Trung Quốc “trả đũa” sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển

Thứ 5, 24/08/2023 | 15:32
1
Nhật Bản đã bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương hôm 24/8.

Trung Quốc hôm 24/8 tuyên bố cấm tất cả hải sản từ Nhật Bản nhằm đáp trả quyết định xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima, làm leo thang mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa 2 nước láng giềng. 

Kế hoạch xả thải của Nhật Bản đã vấp phải sự phản đối gay gắt và làn sóng chỉ trích từ nhiều người tiêu dùng cũng như một số nước trong khu vực, dẫn đầu là Trung Quốc.

Cục Hải quan Trung Quốc sau đó tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Nhật Bản, đồng nghĩa với việc lệnh cấm có thể sẽ được áp dụng với các sản phẩm khác ngoài hải sản như muối biển và rong biển.

Lệnh cấm này nhằm mục đích ngăn chặn “nguy cơ nhiễm phóng xạ đối với thực phẩm bị ảnh hưởng bởi việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima” và để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc, cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Nhật Bản đã lập luận rằng việc xả nước đã qua xử lý là an toàn và cần thiết để giải phóng không gian tại nhà máy điện hạt nhân đang bị tê liệt. Quá trình xả thải sẽ bắt đầu lúc 1 giờ chiều (giờ địa phương), theo công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).

Thế giới - Trung Quốc “trả đũa” sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển

Công nhân công ty TEPCO lấy mẫu nước trong quá trình chuẩn bị xả nước đã qua xử lý ban đầu tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản. Ảnh: The Guardian

TEPCO cho biết, họ dự kiến chỉ xả khoảng 200-210 m3 nước thải đã qua xử lý. Sau đó, họ sẽ xả liên tục 456 m3 trong thời gian 24 giờ ngày 25/8 và tổng cộng 7.800 mét khối trong khoảng thời gian 17 ngày.

Hoạt động này sẽ bị đình chỉ ngay lập tức và một cuộc điều tra sẽ được tiến hành nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thiết bị xả hoặc mức độ pha loãng của nước thải đã xử lý, TEPCO cho biết.

Ngày 31/8, công ty sẽ thu thập mẫu nhằm giám sát và đảm bảo lượng nước được xả thải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Trận động đất và sóng thần tàn khốc năm 2011 ở Nhật Bản đã khiến nước trong nhà máy hạt nhân Fukushima bị nhiễm chất phóng xạ cao. Lượng nước nhiễm phóng xạ ngày càng tăng thêm do Nhật Bản phải bơm thêm nước để làm mát mảnh vụn nhiên liệu trong các lò phản ứng, cộng thêm một lượng nước ngầm và nước mưa ngấm vào khu vực này.

Thế giới - Trung Quốc “trả đũa” sau khi Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển (Hình 2).

Hơn 1,3 triệu tấn nước đã tích tụ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima kể từ khi thảm họa động đất và sóng thần xảy ra năm 2011. Ảnh: Nikkei

Năm 2019, chính phủ Nhật Bản cảnh báo rằng nhà máy này đã không còn chỗ để lưu trữ vật liệu, và họ “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc xả nước ở dạng đã được xử lý và pha loãng cao.

Bất chấp sự ủng hộ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và nhiều chuyên gia hạt nhân khác, kế hoạch này vẫn vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và các quốc gia Thái Bình Dương. Họ cho rằng việc xả thải có thể có tác động rộng rãi trong khu vực và quốc tế, đồng thời có khả năng đe dọa sức khỏe con người và môi trường biển.

“Đại dương là tài sản chung của toàn nhân loại, và việc xả nước thải hạt nhân của nhà máy Fukushima ra đại dương là một hành động cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm, phớt lờ lợi ích chung của quốc tế”, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh cho biết trong một tuyên bố.

Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản từ 5 tỉnh của Nhật Bản ngay sau khi thảm họa xảy ra năm 2011, sau đó mở rộng lệnh cấm lên 10 trong số 47 tỉnh của quốc gia láng giềng.

Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đã cấm nhập khẩu tất cả hải sản từ 8 quận gần Fukushima của Nhật Bản vào năm 2013 do lo ngại về mức độ phóng xạ tại nhà máy này. Hàn Quốc sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm đối này cho đến khi mối lo ngại của công chúng về ô nhiễm giảm bớt, ông Chung Hwang-keun, Bộ trưởng Nông nghiệp nước này khẳng định.

Nguyễn Tuyết (Theo CNN, The Guardian, Yonhap)

Hàn Quốc đề phòng rủi ro từ cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc

Chủ nhật, 20/08/2023 | 16:58
Cuộc khủng hoảng của Evergrande và Country Garden, những “ông lớn” bất động sản Trung Quốc, được cho là sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới nền kinh tế Hàn Quốc.

Động thái “chưa từng có” của Hàn Quốc đối với hải sản nhập khẩu

Thứ 4, 05/07/2023 | 12:30
Động thái này được đưa ra sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế bật đèn xanh cho Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima ra Thái Bình Dương.

NÓNG trong tuần: Kinh ngạc về động vật ở khu thảm họa hạt nhân Fukushima sau 12 năm

Chủ nhật, 19/03/2023 | 14:53
Các loài động vật ở cao nguyên Abukuma - Khu vực bị nhiễm xạ nặng nhất trong thảm họa hạt nhân Fukushima, vẫn sống tốt, mặc dù thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.