Thủ tướng Anh có thể “thở phào” sau màn nổi loạn nội bộ Đảng Bảo thủ?

Thủ tướng Anh có thể “thở phào” sau màn nổi loạn nội bộ Đảng Bảo thủ?

Thứ 5, 18/01/2024 | 12:20
0
Quyền lực của Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bị giáng một đòn nặng nề, dù dự luật hàng đầu của ông đã vượt qua ải Hạ viện.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak vừa dập tắt một cuộc nổi loạn của các thành viên cánh hữu trong chính Đảng Bảo thủ của ông sau khi Dự luật An toàn Rwanda gây tranh cãi vượt qua rào cản cuối cùng tại Hạ viện Anh (House of Commons).

Hôm 17/1, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hàng đầu của Thủ tướng Sunak, được thiết kế để xác nhận rằng Rwanda là quốc gia thứ 3 an toàn cho việc tái định cư những người không thành công trong việc xin tị nạn ở Vương quốc Anh.

Dự luật, chìa khóa cho việc thực hiện Kế hoạch Trục xuất Rwanda của Chính phủ Anh, đã được Hạ viện thông qua với 320 phiếu ủng hộ và 276 phiếu chống.

18 nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu trắng đối với dự luật, trong đó có ông Lee Anderson – người hôm 16/1 đã từ chức Phó chủ tịch Đảng để phản đối dự luật, cựu Thủ tướng Theresa May và nghị sĩ kỳ cựu Sir John Hayes. Chỉ có 11 nghị sĩ Đảng Bảo thủ bỏ phiếu chống lại dự luật, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman và cựu Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick.

Với cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào mùa thu này, Thủ tướng Anh đã đặt cược niềm tin và uy tín của mình vào cam kết ngăn chặn những chiếc thuyền chở người di cư không có giấy tờ đi qua Eo biển Anh, cho rằng Kế hoạch Trục xuất Rwanda sẽ có thể ngăn cản những người xin tị nạn thực hiện hành trình nguy hiểm.

Chia rẽ và nổi loạn

Hồi tháng 4/2022, Anh đã đạt được thỏa thuận với Rwanda, theo đó những người nhập cư bất hợp pháp và những người không thành công trong việc xin tị nạn sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này để xử lý yêu cầu của họ tại đó. Nếu thành công, họ sẽ được cấp quyền thường trú tại Rwanda thay vì được phép quay trở lại Anh.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối. Chuyến bay đầu tiên dự kiến đưa 7 người di cư đến Rwanda vào tháng 6/2022 đã bị hủy sau sự can thiệp của Tòa Nhân quyền châu Âu. Tháng 11 năm ngoái, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng kế hoạch của Chính phủ là bất hợp pháp.

Chính phủ của ông Sunak sau đó đã đưa ra dự luật khẩn cấp được gọi là Dự luật An toàn Rwanda nhằm ưu tiên các luật nhân quyền trong nước và quốc tế, và phiên bản này đã được Hạ viện Anh thông qua hôm 17/1.

Thế giới - Thủ tướng Anh có thể “thở phào” sau màn nổi loạn nội bộ Đảng Bảo thủ?

Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Hạ viện Anh, ngày 15/1/2024. Ảnh: El Pais

Nhưng cái “thở phào” nhẹ nhõm của ông Sunak đến sau một vòng đấu tranh công khai gây chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ. Ông đã phải hứng chịu cuộc nổi loạn lớn nhất trong nhiệm kỳ Thủ tướng của mình vào tối hôm 16/1 khi 60 nghị sĩ Đảng Bảo thủ bỏ phiếu cho một bản sửa đổi theo hướng cứng rắn hơn do nghị sĩ kỳ cựu nhất ở Hạ viện Anh là Bill Cash đề xuất.

Quyền lực của ông Sunak đã bị giáng một đòn nặng nề sau khi 2 Phó chủ tịch Đảng Lee Anderson và Brendan Clarke-Smith và nghị sĩ Jane Stevenson, từ chức để ủng hộ phe nổi dậy.

Một phát ngôn viên của Số 10 Phố Downing (Văn phòng Thủ tướng Anh) cho biết, việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong kế hoạch ngăn chặn người di cư đến bằng các con thuyền nhỏ của chính phủ.

“Đây là đạo luật cứng rắn nhất từng được đưa ra tại quốc hội nhằm giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp và sẽ làm rõ rằng nếu bạn đến đây bất hợp pháp, bạn sẽ không thể ở lại”, vị phát ngôn viên cho biết.

“Chính phủ này và Đảng Bảo thủ đã giảm hơn 1/3 số lượng thuyền qua lại. Chúng tôi có kế hoạch, chúng tôi đã đạt được tiến bộ và đạo luật mang tính bước ngoặt này sẽ đảm bảo chúng tôi có thể thực hiện được các chuyến bay đến Rwanda, ngăn cản người di cư thực hiện những chuyến hành trình nguy hiểm qua eo biển”.

Sóng gió chưa ngừng

Đối mặt với ông Sunak trong phiên chất vấn Thủ tướng (PMQ) tại Quốc hội trước đó hôm 17/1, lãnh đạo Đảng Lao động đối lập Keir Starmer đã mô tả Kế hoạch Rwanda là một “trò hề”.

“Chính phủ đã chi 400 triệu Bảng Anh tiền thuế của người dân cho một kế hoạch, nhưng vẫn không thể trục xuất một người nào”, ông Starmer nói, đồng thời cho rằng ông Sunak đã “bị chính các nghị sĩ của mình vạch mặt một lần nữa một cách tàn bạo” khi nói đến cuộc nổi loạn trong nội bộ đảng cầm quyền.

Tuy nhiên, không phải tất cả những ai tham gia cuộc nổi loạn hôm 16/1 đều bỏ phiếu phản đối dự luật của ông Sunak. Bằng chứng là dự luật đã vượt qua “ải” Hạ viện với sự cách biệt lớn giữa số phiếu thuận và số phiếu chống (44 phiếu).

Nói chuyện với Sky News, nghị sĩ Jacob Rees-Mogg, một trong những thành viên nổi loạn, cho biết cuối cùng ông đã quyết định bỏ phiếu ủng hộ dự luật vì nó “tốt hơn hiện trạng”.

“Sau những khó khăn mấy ngày qua, Đảng Bảo thủ đã đoàn kết lại”, ông Rees-Mogg nói. “Hầu hết mọi người trong Đảng Bảo thủ đều muốn những người đến đây bất hợp pháp bị trục xuất tới Rwanda, đó là điểm đoàn kết”.

Thế giới - Thủ tướng Anh có thể “thở phào” sau màn nổi loạn nội bộ Đảng Bảo thủ? (Hình 2).

Ước tính số lượng người di cư vượt Eo biển Anh trên những con thuyền nhỏ, từ năm 2019 tới năm 2023. Đồ họa: Daily Mail

Dù dự luật đã được Hạ viện Anh thông qua sau 3 lần đọc (reading), một nguồn tin của Đảng Bảo thủ nói với Sky News rằng sóng gió vẫn chưa kết thúc.

Quy trình đối với dự luật tại Hạ viện giờ đây sẽ lặp lại ở Thượng viện Anh (House of Lords), nơi Đảng Bảo thủ không chiếm đa số.

Dự luật này về sau cũng sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức pháp lý từ các cá nhân bị đe dọa trục xuất tới Rwanda. Các luật sư của Chính phủ Anh cho rằng chỉ có “50/50” cơ hội chuyến bay đầu tiên đưa người tới nước thứ 3 này cất cánh trước cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu.

Mất quá nhiều thời gian

Có những khoảnh khắc “kỳ lạ” trong một ngày đầy kịch tính. Cũng hôm 17/1, Tổng thống Rwanda Paul Kagame cho rằng việc thực hiện Kế hoạch Trục xuất của Vương quốc Anh đã mất quá nhiều thời gian.

“Có những giới hạn về việc tình trạng này có thể kéo dài bao lâu”, ông Kagame nói với hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ.

Khi được các nhà báo hỏi liệu ông có theo dõi cuộc tranh luận ở London hay không, ông Kagame trả lời thẳng: “Đó là vấn đề của Vương quốc Anh, không phải của chúng tôi”.

Chính phủ Rwanda đã nhận được khoảng 240 triệu Bảng từ Anh như một phần của thỏa thuận, và dự kiến sẽ nhận thêm 50 triệu Bảng vào cuối năm nay. Ông Kagame đưa ra tín hiệu rằng số tiền này có thể được trả lại nếu ông Sunak không thực hiện được Kế hoạch Trục xuất Rwanda.

“Tiền này sẽ được sử dụng cho những người sẽ đến”, Tổng thống Kagame nói. “Nếu họ không đến, chúng tôi có thể trả lại”.

Thế giới - Thủ tướng Anh có thể “thở phào” sau màn nổi loạn nội bộ Đảng Bảo thủ? (Hình 3).

Một nhà khách ở thủ đô Kigali dự kiến được sử dụng làm nơi lưu trú cho những người xin tị nạn được gửi đến Rwanda từ Vương quốc Anh. Ảnh: Daily Mail

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Chính phủ Rwanda sau đó làm rõ rằng nước này “không có nghĩa vụ” trả lại bất kỳ khoản tiền nào, nhưng nếu Vương quốc Anh yêu cầu hoàn lại tiền, “chúng tôi sẽ xem xét việc này”.

Ông Enver Solomon, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Người tị nạn (Refugee Council) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho biết dự luật sẽ khiến hàng nghìn người tuyệt vọng phải biến mất ở Anh để tránh bị trục xuất.

“Đã đến lúc chính phủ phải thừa nhận rằng Kế hoạch Rwanda hoàn toàn không khả thi và sẽ chỉ gây thêm đau khổ cho con người”, ông Solomon nói.

“Thực tế là các kế hoạch của chính phủ đang đẩy những người tuyệt vọng vào những tình huống không an toàn và nguy hiểm. Chúng tôi lo ngại nhiều người trong số họ sẽ biến mất, đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng và bóc lột để tránh bị đưa đến Rwanda”.

Minh Đức (Theo The Guardian, Sky News, Xinhua, Politico EU)

Thảm kịch trên đường vượt “eo biển tử thần” từ Pháp sang Anh

Thứ 2, 15/01/2024 | 13:54
Cái chết và công tác cứu hộ trong bóng tối và cái rét lạnh của băng giá mùa đông một lần nữa làm nổi bật mối nguy từ hành trình vượt biển của người di cư.

Anh muốn người tị nạn ở căn cứ quân sự cũ, thay vì ở khách sạn

Thứ 5, 30/03/2023 | 18:02
Chính phủ Anh cho rằng chính viễn cảnh được lưu trú trong các khách sạn đã thúc đẩy người di cư vượt biển đến nước Anh bất chấp nguy hiểm.

Cơ hội cho Anh, Pháp hàn gắn quan hệ láng giềng

Thứ 6, 10/03/2023 | 18:15
Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Anh Sunak có nhiều điểm giống nhau. Giờ cả hai đang tích cực sửa chữa mối quan hệ song phương bị nguội lạnh trong 7 năm qua.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.