Tạo đà cho tín dụng xanh phát triển vượt bậc

Lê Thanh Hồng
Thứ 5, 13/08/2020 | 15:00
0
Theo Phó Tổng Giám đốc OCB Trương Đình Long, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại các ngân hàng Việt Nam nói chung đang tăng mạnh về cả chất và lượng.

Tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 03 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Đã hơn 7 năm kể từ khi được ban hành, chia sẻ với Người Đưa Tin, ông Trương Đình Long – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại các ngân hàng Việt Nam nói chung đang tăng mạnh về cả chất và lượng.

Tuy nhiên, ông Long cũng cho rằng, không phải TCTD nào cũng có những chiến lược triển khai tín dụng xanh từ sớm do không có những quy định cụ thể về phát triển kinh tế xanh trong pháp luật cấp tín dụng hiện hành, dẫn tới hệ quả là TCTD có thể nói không đối với các dự án đầu tư kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xanh.

NĐT: Sau 7 năm triển khai, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại OCB nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung đã có bước chuyển mình ra sao, thưa ông?

Ông Trương Đình Long: Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh trên thị trường tăng đều và mạnh trong thời gian gần đây, có thể thấy rõ qua nhận thức sâu sắc hơn của xã hội về đổi mới phát triển kinh tế, tác động của môi trường ở nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp…

Trong lĩnh vực bất động sản, nhiều chủ đầu tư đã nghiên cứu, phát triển các dự án thân thiện hơn với môi trường, không chỉ trong dân dụng mà còn với cả các tòa nhà thương mại. Theo dự báo của chúng tôi, nhu cầu tín dụng xanh sẽ tăng trưởng mạnh trong 3-5 năm tới.

Với riêng OCB, ngân hàng đã có chủ trương phát triển tín dụng xanh từ sớm. Các dự án tín dụng xanh đã được triển khai từ năm 2015 và bắt đầu đẩy mạnh từ cuối năm 2019. Đến năm 2021, tăng trưởng tín dụng xanh tại OCB tăng trên 13 lần so với cuối năm 2020. Tỉ trọng tín dụng xanh cũng đạt khoảng 11% tổng dư nợ cho vay và tỉ lệ này tiếp tục được duy trì trong nửa đầu năm 2022 là khoảng 12%.

Tài chính - Ngân hàng - Tạo đà cho tín dụng xanh phát triển vượt bậc

Ông Trương Đình Long – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

NĐT:Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế. OCB đã có những giải pháp gì để cân đối giữa việc đẩy mạnh tín dụng xanh song song với ngân hàng vẫn phải hoạt động hiệu quả?

Ông Trương Đình Long: Từ 2012 OCB đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội với sự tư vấn của IFC và OCB đã đưa nội dung này trở thành một trong những hoạt động của OCB.

Tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp trong những năm gần đây, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế thế nhưng với hướng đi đúng đắn này, con số giải ngân tín dụng xanh của OCB từ năm 2020 đến 2021 vẫn tăng hơn 10 lần và liên tục tăng lên trong các năm.

Điều này nhờ việc chúng tôi đã triển khai các quy trình, sản phẩm định hướng đến đối tượng tín dụng xanh là năng lượng tái tạo và nông lâm nghiệp bền vững.

NĐT: Dư nợ tín dụng xanh có xu hướng tăng nhanh theo từng năm, nhưng quy mô dư nợ vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng xanh ước đạt trên 451.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Ông đánh giá như thế nào về con số này? Chúng ta có đang gặp khó khăn, rào cản nào về chính sách không, thưa ông?

Ông Trương Đình Long: Con số 5% trên còn khá khiêm tốn. Giải pháp cần thiết để thúc đẩy tín dụng xanh là Chính phủ cần sớm ban hành hướng dẫn về danh mục và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam.

Cùng với đó, nhanh chóng xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường đến quy hoạch, chiến lược phát triển) của từng ngành, lĩnh vực đồng bộ. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng được tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi để có các khoản tín dụng có thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho ngành, lĩnh vực xanh.

Tài chính - Ngân hàng - Tạo đà cho tín dụng xanh phát triển vượt bậc (Hình 2).

Từ 2012 OCB đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội với sự tư vấn của IFC và OCB đã đưa nội dung này trở thành một trong những hoạt động của OCB.

NĐT: Với riêng OCB, ngân hàng đang làm thế nào để tăng trưởng tín dụng xanh, đóng góp cho nền kinh tế phát triển bền vững?

Ông Trương Đình Long: Về phía OCB, chúng tôi đẩy mạnh hoạt động tăng trưởng tín dụng xanh trên nhiều phương diện như: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có lợi về mặt môi trường và xã hội (MT&XH); Đẩy mạnh các hoạt động cấp tín dụng xanh trên cơ sở triển khai hệ thống quản lý rủi ro MT&XH…

Đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn thế nhưng OCB đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc tạo nguồn vốn cho các dự án đầu tư xanh.

Có 3 nhóm khách hàng mà OCB đang tập trung đẩy mạnh. Thứ nhất là nhóm ngành năng lượng tái tạo; Nhóm thứ hai là nhóm ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả; Nhóm thứ ba là nhóm ngành nông nghiệp bền vững.

Tỉ trọng lớn nhất nằm nằm ở nhóm năng lượng tái tạo và nhóm nông nghiệp bền vững. Đối với nhóm sản xuất kinh doanh, thân thiện với môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả thì chưa nhiều do nhóm này mới đang ở giai đoạn đầu phát triển, các chủ đầu tư vẫn đang nghiên cứu triển khai.

Tuy nhiên, chúng tôi dự báo số lượng, cũng như quy mô các dự án sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và ngân hàng sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp ở lĩnh vực này.

OCB tập trung đẩy mạnh tín dụng xanh với 3 nhóm ngành: năng lượng tái tạo; ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và ngành nông nghiệp bền vững.

Người Đưa Tin: Thực tế, các doanh nghiệp hiện có thêm cách huy động dòng vốn đổ vào tín dụng xanh như phát hành trái phiếu xanh. Tuy nhiên, thống kê cho thấy 60% lượng trái phiếu trên thị trường cũng là do ngân hàng mua lại. Việc các dự án xanh phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn từ các tổ chức tín dụng có tiềm tàng mối nguy nào không, thưa ông?

Ông Trương Đình Long: Việc không quy định về phát triển kinh tế xanh trong pháp luật cấp tín dụng hiện hành sẽ dẫn tới hệ quả là TCTD có thể nói không đối với các dự án đầu tư kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xanh. Và thực tế là không phải TCTD nào cũng có chiến lược triển khai tín dụng xanh từ rất sớm như OCB đã làm trong thời gian qua.

Việc các dự án phụ thuộc lớn vào kênh vốn vay tín dụng sẽ dẫn để rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Đầu tiên, khả năng đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư vào các dự án xanh bị hạn chế, theo đó, tốc độ phát triển của các lĩnh vực xanh sẽ bị chậm hơn.

Thứ hai, các TCTD cũng đối mặt với những rủi ro về tín dụng trong trường hợp các dự án bị hụt nguồn vốn trong giai đoạn đầu tư. Ví dụ như hiện tại, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế sẽ dẫn tới việc giải ngân vốn cho các dự án xanh phần nào bị đình trệ và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện dự án cũng như tính an toàn của các khoản cấp tín dụng.

Ngoài ra, các dự án xanh thường là những dự án có vòng đời và thời gian thu hồi vốn kéo dài nên thời gian cho vay cũng phải dài. Điều này kéo theo tính rủi ro của các khoản cấp tín dụng cho dự án xanh cũng sẽ cao hơn tương đối so với các khoản tín dụng khác.

NĐT: Ông đánh giá ra sao về bức tranh tín dụng xanh tại Việt Nam trong 10 năm tới?

Ông Trương Đình Long: 10 năm tới sẽ có những bước tiến vượt bậc. Sự quan tâm của nhóm Ngân hàng thế giới cùng các tổ chức tài chính quốc tế lớn về kinh tế xanh đối với Việt Nam đã mạnh mẽ hơn nhiều so với thời gian trước đây. Từ đó dẫn đến triển vọng dòng vốn quốc tế tài trợ cho tín dụng xanh sẽ trở nên lớn mạnh hơn rất nhiều trong thời gian tới.

Tại Hội thảo tham vấn “Tiêu chí môi trường đối với các dự án được cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh”, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nêu về việc đang triển khai soạn thảo “Sổ tay tín dụng xanh tiêu chuẩn” theo tư vấn của IFC và “Thông tư quy định các điều kiện tín dụng xanh áp dụng vào hoạt động cấp tín dụng của các TCTD”.

Mục tiêu phát thải bằng 0: Mở lối cho tín dụng xanh, trái phiếu xanh

Thứ 3, 11/10/2022 | 12:09
Tốc độ tăng trưởng của tín dụng xanh, trái phiếu xanh đang ở hướng tích cực, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp xanh.

4 ngân hàng tham gia cơ cấu TCTD yếu kém được nới thêm room tín dụng

Thứ 6, 07/10/2022 | 06:00
NHNN vừa điều chỉnh thêm hạn mức tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần, dự kiến sẽ có thêm khoảng 83.500 tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế.

OCB phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ lên hơn 17.800 tỷ đồng

Thứ 7, 01/10/2022 | 06:00
Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của OCB sẽ được tăng thêm hơn 4.109 tỷ đồng, từ 13.698 tỷ đồng lên 17.808 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Eximbank lên tiếng về tin Chủ tịch mới bị cổ đông yêu cầu miễn nhiệm

Thứ 7, 01/07/2023 | 07:00
Eximbank cho biết chưa nhận được nhóm cổ đông sở hữu 10% cổ phần ngân hàng đòi miễn nhiệm tân Chủ tịch HĐQT Đỗ Hà Phương vừa nhận chức 2 ngày.

Eximbank họp cổ đông bất thường, bầu bổ sung thành viên HĐQT

Thứ 5, 29/06/2023 | 19:03
Sau khi có Chủ tịch HĐQT mới, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung Thành viên HĐQT để đảm bảo số lượng thành viên theo đúng điều lệ ngân hàng.

Kinh doanh thương mại điện tử không phải giảm giá, doanh nghiệp cần tư duy đúng

Thứ 5, 29/06/2023 | 16:16
Chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tư duy đúng khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, không phải kinh doanh trên thương mại điện tử là giảm giá.

PG Bank nới room ngoại từ 2% lên mức trần 30%

Thứ 4, 28/06/2023 | 21:28
Là 1 ngân hàng có tỉ lệ room ngoại thấp với chỉ 2% sau khi hỗ trợ thoái vốn của cổ đông lớn, PG Bank đã nới tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên mức trần 30%.

Bà Đỗ Hà Phương làm tân Chủ tịch Eximbank

Thứ 4, 28/06/2023 | 21:12
HĐQT Eximbank đã tổ chức họp theo đúng quy định và bầu bà Đỗ Hà Phương - sinh năm 1984, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ngân hàng.
Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 15/5: Áp lực rung lắc giằng co vẫn là chủ đạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 06:00
Nhà đầu tư nên tạm ngưng việc mua mới khi thị trường đã tăng nóng liên tục. Ưu tiên nắm giữ và canh chốt lời khi đạt mục tiêu lợi nhuận.

Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này

Thứ 3, 14/05/2024 | 17:25
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra.

VIC dẫn dắt thị trường, cổ phiếu "họ" Apec tím ngắt

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:43
Cổ phiếu “họ” Apec gây chú ý khi đồng loạt tăng trần, 3 mã APS, API, IDJ đều trắng bên bán và dư mua giá trần hàng triệu đơn vị sau khi ông Nguyễn Đỗ Lăng xuất hiện.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:38
Đây là phiên đấu thầu vàng thành công thứ 3 của NHNN. Trước đó, trong 2 phiên ngày 23/4 và 8/5, NHNN đều chỉ đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng.

Lăng kính chứng khoán 14/5: Tạm ngưng mua mới

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ 1.225 - 1.280 điểm để hấp thụ hết lượng cung bán ra trước khi quay lại xu hướng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

VIC dẫn dắt thị trường, cổ phiếu "họ" Apec tím ngắt

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:43
Cổ phiếu “họ” Apec gây chú ý khi đồng loạt tăng trần, 3 mã APS, API, IDJ đều trắng bên bán và dư mua giá trần hàng triệu đơn vị sau khi ông Nguyễn Đỗ Lăng xuất hiện.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lăng kính chứng khoán 14/5: Tạm ngưng mua mới

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ 1.225 - 1.280 điểm để hấp thụ hết lượng cung bán ra trước khi quay lại xu hướng tăng.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:38
Đây là phiên đấu thầu vàng thành công thứ 3 của NHNN. Trước đó, trong 2 phiên ngày 23/4 và 8/5, NHNN đều chỉ đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.