Tổng Cục trưởng Thống kê: Kinh tế Việt Nam đã “bật dậy”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 29/09/2022 | 16:28
0
Các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.

Trong cuộc họp báo diễn ra sáng 29/9, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực trong hầu hết lĩnh vực.

GDP quý III ước tính tăng 13,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Một phần nguyên nhân là cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng âm. Tổng cục Thống kê chỉ ra đây là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

GDP 9 tháng năm tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022.

Về kiểm soát lạm phát, 9 tháng 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ, thấp hơn mức CPI bình quân chung...

Sau cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Hương đã dành thời gian để trao đổi thêm về những kết quả những kết quả tích cực này và triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế-xã hội cuối năm.

Kinh tế khởi sắc

Với những kết quả tích cực ghi nhận được trong quý III/2022, bà đánh giá thế nào khi so sánh với tiến trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam?

Bà Nguyễn Thị Hương: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, thể hiện ở những chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội quý III và 9 tháng vượt ngoài mong đợi, khi tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước đạt 13,67% so cùng kỳ; GDP 9 tháng tăng 8,83% so cùng kỳ và là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 11 năm trở lại đây.

Theo tôi, đây là một kết quả hết sức tích cực, vượt ra ngoài mong đợi và những dự báo trước đó. Mức tăng trưởng GDP quý III và 9 tháng đầu năm cũng khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Chính phủ và các bộ, ngành địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cả hệ thống chính trị trong việc triển khai, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế.

Dựa trên nền tăng trưởng âm của quý III/2021, tăng trưởng quý III/2022 đạt mức 2 con số (13,67%) cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã bật dậy và vững vàng trước sóng gió.

Kinh tế vĩ mô - Tổng Cục trưởng Thống kê: Kinh tế Việt Nam đã “bật dậy”

 Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (Ảnh: TC).

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, đâu là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế quý III và 9 tháng năm 2022, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Hương: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III và 9 tháng thể hiện tích cực ở tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Trong đó, nông nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng khoảng 3%, đảm bảo an ninh lương thực, đời sống nhân dân, ổn định lạm phát với nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu.

Về công nghiệp, mức tăng trưởng quý III khoảng 12,9% và 9 tháng là 9,4%. Đây là mức tăng trưởng hết sức ấn tượng. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng hơn 10,6%, xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dầu thô vẫn duy trì tốt, năng lượng điện tăng trưởng khá cao, đảm bảo nguồn năng lượng quan trọng cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân.

Lĩnh vực dịch vụ, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 quý III/2021 đã khôi phục, một số ngành có tốc độ khôi phục vượt qua mốc của năm 2019, chỉ còn một số ngành tăng trưởng thấp hơn năm 2019 là: Dịch vụ ăn uống, hoạt động hành chính, dịch hỗ trợ và hoạt động dịch vụ khác.

Tuy nhiên, lại có một số ngành có mức tăng trưởng quý III trên 20% như bán buôn bán lẻ, vận tải và một số ngành khác. Đây là bức tranh tích cực của kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022.

Mục tiêu tăng trưởng 7,5% là hoàn toàn có thể

Vậy dự báo của bà về tăng trưởng GDP cả năm 2022 sẽ như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Hương: Tôi cho rằng, tăng trưởng GDP từ nay đến cuối năm không quá nặng nề khi chúng ta tích cực duy trì được một số nền tảng và dư địa 9 tháng vừa rồi, cùng với đó, gói phục hồi kinh tế sẽ được triển khai mạnh mẽ trong quý IV/2022, trong bối cảnh các ngành nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong quý IV/2022.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, ảnh hưởng kinh tế thế giới hiện nay rất khó lường và tới đây, tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục phức tạp. Cùng với đó, thiên tai bão lũ, lạm phát… khiến cầu tiêu dùng trên thế giới suy giảm, làm hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, giá xăng dầu, nhiên liệu đầu vào dự báo tăng sẽ ảnh hưởng đến đầu vào sản xuất của doanh nghiệp, hay thay đổi áp dụng tỉ giá quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tỉ giá trong nước, tạo áp lực cho đầu vào sản xuất trong nước và ảnh hưởng tác động đầu ra các sản phẩm của Việt Nam.

Đặc biệt, độ mở nền kinh Việt Nam hiện khá lớn nên ảnh hưởng của kinh tế thế giới sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tất cả hoạt động sản xuất, đời sống của doanh nghiệp, người dân.

Tuy nhiên, tôi tin rằng, với sự linh hoạt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố, duy trì để khai thác tốt nội lực nền kinh tế, duy trì khả năng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, mức tăng trưởng GDP từ 7,5 đến 8% trong năm 2022 là mức Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.

Kinh tế vĩ mô - Tổng Cục trưởng Thống kê: Kinh tế Việt Nam đã “bật dậy” (Hình 2).

Lạm phát đang được kiểm soát tốt, 9 tháng chỉ ở mức 1,88% (Ảnh: Hữu Thắng).

Chỉ số giá tiêu dùng hiện vẫn trong mục tiêu kiểm soát nhưng áp lực lạm phát đang gia tăng về cuối năm. Tổng cục Thống kê có giải pháp gì để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm duy trì ở mức 4%?

Bà Nguyễn Thị Hương: Trong những tháng cuối năm 2022, kinh tế trong nước có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng dần khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước đang ngày càng tăng cao.

Để kiểm soát lạm phát, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam.

Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp. Kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ xăng dầu trong nước, quản lý và kiểm soát chặt chẽ sử dụng xăng dầu nhập khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại…

Cảm ơn bà đã chia sẻ!

Xem thêm:

GDP quý III tăng 13,67%

9 tháng, cả nước có hơn 112.000 doanh nghiệp thành lập mới

Giá nguyên liệu đầu vào đắt đỏ đẩy CPI tháng 9 tăng 0,4%

Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng

GDP quý III tăng 13,67%

Thứ 5, 29/09/2022 | 09:43
Luỹ kế GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022.

NHNN: Kiên định tăng trưởng tín dụng mức 14%, hỗ trợ phục hồi kinh tế

Thứ 6, 23/09/2022 | 16:06
NHNN cho biết sẽ điều hành tỉ giá phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng chỉ đạo giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Thứ 7, 17/09/2022 | 20:21
Việc bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định, giữ chủ động trước những diễn biến phức tạp, kiểm soát rủi ro, lạm phát… là những mục tiêu được Thủ tướng nêu rõ.

TS. Cấn Văn Lực: "Áp lực lạm phát sẽ tăng dần vào cuối năm"

Thứ 7, 17/09/2022 | 06:45
Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình và lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn. Dù vậy, áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu và sẽ kéo dài trong 4 tháng cuối năm.

Chuyên gia của VEPR dự báo lạm phát cả năm 2022 ở mức 3,5 - 3,8%

Thứ 6, 16/09/2022 | 10:27
Áp lực lạm phát dự báo có thể giảm bớt trong 4 tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng được cải thiện.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng rất tốt: Kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm 2024

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:31
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu rau quả tiếp tục là "điểm sáng" năm nay.

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:39
Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ.

Kinh tế Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:55
Kinh tế - xã hội Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại và xuất hiện một số biểu hiện khó khăn, cần tìm giải pháp hiệu quả.

Đẩy mạnh tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp Tp.HCM

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:05
Cùng với lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Tp.HCM được kỳ vọng tăng hiệu quả hấp thụ vốn.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chậm trễ, nguyên nhân từ đâu?

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:40
Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Ban 85 về công tác triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng trong quý II/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng của quý II/2024 nhờ nhu cầu thế giới tăng.

Vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, giá trúng 86,05 triệu/lượng

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:39
Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng rất tốt: Kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm 2024

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:31
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu rau quả tiếp tục là "điểm sáng" năm nay.