Trung-Nhật-Hàn cạnh tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á

Trung-Nhật-Hàn cạnh tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á

Thứ 2, 07/10/2013 | 15:21
0
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa đã khiến Tổng thống Barack Obama phải hủy kế hoạch công du Đông Nam Á, nhưng nơi này không thiếu các bên "mời gọi" trong bối cảnh khu vực tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC và Cấp cao Đông Á (EAS).

Có một thực tế rằng cuộc đua để giành sự ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á trong số các nước lớn ở Đông Bắc Á - Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - đang ngày càng trở nên quyết liệt.

Trung Quốc rõ ràng đã có sự khởi đầu thuận lợi khi gia tăng sự ảnh hưởng trong thập niên qua kể từ khi ký kết quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN vào năm 2003. Cùng năm đó, Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN ký kết Hiệp ước hợp tác và thân thiện, một động thái mà nhiều cường quốc thế giới cũng đã làm kể từ đó.

Hợp tác kinh tế đã trở thành nền nóng trong quan hệ ngày càng phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc. Vào năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN khi Đông Nam Á tìm cách tận dụng nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc.

Hồi tháng 1/2010, hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) sau khi ký kết Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế toàn diện 8 năm trước đó.

Một năm sau FTA, thương mại song phương đã tăng lên trên 20%, từ mức 232 tỷ USD vào năm 2010 lên 280,4 tỷ USD vào năm 2011. Sự gia tăng kim ngạch thương mại này chủ yếu là do Trung Quốc tăng nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN, vốn tăng trên 28% trong năm 2011.

Tiêu điểm - Trung-Nhật-Hàn cạnh tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều muốn có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

Một cơ hội đã mở ra cho các cường quốc khác trong những năm gần đây khi quan hệ ASEAN-Trung Quốc giảm sút do Bắc Kinh ngày càng bành trướng tại Biển Đông. Trung Quốc vẫn khăng khăng với cách tiếp cận song phương nhằm giải quyết các tranh chấp để nước này hưởng lợi từ sự ảnh hưởng đối với các nước láng giềng nhỏ hơn. Điều này đã gây ra những chia rẽ sâu sắc trong ASEAN và có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển lâu dài của tổ chức này.

Tuy nhiên, chính phủ của ông Tập Cận Bình đã tìm cách giảm căng thẳng với các quốc gia ASEAN trong năm qua bằng cách cử các quan chức cấp cao đi khắp khu vực và chào đón nguyên thủ của các quốc gia ASEAN tới Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chọn ASEAN cho chuyến công du đầu tiên hồi tháng 4 và trở lại khu vực hồi tháng 8. Ông Vương Nghị cũng đang tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu tiên tới khu vực để từ khi nhậm chức.

Đặc biệt, Chủ tịch Tập Cận Bình đang có các chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia và Malaysia hồi tuần trước, trước Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bali và Hội nghị Đông Á (EAS) tại Brunei. Các chuyến thăm này được báo chí nhà nước rất chú trọng trước và trong chuyến thăm. Tại Indonesia, ông Tập đã trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên phát biểu tại quốc hội và hai bên đã ký kết các thỏa thuận trị giá 28,2 tỷ USD. Tại Malaysia, ông Tập đã cố gắng xoa dịu các lo ngại về Biển Đông và cố gắng tập trung vào kinh tế, một vấn đề tương đối dễ dàng với Bắc Kinh khi Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng tới khu vực để tham dự APEC và EAS trước khi trở lại Indonesia trong chuyến thăm cấp nhà nước, vốn bắt đầu vào ngày 10/10. Mặc dù thu hút sự chú ý ít hơn các nỗ lực của Trung Quốc nhưng Seoul đã âm thầm mở rộng ảnh hưởng và sự hợp tác kinh tế với khu vực trong những năm gần đây.

Năm ngoái, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hàn Quốc sau Trung Quốc, và cũng là điểm đến hàng đầu của Hàn Quốc để đầu tư. Mối quan hệ được duy trì thông qua một loạt các tổ chức và các thỏa thuận, trong đó có Trung tâm Hàn Quốc-ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-ASEAN và một mối quan hệ đối tác chiến lược.

Lịch trình chuyến thăm của bà Park cho thấy kinh tế sẽ vẫn là trọng tâm trong chuyến thăm. Bà sẽ tham dự các cuộc gặp tại APEC và gặp các lãnh đạo ASEAN để tham dự hội nghị Hàn Quốc-ASEAN lần thứ 16 và hội nghị ASEAN +3 (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc).

Nhưng năm 2013 ghi nhận sự trở lại mạnh mẽ nhất của Nhật Bản với khu vực. Mặc dù về khía cạnh chính sách ngoại giao, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gây chú ý nhất với các bình luận về lịch sử, tham vọng quân sự và cuộc tranh cãi với Trung Quốc vì Senkaku/Điếu Ngư, sự tái khẳng định của ông về ảnh hưởng của Nhật Bản tại ASEAN có lẽ có ảnh hưởng lâu dài nhất.

Trong 7 tháng sau khi nhậm chức, ông Abe đã tới thăm Đông Nam Á 3 lần. Đến cuối năm đầu của nhiệm kỳ thứ 2, ông Abe sẽ tới thăm khu vực ít nhất 5 lần, trong đó có các chặng dừng chân tại tất cả 10 quốc gia ASEAN. Các quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản cũng tới thăm khu vực.

Sự quan tâm trở lại của Tokyo đối với Đông Nam Á rõ ràng là bị thúc đẩy bởi cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật, và ông Abe đã cố gắng tạo ra sự so sánh giữa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông. Ông Abe cũng tập trung sự chú ý vào các quốc gia như Philippines và Myanmar, vốn đang tìm kiếm các lý do riêng để tách biệt khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng cố gắng thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là ông Abe đã tìm cách đưa Nhật Bản vào Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng hối thúc các nhà đầu tư ở trong nước, trong đó có các thực thể nhà nước, đầu tư vào các nền kinh tế đang nổi tại Đông Nam Á. Cũng có một số thông tin cho biết Thủ tướng Abe sẽ cử nhiều giáo viên tiếng Nhật tới các quốc gia ASEAN để thúc đẩy quan hệ văn hóa với khu vực.

Không giống những người đồng cấp Trung Quốc và Nhật Bản, Thủ tướng Abe sẽ không có chuyến thăm cấp nhà nước nào tới Đông Nam Á trong tuần này, nhưng sẽ tham dự APEC và EAS cùng hàng loạt hoạt động bên lề. Tuy nhiên, ông đã lên kế hoạch ít nhất một chuyến công du tới khu vực để thăm Lào và Campuchia trong năm nay. Rút cục thì câu chuyện chính trong các vấn đề đối ngoại của ASEAN trong năm 2013 là sự trở lại của Nhật Bản.

Theo Dân Trí

Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC?

Chủ nhật, 29/09/2013 | 08:23
Hãng tin Kyodo ngày 28/9 đưa tin tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào 9/10 tới, sẽ không đề cập tới việc phát triển một “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên Biển Đông.

Liên quan đến thông tin giáo dục Việt Nam đứng 'áp chót' ASEAN

Chủ nhật, 15/09/2013 | 15:04
Mới đây nhất, nhiều báo loan tin, tính năng động của giáo dục Việt Nam đứng thứ 7, trong 8 nước ASEAN được xếp hạng, do diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố trong bản báo cáo tính cạnh tranh toàn cầu vào đầu tháng 9.

Thủ tướng: 'Luôn coi trọng hợp tác ASEAN -Trung Quốc'

Thứ 3, 03/09/2013 | 15:05
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm ASEAN-Trung Quốc năm 2013 và Hội nghị thượng đỉnh Đầu tư-Thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10.

ASEAN tập trận cùng 8 cường quốc thế giới

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:19
Theo thông tin từ Hải quân Indonesia, Hải quân 10 nước thành viên ASEAN cùng tám đất nước khác như Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ sẽ tham gia vào một cuộc tập trận chung trên vùng biển Indonesia thuộc biển Đông trong năm tới.

ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

Thứ 3, 13/08/2013 | 19:15
Trong những năm gần đây, ASEAN nổi lên là một khu vực tiềm năng với nhiều lợi ích nổi trội, vì thế mà hết Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Mỹ đều muốn nhảy vào “xâu xé” “miếng mồi ngon” này.

Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN

Thứ 6, 02/08/2013 | 14:41
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật đến Malaysia, Singapore, Philippines và những phát biểu của ông đã phần nào thể hiện chiến lược của Nhật với ASEAN.

Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC?

Chủ nhật, 29/09/2013 | 08:23
Hãng tin Kyodo ngày 28/9 đưa tin tuyên bố chủ tịch của hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào 9/10 tới, sẽ không đề cập tới việc phát triển một “bộ quy tắc ứng xử” nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên Biển Đông.

Liên quan đến thông tin giáo dục Việt Nam đứng 'áp chót' ASEAN

Chủ nhật, 15/09/2013 | 15:04
Mới đây nhất, nhiều báo loan tin, tính năng động của giáo dục Việt Nam đứng thứ 7, trong 8 nước ASEAN được xếp hạng, do diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố trong bản báo cáo tính cạnh tranh toàn cầu vào đầu tháng 9.

Thủ tướng: 'Luôn coi trọng hợp tác ASEAN -Trung Quốc'

Thứ 3, 03/09/2013 | 15:05
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm ASEAN-Trung Quốc năm 2013 và Hội nghị thượng đỉnh Đầu tư-Thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10.

ASEAN tập trận cùng 8 cường quốc thế giới

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:19
Theo thông tin từ Hải quân Indonesia, Hải quân 10 nước thành viên ASEAN cùng tám đất nước khác như Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ sẽ tham gia vào một cuộc tập trận chung trên vùng biển Indonesia thuộc biển Đông trong năm tới.

ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

Thứ 3, 13/08/2013 | 19:15
Trong những năm gần đây, ASEAN nổi lên là một khu vực tiềm năng với nhiều lợi ích nổi trội, vì thế mà hết Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Mỹ đều muốn nhảy vào “xâu xé” “miếng mồi ngon” này.

Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN

Thứ 6, 02/08/2013 | 14:41
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật đến Malaysia, Singapore, Philippines và những phát biểu của ông đã phần nào thể hiện chiến lược của Nhật với ASEAN.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.