Thấy gì từ đòn phản công của Trung Quốc dành cho ngành chip Mỹ?

Thấy gì từ đòn phản công của Trung Quốc dành cho ngành chip Mỹ?

Thứ 2, 22/05/2023 | 18:59
0
Một trong những lý do khiến Micron rơi vào tầm ngắm của Trung Quốc là chip của công ty này dễ dàng bị thay thế bằng sản phẩm của các đối thủ như Samsung và SK Hynix.

Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) hôm 21/5 thông báo rằng nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất của Mỹ Micron đã gây ra rủi ro bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc. Do đó, cơ quan này đã ra lệnh cho các nhà khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia ngừng mua sản phẩm của công ty này.

Động thái này diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài 7 tuần về Micron của CAC, một động thái được nhiều người coi là sự trả đũa đối với những nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ quan trọng.

Bộ thương mại Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ hành động mà họ cho là “không có cơ sở thực tế”. Bộ này cho biết, sẽ làm việc với chính quyền Trung Quốc để làm rõ sự vụ.

“Rung cây dọa khỉ”

Quyết định của CAC được đưa ra 7 tuần sau khi cơ quan quản lý Trung Quốc bắt đầu đánh giá rủi ro an ninh mạng đối với các sản phẩm của Micron, một trong những nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất tại Mỹ với hơn 10% doanh thu từ Trung Quốc.

Đây là một động thái mạnh mẽ trong cuộc chiến giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới về quyền tiếp cận công nghệ quan trọng.

Kể từ tháng 10/2022, Washington đã áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu sâu rộng đối với chip và thiết bị sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ quan trọng cho mục đích quân sự.

Công nghệ - Thấy gì từ đòn phản công của Trung Quốc dành cho ngành chip Mỹ?

Nhà máy bán dẫn của Samsung Electronics tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Chip là trung tâm trong nỗ lực trở thành siêu cường công nghệ của Bắc Kinh. Trung Quốc có các nhà sản xuất chip của riêng mình, nhưng quốc gia này chủ yếu cung cấp các bộ vi xử lý từ thấp đến trung cấp được sử dụng trong các thiết bị gia dụng và xe điện.

Cuộc điều tra của Trung Quốc đối với Micron diễn ra vào thời điểm quốc gia này bị Mỹ và các đồng minh bao vây trên mọi mặt của thị trường bán dẫn, ngay cả khi Bắc Kinh thúc đẩy nỗ lực tự cung tự cấp nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào các công nghệ do Mỹ sản xuất.

Theo ông Wang Lifu, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu chất bán dẫn ICwise có trụ sở tại Thượng Hải, động thái của Trung Quốc nhằm “gửi một tín hiệu cảnh báo” tới các nước láng giềng như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hai quốc gia này, cùng với Đài Loan (Trung Quốc) đã tham gia Liên minh Chip 4 do Mỹ đứng đầu. Bắc Kinh coi liên minh này là âm mưu của Washington nhằm loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Các quan chức cấp cao của nhóm này đã tổ chức cuộc họp online đầu tiên vào tháng 2 để thảo luận về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, Hàn Quốc dự kiến sẽ chú ý đến đánh giá an ninh mạng của CAC đối với Micron, theo ông Wang. Cuộc điều tra được cho là một dấu hiệu cảnh báo rằng quốc gia này không nên “theo chân” Mỹ, bởi 2 nhà nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của họ là Samsung Electronics và SK Hynix vẫn có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, ông Wang nhận định.

Ngoài ra, nó cũng là lời cảnh tỉnh đối với Hà Lan, quốc gia vừa “vào hùa” với Nhật Bản và Mỹ hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc nhằm cắt đứt tham vọng xây dựng năng lực chip nội địa của Bắc Kinh.

Tại sao lại là Micron?

Trước khi công bố việc đánh giá an ninh mạng của Micron, Bắc Kinh chưa từng thực hiện bất kỳ động thái quan trọng nào để đáp trả Mỹ dù quốc gia này đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với việc xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia.

Theo nhà phân tích Wang Lifu tại công ty nghiên cứu bán dẫn ICwise ở Thượng Hải, Micron đã bị chính phủ Trung Quốc coi là “đóng vai trò tiêu cực” trong ngành công nghệ của nước này.

“Có một số suy đoán rằng Micron đứng sau nỗ lực thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc”, ông Wang cho biết.

Micron được cho là một trong số những công ty bán dẫn của Mỹ tăng chi tiêu vận động hành lang kể từ khi chính quyền Tổng thống Biden ban hành Đạo luật Chip và Khoa học vào tháng 8/2022. Theo đạo luật này, chính phủ Mỹ sẽ tài trợ 52 tỷ USD cho hoạt động sản xuất chip ở Mỹ.  

Công nghệ - Thấy gì từ đòn phản công của Trung Quốc dành cho ngành chip Mỹ? (Hình 2).

Sau khi thông qua Đạo luật Chip và Khoa học vào tháng 8/2022, Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận với công nghệ tiên tiến phục vụ cho mục đích quân sự. Ảnh: Washington Post

Nhiều tháng trước khi đạo luật này chính thức được thông qua, Micron đã thông báo đóng cửa trung tâm thiết kế chip Thượng Hải vào cuối năm 2022 và di dời 150 kỹ sư Trung Quốc đến Mỹ hoặc Ấn Độ.

Năm 2017, Fujian Jinhua, một công ty quốc doanh chuyên sản xuất chip bộ nhớ ở tỉnh Phúc Kiến đã bị Mỹ cáo buộc ăn cắp công nghệ từ Micron. Công ty Trung Quốc sau đó đã ngừng sản xuất sau khi bị Washington trừng phạt.

Một lý do rõ ràng hơn khiến Micron trở thành mục tiêu hàng đầu cho Bắc Kinh là vì công nghệ của họ sẽ dễ dàng bị thay thế bằng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Micron trước đây đã cảnh báo về những rủi ro bị loại khỏi thị trường Trung Quốc. Trong báo cáo tài chính năm 2021, Micron cho biết sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với các nhà sản xuất DRAM trong nước có thể hạn chế sự tăng trưởng của họ.  

Không giống như thiết bị bán dẫn từ ASML hoặc chip đồ họa từ Nvidia, các sản phẩm của Micron cũng có thể dễ dàng bị thay thế ở Trung Quốc bởi các nhà cung cấp địa phương như Yangtze Memory Technologies Co và các công ty Hàn Quốc Samsung và SK Hynix.

Trung Quốc cũng là một thị trường quan trọng đối với Micron. Quốc gia này (bao gồm Hồng Kông) tạo ra 25% tổng doanh thu 30,8 tỷ USD của Micron vào năm 2022, theo Financial Times.

Nguyễn Tuyết (Theo SCMP, Tech Wire Asia, Financial Times)

Thêm một “đòn giáng” của Mỹ vào ngành chip Trung Quốc

Thứ 6, 16/12/2022 | 09:22
Mỹ vừa mở rộng lệnh cấm xuất khẩu các công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc nhằm ngăn chặn nước này sản xuất vũ khí siêu thanh và các thiết bị quân sự tiên tiến khác.

Giải pháp cho ngành chip Trung Quốc trước những “đòn giáng” của Mỹ

Thứ 6, 02/12/2022 | 16:25
Thời gian qua, chính phủ Mỹ đã liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, gây ra áp lực đáng kể đối với quốc gia này.

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip, Trung Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng

Thứ 4, 16/11/2022 | 15:57
Sản lượng vi mạch Trung Quốc giảm mạnh do nhu cầu trong nước suy yếu và những nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh phát triển ngành chip của riêng mình.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:22
Tàu hàng rời 65.000 DWT vừa được hạ thủy thuộc dự án đóng tàu có trọng tải lớn nhất từ trước tới nay do chính các kỹ sư và công nhân Việt Nam thực hiện.

Vì sao “tắt đi, bật lại” là cách “chữa” đồ công nghệ nhanh nhất?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Nhiều trường hợp điện thoại, máy tính gặp lỗi, chúng ta chỉ cần tắt đi và bật lại thiết bị là giải quyết được vấn đề. Vì sao lại như vậy?

Phần Lan trình làng “pin cát” khổng lồ thế hệ mới

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:15
“Pin cát” có thể là giải pháp thay thế rẻ hơn, ít tác động hơn đến môi trường so với các giải pháp lưu trữ năng lượng tái tạo khác.

Thêm một nhà thiết kế kỳ cựu rời Apple sau 25 năm gắn bó

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:55
Theo báo cáo mới nhất, một nhà thiết kế từng làm việc trong nhóm thiết kế nòng cốt của Apple đã rời công ty.

Công nghệ sẽ mang lại “làn gió mới” cho Vietnam Motor Show 2024

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:15
Điểm mới tại triển lãm lớn nhất ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là yếu tố công nghệ sẽ được sử dụng tối ưu để gia tăng trải nghiệm và lợi ích của khách tham dự.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao “tắt đi, bật lại” là cách “chữa” đồ công nghệ nhanh nhất?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Nhiều trường hợp điện thoại, máy tính gặp lỗi, chúng ta chỉ cần tắt đi và bật lại thiết bị là giải quyết được vấn đề. Vì sao lại như vậy?

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:22
Tàu hàng rời 65.000 DWT vừa được hạ thủy thuộc dự án đóng tàu có trọng tải lớn nhất từ trước tới nay do chính các kỹ sư và công nhân Việt Nam thực hiện.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.