Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
0
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang trong chuyến công du 3 ngày tới Trung Quốc, với đỉnh cao là cuộc gặp giữa người đứng đầu Chính phủ của quốc gia Tây Âu và nhà lãnh đạo cao nhất của quốc gia Đông Á hôm 16/4.

Trong những bình luận được đưa ra vào lúc bắt đầu cuộc gặp của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), ông Scholz đã cảnh báo rằng cuộc chiến đang diễn ở Ukraine có nguy cơ làm tổn hại đến “toàn bộ trật tự quốc tế”.

Trong cuộc hội đàm tại nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh hôm 16/4, Thủ tướng Đức cũng cho biết, ông hy vọng Berlin và Bắc Kinh có thể thảo luận về cách để đóng góp nhiều hơn cho nền hòa bình ở Ukraine.

Trong khi Trung Quốc tuyên bố rằng họ là một bên trung lập trong cuộc xung đột.

Ông Scholz hôm 16/4 cũng nói với ông Tập rằng “cuộc chiến của Nga ở Ukraine có tác động tiêu cực rất đáng kể đến an ninh ở châu Âu”, theo một đoạn ghi âm do Văn phòng Thủ tướng Đức công bố và AFP đưa tin.

Thế giới - Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 16/4/2024. Ảnh: AFP/NST

Chuyến thăm này cũng là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” của mình vào năm ngoái nhằm ngăn chặn Đức bị phụ thuộc quá chặt chẽ vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Bình luận về quan hệ song phương, ông Tập cho biết, hợp tác giữa Trung Quốc và Đức không phải là rủi ro mà là sự đảm bảo cho mối quan hệ ổn định và cơ hội cho tương lai.

“Chúng ta phải xem xét và phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện từ góc độ chiến lược và dài hạn”, ông Tập nói với ông Scholz. “(Đức và Trung Quốc) nên cảnh giác trước chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, nhìn nhận vấn đề năng lực sản xuất một cách khách quan và biện chứng từ góc độ định hướng thị trường và toàn cầu”.

Các bình luận của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU), nơi Đức là một thành viên hàng đầu, phàn nàn về việc hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường của khối.

Việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất trong các lĩnh vực xanh như xe điện và tấm pin mặt trời đã gây ra tranh chấp thương mại với châu Âu và Mỹ, nơi những ngành công nghiệp này cũng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Nhưng với 5.000 công ty Đức đang hoạt động tại thị trường Trung Quốc, Đức có thể sẽ mất nhiều hơn so với nhiều đối tác châu Âu nếu xảy ra thương chiến và Bắc Kinh trả đũa EU.

Minh Đức (Theo Digital Journal, Reuters, NY Times)

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Bài toán hợp tác và cạnh tranh

Chủ nhật, 14/04/2024 | 06:00
Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên đường tới Trung Quốc vào ngày 13/4 trong chuyến thăm ngoại giao kéo dài 3 ngày.

“Giảm thiểu rủi ro” khiến Đức bỏ lỡ cơ hội hiểu biết về Trung Quốc

Thứ 7, 20/01/2024 | 15:05
Sự phụ thuộc của Đức vào Nga về năng lượng chỉ là một phần nhỏ so với sự phụ thuộc của quốc gia Tây Âu này vào Trung Quốc.

Đức cảnh báo EU về trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc

Thứ 6, 12/05/2023 | 09:02
Liên minh châu Âu (EU) đang tranh luận ngày càng tăng về cách khối này nên đối xử với Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của mình.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.