Trung Quốc dựa vào cái gì để thống trị thế giới?

Trung Quốc dựa vào cái gì để thống trị thế giới?

Chủ nhật, 04/08/2013 | 23:22
0
Nhà quan sát về các vấn đề Trung Quốc người Mỹ David Shambaugh khẳng định trong cuốn “Trung Quốc bước ra thế giới”: “Nhiều người lo ngại về một "cuộc chinh phục" thế giới của Bắc Kinh, nhưng họ còn xa mới có thể đạt đến tầm thống trị thế giới”.

Ông cũng cho biết thêm, hiện nay, chưa có biểu hiện gì cho thấy Trung Quốc muốn làm và có thể làm được điều này. Giả sử Bắc Kinh có ý đồ thống trị thế giới, thì họ cũng không biết cách nào để nắm được thế giới trong tay và cũng không ai để họ làm được điều đó, vì Trung Quốc vẫn chưa đủ thực lực để vượt qua Mỹ. Điều đó hoàn toàn không sai.

Tuy hiện nay Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể một ngày nào đó họ sẽ đứng ở vị trí số 1, nhưng xét về tổng dân số thì điều này cũng không có gì là đặc biệt. So sánh về GDP, Tổng thu nhập kinh tế quốc dân của Mỹ hiện chỉ hơn gấp đôi Trung Quốc, nhưng về thu nhập bình quân đầu người thì vượt rất xa, gấp 12 lần, còn Nhật Bản cũng hơn gấp bội so với Bắc Kinh.

Đúng là Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền của để xây dựng quân đội, trở thành cường quốc quân sự số 1 châu Á và nằm trong top đầu của thế giới, nhưng họ không có đồng minh và căn cứ quân sự ở nước ngoài, tức là không có chỗ đứng chân. Hải quân Trung Quốc không có khả năng phát động chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm Anh (tương đương 482km), thậm chí còn không có khả năng bảo tồn sinh lực, nếu mon men ra xa bờ 500km

Tiêu điểm - Trung Quốc dựa vào cái gì để thống trị thế giới?
Hạm đội Trung Quốc không thể sống sót nếu ra xa bờ 500km

Hiện nay, các công ty Trung Quốc không ngừng vơ vét các tài nguyên thiên nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của một nền kinh tế phát triển quá nóng, nhưng hơn 90% kim loại và khoáng sản phải nhập khẩu từ nước ngoài, khả năng chủ động nguyên liệu cho nền kinh tế của Trung Quốc là rất khó khăn. 

Điều này cho thấy sự thật hiển nhiên là nền kinh tế này có thể sập bất cứ lúc nào, nếu các thị trường cung ứng nguyên vật liệu bị đóng băng hoặc bị phong tỏa, hoặc tuyến đường vận chuyển trên biển Đông qua eo biển Malacca của họ bị bóp nghẹt. Bắc Kinh sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó?

Nếu Trung Quốc không thể chủ động được về nền kinh tế, quân đội cũng không thể thắng trong một cuộc chiến tranh, thì họ làm thế nào để thống trị thế giới? Thông qua ngoại giao hay quyền lực mềm? Sử dụng những biện pháp này thì lại càng không thể. Thời gian qua, sự bế tắc trong đàm phán về biển Đông đã nói lên điều đó.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc luôn mang tư tưởng trịch thượng của một nước lớn, nhưng ngoài khả năng kêu gọi triệu tập Hội nghị 6 bên (ám chỉ vấn để Triều Tiên) và việc gây sức ép với các nước láng giềng trên biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc không hề có bất cứ hành động nào, tại bất cứ khu vực nào trên thế giới, gây được ảnh hưởng lớn đến các sự vụ quốc tế. Với chính sách ngoại giao phiêu lưu và nguy hiểm, Bắc Kinh không thể trở thành lãnh tụ trên trường quốc tế.

Tiêu điểm - Trung Quốc dựa vào cái gì để thống trị thế giới? (Hình 2).
90% kim loại và khoáng sản Trung Quốc phải nhập khẩu từ nước ngoài (hình minh họa)

Tuy Trung Quốc cũng đầu tư khá nhiều tiền của, dùng mọi biện pháp để tuyên truyền hình ảnh ra thế giới, nhưng trong thời gian qua các cuộc khảo sát ở một số nước đã cho thấy, chỉ số “hình ảnh” của Trung Quốc là rất thấp, thể hiện một điều là hình tượng quốc gia của Trung Quốc trên toàn cầu là không “rực rỡ” như họ suy nghĩ. Một học giả Hồng Kông đã từng thừa nhận, “dấu chân” Trung Quốc xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ấn tượng để lại quá nhạt nhòa.

Tất nhiên là những điều này có thể thay đổi, nhưng có rất nhiều lí do khiến Trung Quốc không thể xưng bá thiên hạ. Hiện tại bước chân của Trung Quốc trên vũ đài chính trị thế giới đang ngày một chậm dần, vì Trung Quốc không thể duy trì tốc độ phát triển quá nóng trong thời gian dài để làm sụp đổ nền kinh tế, điều đó đồng nghĩa với đầu tư nước ngoài sụt giảm, sẽ dẫn đến sự suy yếu về ảnh hưởng chính trị.

Đồng thời, Bắc Kinh cũng không thể duy trì mức độ đầu tư quá lớn cho quân đội, để bỏ mặc các vấn đề xã hội đang ngày càng nhức nhối, đặc biệt là tại các khu tự trị. Thời gian tới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thể ngủ yên, trong khi đó Mỹ và các đồng minh vẫn duy trì mức độ ổn định lâu dài. Dự báo trong tương lai, giấc mơ thống trị thế giới của người Trung Quốc còn lâu mới thực hiện được.

Theo An ninh Thủ đô

'Bản đồ mới' của Trung Quốc ngạo ngược quây 80% diện tích biển Đông

Chủ nhật, 04/08/2013 | 18:24
Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ của nước này.

Trung Quốc đang tập trận lớn với vũ khí hạng nặng

Thứ 3, 24/09/2013 | 18:06
Nga và Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tập trận chống khủng bố chung rầm rộ ở khu vực Urals. Hôm 3/8, cuộc tập trận này bắt đầu bước vào giai đoạn tích cực, một phát ngôn viên của Quân khu Miền Trung Nga cho biết.

Bí mật người Trung Quốc nhan nhản ở Israel

Thứ 7, 03/08/2013 | 11:05
Đây là một bài viết mới của tác giả Zakhar Gelman gửi về từ Jerusalem cho báo "Bình luận quân sự độc lập" (Nga) với tiêu đề "Người Trung Quốc học tiếng Do Thái". Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.

Tại sao khách du lịch Trung Quốc thiếu văn minh?

Thứ 7, 03/08/2013 | 14:27
Những người khách du lịch Trung Quốc bị coi là huênh hoang, ồn ào, bất lịch sự, ngang ngạnh và họ ở khắp mọi nơi.

Sự nguy hiểm của 'hạm đội tàu trắng' Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ 3, 24/09/2013 | 18:09
Thủ đoạn nham hiểm của Bắc Kinh sử dụng tàu phi quân sự hoặc bán quân sự như Cảnh sát biển để quấy rối tàu nước ngoài nó muốn xua đuổi ra khỏi vùng biển tranh chấp, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông và dễ đánh lừa dư luận khi Trung Quốc tự biến mình thành "nạn nhân" trong các vụ va chạm (có chủ ý của Bắc Kinh).

Trung Quốc xuyên phá chuỗi đảo thứ nhất, tiếp cận chuỗi đảo thứ 2

Thứ 5, 01/08/2013 | 20:23
Thời gian gần đây, để đối phó với chiến lược điều chuyển 60% lực lượng không quân và hơn 60% lực lượng tàu chiến Mỹ về châu Á – Thái Bình Dương, ngoài việc tăng cường hoạt động trên biển Đông và Hoa Đông, hải quân Trung Quốc liên tiếp tiến hành các đợt huấn luyện và diễn tập ở khu vực lãnh hải quốc tế trên biển Thái Bình Dương.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.