Tấn công dữ dội Syria, Mỹ vẫn chỉ là

Tấn công dữ dội Syria, Mỹ vẫn chỉ là "bại binh" trước Nga?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 16/04/2018 | 13:00
0
Tổng thống Trump có thể ăn mừng sau cuộc tấn công Syria, nhưng nỗ lực cuối cùng này không giúp Mỹ giành lại phần thắng đang thuộc về Nga và Iran.
Tấn công dữ dội Syria, Mỹ vẫn chỉ là 'bại binh' trước Nga?

Cuộc tấn công mới nhất nhằm vào Syria không giúp Mỹ thay đổi vị thế của mình.

Mỹ, Anh và Pháp đã cùng liên thủ thực hiện một cuộc tấn công vào Syria, tuy nhiên động thái mới này không làm thay đổi bức tranh lợi ích toàn diện của phương Tây. Trên thực tế, sứ mệnh của Washington đến đây đã kết thúc.

Với sự rút lui của Mỹ khỏi Syria, đây sẽ là cơ hội để tiến tới một giải pháp kết thúc cuộc nội chiến kéo dài bảy năm ở quốc gia Trung Đông, theo Project Syndicate.

Tuyên bố rút quân nhưng lại thực hiện một đòn trả đũa vào Syria sau cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tấn công hóa học vào dân thường, đã cho thấy một cách tiếp cận thiếu liên kết và mâu thuẫn của Tổng thống Trump, cũng như việc ông không có chiến lược thực sự tại Syria.

Cuộc tấn công vào cuối tuần trước sẽ không làm tổn hại đến quyền lực của Tổng thống Assad, cũng như không cải thiện vị thế của Mỹ ở quốc gia này và trên phương diện Trung Đông nói chung - chuyên gia về quan hệ quốc tế Fawaz A. Gerges từ trường Kinh tế London, nhận định.

Các cố vấn quân sự hàng đầu của Trump đã thuyết phục ông giữ lại 2.000 nhân viên quân sự hiện đang đóng tại Syria. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này chỉ hạn chế các mục tiêu của Mỹ trong việc tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Mỹ đã tuyên bố rút lui như một sự bàn giao lại cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tự quyết cuộc chơi còn lại.

Rút quân = thua cuộc

Sự rút lui của Tổng thống Trump cho thấy Mỹ và đồng minh đã phải từ bỏ mục đích ban đầu là lật đổ chính quyền Assad. Với điều này, nhà lãnh đạo của Syria nhận thức rằng đây là thời điểm thích hợp để tiến lên phía trước bằng kế hoạch chiếm lại các vùng lãnh thổ còn lại của phiến quân, dưới sự hỗ trợ của Nga và Iran.

Assad và các đồng minh của ông có thể cho thế giới thấy rằng Chính phủ hợp pháp của Syria sẽ vẫn còn đó. Nhà lãnh đạo lâu năm của quốc gia Trung Đông sẽ vẫn nắm quyền, mà không thực hiện bất cứ nhượng bộ nào đối với phe đối lập.

Đặc biệt, các đồng minh tin cậy và hiệu quả nhất của Mỹ trong nhiều năm qua ở Syria sẽ bị bỏ lại bơ vơ. Người Kurd đã chỉ trích chính quyền Trump đã hy sinh họ trên bàn cờ quan hệ chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ.

Washington đã không có một phản ứng cứng rắn nào trước chiến dịch tấn công của Ankara ở thành phố Afrin ở Tây Bắc Syria, dẫn tới việc người Kurd tại đây phải nếm chịu thất bại.

Tấn công dữ dội Syria, Mỹ vẫn chỉ là 'bại binh' trước Nga? (Hình 2).

Các đồng minh Ả Rập của Mỹ đang vướng bận những khó khăn của riêng mình, không còn mặn mà với mục tiêu ở Syria.

Khi Mỹ rút quân, người Kurd sẽ buộc phải tìm đến liên minh với lực lượng Assad như một lựa chọn hợp lý nhất lúc này. Ngoài ra, sự ra đi của Mỹ có thể trở thành đòn bẩy để ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hơn nữa.

Sau tất cả, khi Mỹ và đồng minh rút lui trong cuộc xung đột Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran - sẽ củng cố ảnh hưởng và thực hiện các kế hoạch hậu chiến tranh. Mặc dù lợi ích cụ thể của họ có thể khác nhau, cả ba quốc gia đều chia sẻ tầm nhìn chung về việc Tổng thống Assad sẽ ở lại điều hành đất nước.

Nga-Iran giành chiến thắng

Chuyên gia Fawaz A. Gerges phân tích, Nga và Iran là những người thắng cuộc lớn nhất. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện sự tinh nhanh của mình khi can thiệp một cách kịp thời để cứu Syria trước nguy cơ sụp đổ.

Trong khi Washington đang dần dần mất đi sự hiện hữu, Moscow đang sắp xếp lại các nước đi trên bàn cờ chiến lược Trung Đông.

Sự phối hợp của Nga với tất cả các cường quốc khu vực quan trọng - bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO – đã chứng tỏ nhanh nhạy về chính sách đối ngoại của Điện Kremlin.

Khi Mỹ buông bổ Syria, mối quan hệ quân sự và kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga sẽ càng gia tăng.

Giống như Nga, Iran đã tập trung rất nhiều nguồn lực để ủng hộ cho chính quyền Assad - và thu lại được những lợi ích xứng đáng. Iran hiện nay là cường quốc khu vực có ảnh hưởng nhất ở Syria, cũng như ở Iraq và Lebanon.

Trong tuyên bố rút quân mới nhất, Tổng thống Trump không quên kêu gọi các đối tác có thể thay phần mình thực hiện nốt các công việc ở Syria.

"Nước Mỹ không tìm kiếm sự hiện diện vô hạn ở Syria trong bất kỳ trường hợp nào. Khi các nước khác tiến vào bằng sự giúp đỡ, chúng tôi chờ đợi ngày có thể mang các chiến binh về nhà", nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định.

Ông kêu gọi các đối tác của Mỹ trong khu vực "có trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ quê hương của họ, bao gồm đóng góp chi phí lớn hơn cho các nguồn lực, trang thiết bị và các nỗ lực chống IS”.

“Sự tham gia mạnh mẽ của những người bạn nước Mỹ bao gồm: Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar, Ai Cập và các nước khác có thể đảm bảo rằng Iran không có lợi sau khi tiêu diệt IS", Tổng thống Trump cho hay.

Tuy nhiên, lời kêu gọi tăng cường các nỗ lực ở Syria của ông chủ Nhà Trắng gửi tới các đối tác Mỹ trong khu vực dường như không có hiệu lực.

Riyadh và Abu Dhabi đang bị sa lầy trong cuộc nội chiến tại Yemen và có màn đối đầu căng thẳng với Qatar. Cả hai đều trở thành những trở ngại trong quan hệ Mỹ - vùngVịnh.

Trong khi Ai Cập có những khó khăn nội và nước này sẽ tiếp tục lập trường tách mình ra khỏi vai trò lãnh đạo trong khu vực.

Vì sao Nga không cần trả đũa cuộc không kích Syria của phương Tây?

Chủ nhật, 15/04/2018 | 15:00
Moscow thậm chí không cần phải đáp trả lại bằng đòn đánh quân sự, bởi cuộc tấn công của Mỹ đã thất bại, hay nói cách khác chỉ là “tiếng cửa đóng sau cùng khi Washington rút khỏi Syria”.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.