ bất động sản Evergrande đang gánh, DW đưa tin.

Tăng trưởng GDP quý đầu tiên của nước này đạt mức kỷ lục 18,3%. Con số này đã giảm xuống 7,9% trong quý thứ hai và bây giờ là 4,9% trong quý thứ ba, khiến tăng trưởng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 ở mức 9,8%.

Như vậy, Trung Quốc vẫn đang trên đà đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm do Bắc Kinh đặt ra là hơn 6%, theo CNN.

Nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Sự phục hồi ban đầu đã bị kìm hãm bởi một loạt các yếu tố. Những lo ngại về lĩnh vực bất động sản là trọng tâm. Nhưng việc các cơ quan chức năng nước này siết chặt quản lý lĩnh vực công nghệ, các đợt phong tỏa cục bộ và chiến lược "zero-Covid" cũng như tình trạng thiếu điện đều đóng vai trò quan trọng.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hôm 15/10 cho biết, Evergrande đã quản lý sai hoạt động kinh doanh của mình, nhưng rủi ro đối với hệ thống tài chính là "có thể kiểm soát được."

Doanh số bán lẻ trong nước tăng 4,4%, tăng so với cùng kỳ năm ngoái do các hạn chế đã được nới lỏng.

Việc gia tăng hàng tồn kho và chậm trễ vận chuyển cũng ảnh hưởng đến các nhà sản xuất nhỏ hơn ở Trung Quốc hiện đang phải chịu thiệt hại về tiền mặt và buộc họ phải cắt giảm sản lượng hoặc mất đơn đặt hàng.

Bắc Kinh đang cố gắng làm cho nền kinh tế của mình bền vững hơn, tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa so với xuất khẩu và thắt chặt rủi ro tài chính.

Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các giới hạn về sử dụng năng lượng, buộc một số nhà máy phải đóng cửa vào tháng 9 để tránh vượt quá mục tiêu sử dụng năng lượng.

Những hậu quả có thể xảy ra

“Hiệu ứng gợn sóng” đối với phần còn lại của thế giới "có thể là đáng kể" do nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc yếu hơn, công ty đầu tư Fidelity International cho biết trong một báo cáo.

"Ngay cả các thị trường phát triển, bao gồm cả Mỹ, sẽ không tránh khỏi tình trạng thắt chặt đáng kể trong điều kiện tài chính toàn cầu do cú sốc tăng trưởng tiêu cực của Trung Quốc kèm theo căng thẳng tài chính'', báo cáo cho biết thêm.

Thế giới - Tại sao tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III gây thất vọng? (Hình 2).

Các nhà sản xuất nhỏ hơn ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc gia tăng hàng tồn kho và chậm trễ trong vận chuyển. Ảnh: DW

Việc sản xuất chậm lại đã dẫn đến những cảnh báo rằng, một số hàng hóa có thể không được giao đúng hạn, làm tăng khả năng thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng chính trước mùa mua sắm Giáng sinh.

Trong khi có những kỳ vọng rằng Bắc Kinh có thể nới lỏng các hạn chế vay nợ để giải phóng thêm tiền mặt lưu động vào nền kinh tế, Louis Kuijs của Oxford Economics cảnh báo rằng “tăng trưởng sẽ chậm hơn nữa”.

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc

Mười ngân hàng lớn được CNBC theo dõi đã cắt giảm dự báo GDP cả năm của Trung Quốc do tình trạng thiếu điện và nỗ lực kiềm chế nợ mở rộng trong lĩnh vực bất động sản gây thêm nhiều áp lực khác đối với tăng trưởng, chẳng hạn như chi tiêu tiêu dùng chậm lại.

“Sự phục hồi tăng trưởng từng dẫn đầu của Trung Quốc đang mất dần đà trong quý IV”, Bruce Pang của China Renaissance cho biết.

Pang cũng chỉ ra một số yếu tố cản trở tăng trưởng, từ các ca nhiễm Covid-19 lẻ tẻ đến nỗ lực giảm phát thải carbon của Trung Quốc.

“Về mặt quy định, chúng tôi cho rằng các cơ quan chức năng sẽ quản lý tốt hơn tốc độ và cường độ của chiến dịch quản lý để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính đặt ra cho năm nay và 5-10 năm tới” Pang nhận định.

Minh Đức (Theo DW, CNBC, CNN)

Khủng hoảng năng lượng là cái giá phải trả cho sự phụ thuộc vào than?

Thứ 4, 13/10/2021 | 08:00
Trung Quốc đã thực hiện các bước quyết liệt trong thời gian gần đây để đối phó với cuộc khủng hoảng đang đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế số 2 thế giới hậu Covid.

Trung Quốc mua than từ “hàng xóm sát vách” để đối phó khủng hoảng

Thứ 7, 09/10/2021 | 09:11
Trước sức ép của cuộc khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn cung mới, sẵn sàng viện đến ngay cả những kênh nhập khẩu gián tiếp nhất.

Chính sách Zero-COVID đe dọa sự phục hồi của Trung Quốc

Thứ 7, 04/09/2021 | 16:00
Ngành dịch vụ của các nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đều sụt giảm trong tháng 8, trong đó Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Đáp trả Ukraine, Nga ra đòn tấn công, phá hủy trung tâm chỉ huy của Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 13:45
Sau khi Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu ở khu vực Ryazan, quân đội Nga đã có hành động đáp trả. Đêm 1/5, quân đội Nga triển khai đợt tấn công mới vào Odessa.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.