Vùng đất cứ ăn hoa quả trên núi là bị lạc đường

Vùng đất cứ ăn hoa quả trên núi là bị lạc đường

Thứ 2, 21/01/2013 | 10:04
0
Đã từ lâu, người ta biết đến huyện Lục Yên (Yên Bái) không chỉ bởi hình ảnh của ngọn núi Vua đen mà còn vì nơi đây vẫn chôn giấu nhiều câu chuyện kỳ lạ. Đến nay, người dân Lục Yên vẫn chưa thống nhất về cách đặt tên cho ngọn núi này.

Gạt bỏ nỗi sợ hãi vì những câu chuyện vừa thực, vừa hư mà người dân kể về khu vườn trên đỉnh núi Vua đen, chúng tôi quyết định xuyên rừng để "tận mục sở thị". Trước khi khởi hành, có người dặn chúng tôi rằng: "Vào đó, các chú nhớ đừng đem bất cứ thứ gì ra khỏi khu vườn. Nếu không sẽ bị lạc đường".

Bỏ mạng vì thâm nhập chốn thâm sơn cùng cốc

Theo nhiều người dân địa phương, vườn quả kỳ bí trên đỉnh núi Vua đen là hoàn toàn có thật. Ngọn núi này chỉ cách trung tâm xã khoảng 10km. Tuy nhiên, muốn lên được khu vườn, chúng tôi phải đi vòng quanh các sườn núi, qua những vách đá dựng đứng và những thung lũng toàn đá tai mèo nhọn hoắt như chông. Cậu đồng nghiệp tôi nói vui rằng: "Nếu không may sẩy chân ngã xuống thì có lẽ đây là chuyến công tác "một đi không trở lại". Các cụ cao niên trong làng cũng cho biết, trước đây đã có nhiều người vì muốn thám hiểm ngọn núi này mà đã lạc mấy ngày liền trong rừng. Thậm chí có người còn bỏ mạng khi thâm nhập chốn thâm sơn cùng cốc vì  "giỡn mặt" đá tai mèo.

Khi chúng tôi đề cập đến việc mục kích vườn quả kỳ bí trên đỉnh núi Vua đen, ông Hoàng Ngọc Chấn, Chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh liền cử 3 người đi rừng giỏi nhất xã dẫn đường cho PV. Trong số 3 người này, có người đã từng lên vườn quả kỳ bí. Từ UBND xã đến vườn quả kỳ lạ chỉ gần 10km nhưng chúng tôi phải mất hơn nửa ngày luồn rừng, vượt núi cao với những mỏm đá tai mèo lô nhô sắc nhọn như dao.

Xã hội - Vùng đất cứ ăn hoa quả trên núi là bị lạc đường

Phải mất hơn nửa ngày leo núi đá hiểm trở chúng tôi mới đến được vườn quả kỳ bí.

Đích thân ông Lục Biên Cương, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tân Lĩnh cùng chúng tôi treo mình qua từng vách đá, băng qua ngọn núi cao ngất trời Lục Yên để tìm đến khu vườn kỳ lạ. Sau nửa ngày, chúng tôi đi vào một thung lũng bằng phẳng rộng khoảng 300m2. Ông Cương thở phào cho biết: "Chúng ta đang ở khu vườn quả bí hiểm nhất mà người dân Lục Yên đồn đại suốt mấy trăm năm". Được biết, đã hơn 10 năm qua, rất ít người lên vườn quả này. Có lẽ vì thế mà khu vườn trở nên rậm rạp. Các loại cây dây leo đan kín những ngọn cây ăn quả như mạng nhện.

Để quan sát kỹ hơn khu vườn, chúng tôi phải trèo lên một mỏm đá cao ngất. Hướng mắt ra khu vườn thấy những khóm chuối mọc đan xen chằng chịt. Quả ở trong các khóm chuối đều bị chim tróc ăn hết chỉ còn trơ lại cuống khô. Bên cạnh đó là những cây cam, quýt trĩu quả. Những quả cam nửa xanh nửa vàng rụng kín gốc. Thỉnh thoảng thấy động, những đàn chim đang đậu trên cây lại nháo nhác bay như có thú dữ xuất hiện.

Lúc chúng tôi trở lại UBND xã, cụ Lục Văn Ngạn, một người dân xã Tân Lĩnh cho biết: Cách đây khoảng 20 năm, khu vườn cũng có nhiều cam, quất, chuối... chín vàng. Một lần đi săn, cụ đã vào đây hái cam ăn và mang một túi về cho đứa cháu nội. Tuy nhiên, kỳ lạ thay, dù là người bản địa nhưng cụ không thể ra khỏi vườn cam. Cụ Ngạn cứ đi lòng vòng rồi lại quay về chỗ cũ. Hoảng hốt, cụ liền bỏ túi cam ở lại mới tìm được đường xuống chân núi. Về sau, không hiểu vì lý do gì những cây cam chết lụi gần hết!?

Nhiều bậc cao niên trong xã không thể biết được vườn quả trên núi có từ khi nào. Từ bé, họ đã nghe cha, mẹ kể về khu vườn kỳ lạ đó. Có người đồn rằng, vườn quả là tài sản của ngọn núi mà một vị vua áo đen nào đó chấn giữ. Cũng có người nói, đó là của một vị tộc trưởng giàu có thời xa xưa để lại.

Gian nan đường vào vườn quả

Lên đến vườn quả kỳ lạ mà dân gian vẫn thường đồn thổi, chúng tôi thực sự bất ngờ trước rất nhiều loại cây ăn quả đang đơm hoa, kết trái. Thấy có nhiều thứ hoa quả chín mọng, tôi tiện tay vơ lấy một chùm quất hồng bì ăn thử. Thấy tôi chẳng sợ hãi trước lời đồn, mấy người dẫn đường cũng vặt vài quả thưởng thức. Sau đó, chúng tôi tiếp tục tiến đến khu chuối rừng rồi vặt từng quả ăn ngon lành. Một người đi trong đoàn còn vặt mấy quả bỏ vào túi đem về để thử xem có bị lạc đường giống như người dân đồn thổi.

Xã hội - Vùng đất cứ ăn hoa quả trên núi là bị lạc đường (Hình 2).

Anh Lục Văn Trường, công an viên thôn 3 bên một cây ăn quả.

Anh Mai Thế Bàng, một cán bộ làm việc tại UBND xã Tân Lĩnh tiết lộ, hơn chục năm trước, vì không tin vào những lời đồn thổi nên anh cùng vài người bạn cũng rủ nhau lên núi tìm vườn quả. Khi đến khu vườn, anh chỉ thấy vài cây cam, quất hôi mọc xen lẫn với cây rừng. Anh và một số người bạn của mình đã bứt quất hôi chấm muối để ăn. Khi về, họ cũng dắt túi vài quả nhưng không thấy lạc đường. "Tôi nghĩ các cụ chỉ dọa thế thôi. Ngày trước trên núi còn có một cái chuông đồng và những bàn đá nhẵn thín đủ để bày hai mâm cỗ. Trên bàn đá còn đặt một bàn cờ. Đêm khuya, nghe tiếng đá rơi lạch cạch, nhiều người cứ tưởng ai đang đánh cờ. Tuy nhiên, hiện tại cái chuông đồng không còn nữa. Những bàn đá cũng bị cây rừng che phủ nên khó định vị được vị trí".

Theo anh Bàng, trước đây, khi anh lên núi thấy có cả mảnh sành, mảnh chum, gốm vỡ... Điều này chứng tỏ đã từng có người sinh sống trên núi. Họ đem cả cây ăn quả lên trồng. Về sau, có lẽ vì một lý do nào đó những người này chết hoặc di chuyển chỗ khác nhưng vườn cây vẫn còn.

Được sự hướng dẫn của anh Bàng, chúng tôi đi xuyên qua các thung lũng trên đỉnh núi Vua đen. Khi đến một thung lũng cách vườn quả chừng 1km thì thấy xuất hiện những cột gỗ rừng to bằng hai người ôm, đang nằm chỏng trơ dưới đất. Những cột gỗ này đằm sương đằm gió nên đã bị mục nát. Khi đụng tay vào, cây mục bong ra từng mảng, từng lớp. Vượt qua những cột gỗ và hàng loạt "trận địa" đá tai mèo sắc nhọn, chúng tôi bất ngờ lọt xuống một khe đá sâu. Như lời đồn đại hàng trăm năm nay của người dân thì đó chính là "cái ao" mà trước đây vua áo đen thường tắm. Theo quan sát của chúng tôi, "ao vua" thực chất là một khe đá hình lòng chảo to bằng một gian nhà. Ao như một cái bể tích tụ nước mưa từ mấy trăm năm. Theo những câu chuyện còn lưu truyền tại xã Tân Lĩnh thì vườn quả, "ao vua" chính là nơi ẩn náu của một vị tộc trưởng người Tày mà dân gian gọi là vua áo đen. Vị tộc trưởng này đã lập nghiệp ở Yên Bái cách đây hàng trăm năm.

Tuy nhiên, cũng có người giả thiết, vườn quả trên đỉnh núi Vua đen có thể là do chim chóc, muông thú ăn quả trong các khu vườn lân cận, rồi lên núi trú ngụ. Những hạt cây được chim muông thải ra rồi mọc thành vườn quả. Cứ như thế vườn quả tồn tại từ năm này qua năm khác chứ chẳng có thần thánh nào "nhúng tay" vào.  

Các bậc cao niên dùng tin đồn để bảo vệ rừng?

Ông Hoàng Ngọc Chấn, chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh cho biết, xã đã khoanh vùng bảo vệ và nghiêm cấm việc xâm phạm khu vườn quả, cũng như toàn bộ rừng thuộc phạm vi của xã từ cách đây hơn 10 năm theo chủ trương của Nhà nước. Từ đó đến nay, khu vườn quả không có ai ra vào nên rậm rạp hơn trước nhiều. Xã cũng có chủ trương phát triển du lịch nối giữa khu di tích Hắc Y - Đại Cại với núi Vua đen và vườn quả kỳ bí. Tuy nhiên, khu vườn quả nằm quá xa, đường lên rất hiểm trở nên gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Hàng năm xã cũng tổ chức hội thao và tổ chức các cuộc thi chạy leo núi từ dưới đường cái lên đến đỉnh núi Vua đen. Nói về việc lời đồn cho rằng, hễ cứ ăn quả ở thung lũng sẽ bị lạc đường, ông Chấn cười chia sẻ: "Các cụ truyền cho con cháu câu chuyện này vì không muốn ai xâm phạm chốn đó. Hơn nữa, họ cũng muốn bảo vệ thung lũng, thiên nhiên. Thực ra làm gì có chuyện ăn một loại quả bình thường mà lại quên mất đường về".

Phương Phương

Thực hư "rồng nổi" gây xôn xao ở An Giang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Những ngày vừa qua, lại xuất hiện tin đồn gây xôn xao dư luận rằng, gần ngã ba sông đoạn bờ Hòa An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và bờ Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện một con vật lạ rất giống với con rồng. Rất nhiều người cho rằng đó là “rồng nổi” nên đổ xô tới đây xem.

Thực hư cái chết bí hiểm gây xôn xao ở Thái Bình

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Thời gian qua, dư luận xôn xao bàn tán về cái chết bí hiểm của nạn nhân tại Thái Bình. Cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân cái chết là do tai nạn giao thông, còn người nhà lại nghi ngờ nạn nhân bị giết.

Thực hư về con "ma thuốc độc" ở Hà Tĩnh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
"Ma thuốc độc" được nuôi trong bóng tối và đem gieo rắc vào đồ ăn thức uống khiến người dùng phát bệnh?

Thực hư chuyện nước giếng "làng sinh đôi" chữa bệnh hiếm muộn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Nhiều lời đồn đại cho rằng tại ấp Hưng Hiệp, thuộc xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) có nguồn nước dị thường so với nguồn nước của nhiều ngôi làng khác trong vùng.

Thực hư chuyện “Ma cà rồng” ở vùng sơn cước

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
"Ban ngày thì nó là người bình thường, nhưng ban đêm nó biến thành ma đi hút máu người".