Thách thức lớn nhất của ngân hàng chuyển đổi số là tư duy của lãnh đạo

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 19/11/2021 | 09:20
0
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, chuyển đổi số là xu thế của thời đại, buộc các ngân hàng phải có tư duy đổi mới, có vai trò tiên phong để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trao đổi với Người Đưa Ti bên lề hội thảo “Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, TS. Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - còn nhấn mạnh đến vai trò của việc thay đổi tư duy của lãnh đạo, người dân trong tiến trình chuyển đổi số ngành ngân hàng.

NĐT: Thưa ông, câu chuyện chuyển đổi số ngành ngân hàng được các chuyên gia đánh giá là cần phải ưu tiên vì lĩnh vực này tác động trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của người dân. Vậy, để chuyển đổi số thành công và muốn được người tiêu dùng đón nhận tích cực thì hệ thống ngân hàng phải làm gì?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Việc chuyển đổi số trong thời đại 4.0 thì ngân hàng là một nhân tố hết sức quan trọng và phải đóng vai trò tiên phong trong để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hơn nữa, đây cũng là xu thế của thời đại, bắt buộc các ngân hàng phải có tư duy đổi mới.

Tài chính - Ngân hàng - Thách thức lớn nhất của ngân hàng chuyển đổi số là tư duy của lãnh đạo

TS. Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Tôi nhận thấy việc chuyển đổi từ một ngân hàng truyền thống sang một ngân hàng tương tác có nét nổi bật, đó là họ đặt khách hàng là trung tâm thay vì sản phẩm là trung tâm. Điều này cho thấy chuyển đổi số phải là sự thay đổi hẳn về mặt tư duy, để các ngân hàng có tâm thế chuẩn bị để bước vào công cuộc chuyển đổi số.

Thực tế hiện nay các ngân hàng cũng đã chủ động, mà trước hết là đầu tư công nghệ, thay đổi tư tưởng, đào tạo nguồn nhân lực để có bước chuyển đổi số phù hợp và nhanh nhất.

NĐT: Vậy thách thức thực sự cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam là gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Thách thức lớn nhất đối với chuyển đối số ngân hàng trước hết là vấn đề tư duy. Tư duy của chính người đứng đầu của tổ chức tín dụng, và tư duy của người dân khi sử dụng dịch vụ. Khi ngân hàng đưa ra một sản phẩm mà tư duy người tiêu dùng không đồng thuận thì sẽ rất khó.

Đặc biệt, việc lấy khách hàng là trung tâm thì tư duy của người dân lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, việc xây dựng, khảo sát, đánh giá hệ sinh thái để làm sao từ đó đưa hệ sinh thái vào phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân là yêu cầu bức thiết của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, để chuyển đổi số thành công thì vai trò của hành lang pháp lý cũng hết sức quan trọng. Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét để trình Quốc hội sửa đổi Luật Giao dịch điện tử nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai một cách đồng bộ, bởi vì vẫn còn vướng hành lang pháp lý. 

Như vậy, có thể thấy dù chúng ta đặt ra quyết tâm rất cao với sự chuẩn bị về tài chính, vật lực nhưng nếu không có hành lang pháp lý cũng không thể làm được gì.

Tài chính - Ngân hàng - Thách thức lớn nhất của ngân hàng chuyển đổi số là tư duy của lãnh đạo (Hình 2).

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, các ngân hàng rất e ngại khi cho chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông vay ưu đãi (Ảnh: Hữu Thắng).

NĐT: Với câu chuyện vốn cho hạ tầng giao thông, ông có thể đánh giá nhu cầu vốn và những tồn tại trong việc đầu tư vốn cho hạ tầng giao thông hiện nay?

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Nhu cầu vốn cho đầu tư cho giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Tuy nhiên, đối với các công trình giao thông, việc thu hồi vốn thường kéo dài, ngoài ra việc thu phí lại tăng theo lộ trình nên không đảm bảo tính hiệu quả đầu tư.

Hơn nữa, hiện có hơn 100.000 tỷ dư nợ cho vay về hạ tầng giao thông đang là bài toán khó đối với các tổ chức tín dụng. Cho nên, việc đặt vấn đề để tiếp tục cho vay các dự án giao thông được các tổ chức tín dụng đánh giá hết sức thận trọng.

Thực tế, lộ trình xây dựng thu phí đối với các dự án giao thông, các nhà đầu tư đều không đảm bảo được yêu cầu, điều này khiến cho doanh thu của các chủ đầu tư của các dự án giao thông không đảm bảo được việc trả nợ cho ngân hàng theo đúng tiến độ.

Đây là vấn đề hết sức khó khăn, do vậy, các ngân hàng rất hạn chế và thậm chí là rất cảnh giác cho vay đối với các dự án đầu tư giao thông khi khó thu hồi được vốn và lãi vay.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/6/2021, dư nợ của các tổ chức tín dụng đối với các dự án BOT giao thông khoảng 105.000 tỷ đồng, trong đó tập trung lớn nhất vào hai ngân hàng gồm BIDV và VietinBank  Đáng chú ý, tỉ lệ nợ xấu tín dụng BOT giao thông thời gian qua tăng gấp 4 lần tỉ lệ nợ xấu chung của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.

Tại đối thoại chuyên đề “Giải pháp tài chính đầu tư đường bộ cao tốc - Lựa chọn kênh tiếp cận”, ông Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Ban Tài trợ Dự án, Ngân hàng BIDV cho biết, BIDV đã tài trợ vốn cho 33 dự án hạ tầng giao thông với tổng dư nợ xấp xỉ 26.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 25% vốn của ngành ngân hàng trong lĩnh vực BOT.

Về mặt lợi ích, các dự án BOT giao thông cũng đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.

Thế nhưng về khía cạnh ngân hàng, do dự án không theo đúng kế hoạch ban đầu nên các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng đều phải thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như là cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất. Điều này gây áp lực lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng.

"Đối với các ngân hàng đang tài trợ vốn, khi cân đối rủi ro và giữa lợi ích, việc cho vay lĩnh vực BOT đến nay chưa đem lại lợi ích tương xứng, trong khi rủi ro thì cứ thường xuyên hiện hữu. Vì vậy, chúng tôi hơi nhụt chí trong vấn đề xem xét tham gia vào các dự án BOT giao thông tới đây", ông Hưng cho hay.

 

Tác động của "số hóa" tới các ngân hàng sau đại dịch Covid-19

Thứ 5, 18/11/2021 | 18:35
Theo đại diện VPBank, tự động hóa ngân hàng toàn diện - digital bank là mục tiêu quan trọng trong bối cảnh cách mạng 4.0 và đại dịch xảy ra trên toàn thế giới.

Loạt lãnh đạo ngân hàng nói về việc “chiều lòng” khách hàng khi chuyển đổi số

Thứ 5, 18/11/2021 | 19:53
Chinh phục khách hàng dựa trên nhu cầu, đầu tư vào nhóm tiêu dùng trung thành, nâng cao trải nghiệm bằng công nghệ… là những cách thức mà các ngân hàng hướng đến.

Phát triển ngân hàng thông minh: Cần xác định rõ khách hàng thực sự muốn gì

Thứ 5, 18/11/2021 | 11:13
Để cạnh tranh với ngân hàng kỹ thuật số, các ngân hàng truyền thống cần chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm.

[E] “Không chào đón” xây cầu Trần Hưng Đạo bằng hình thức BOT

Thứ 5, 14/10/2021 | 16:51
Theo TS. Nguyễn Ngọc Chu, cầu Trần Hưng Đạo là một công trình văn hóa, là bộ mặt kiến trúc quan trọng của Thủ đô. Do đó, ông không đón chào BOT với cây cầu ở Hà Nội.
Cùng tác giả

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Đạm Hà Bắc tiếp tục được xoá hơn 140 tỷ đồng lãi vay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:39
Nhờ được xóa nợ lãi tính trên lãi chậm trả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đạm Hà Bắc tiếp tục báo lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng trong quý I/2024.
Cùng chuyên mục

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử để ngăn vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp Chức năng cảnh báo sử dụng Hóa đơn điện tử để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.