TS Cấn Văn Lực: "Nợ xấu phát sinh không phải chỉ do ngân hàng"

Trần Thu Thảo
Thứ 4, 13/07/2022 | 17:04
0
Nợ xấu phát sinh còn do yếu tố khách quan và cả người đi vay, không chỉ là trách nhiệm của ngành ngân hàng. Tháo gỡ nợ xấu cũng là cách giúp khơi thông nền kinh tế.

Quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thực sự tạo nên bước đột phá kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu kéo dài trong 5 năm, kể từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2022.

Theo đó, Nghị quyết 42 đã giúp xử lý được khối lượng nợ xấu rất lớn. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được 380.200 tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tuy nhiên, do nghị quyết mang tính thí điểm, thời hạn chỉ kéo dài đến 15/8/2022 nên đã tạo ra khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu sau thời hiệu nói trên. Nhằm tránh khoảng trống này, Quốc hội cho phép kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 42 đến 31/12/2023.

Ngày 13/7, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức buổi đối thoại chuyên đề "Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm" với sự tham gia của nhiều chuyên gia để cùng bàn luận về việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng trong thời gian tới.

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã chỉ ra việc mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ giữa bên vay và cho vay tại Việt Nam chưa bình đẳng, cần phải thay đổi để làm sao tôn trọng quyền hợp pháp giữa hai bên.

Dự báo nợ xấu gộp năm 2022 lên tới 6%

TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, cho rằng thời gian tới, nếu không cẩn thận, có thể nợ xấu sẽ tiếp tục tăng.

"Mặc dù hiện nay nợ xấu nội bảng đang ở mức khoảng 1,4% nhưng tháng 6 vừa qua, Thông tư 14 đã hết hiệu lực. Nếu thông tư này không được gia hạn, những khoản lẽ ra không phải chuyển nhóm nợ sẽ phải chuyển nhóm. Như vậy thì đương nhiên nợ xấu sẽ tăng", vị chuyên gia giải thích. Nhóm nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.

Bên cạnh đó, tại hội thảo, ông Cấn Văn Lực chỉ ra, tư duy quan niệm về tín dụng tại Việt Nam rất khác so với quốc tế.

Tài chính - Ngân hàng - TS Cấn Văn Lực: 'Nợ xấu phát sinh không phải chỉ do ngân hàng'
Ông Cấn Văn Lực cho rằng nợ xấu phát sinh ra không phải chỉ do mỗi ngân hàng.

Theo đó, ở Việt Nam, mối quan hệ giữa bên đi vay và cho vay không được bình đẳng khi chúng ta có thiên hướng ủng hộ bên đi vay nhiều hơn. "Nợ xấu phát sinh ra không phải chỉ do mỗi ngân hàng", ông Lực nói. Theo ông, thông thường nợ xấu sinh ra do tác động tự 3 phía: khách quan bên ngoài, khách hàng và ngân hàng.

"Khi xử lý nợ xấu đưa ra tòa thì tổ chức tín dụng luôn bị coi là 'tội phạm'. Nếu vấn đề này nếu không xử lý bằng chuyện luật hóa thì sẽ mãi là một câu chuyện không giải quyết được," ông Lực cho hay. Ông Lực ủng hộ luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

"Nếu nợ xấu không được xử lý thì nó mãi nằm ở đó, là một chi phí tốn kém vô hình lớn để quản lý, xử lý nợ.. mà còn có khả năng không xử lý được", ông nói.

Ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC), cũng đồng tình và cho rằng dường như nhiều người coi việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm chung của ngành ngân hàng mà chưa nhận được sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, các địa phương.

"Chúng ta phải nhìn nhận đây là nợ xấu chung của nền kinh tế và việc tháo gỡ nợ xấu không chỉ giúp khơi thông ngành ngân hàng mà còn là động lực để phát triển nền kinh tế", lãnh đạo VAMC nhấn mạnh.

Đảo bảo quyền, nghĩa vụ của ngân hàng, người vay nợ

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV, cho rằng cần nhìn dài hơi hơn là hoàn thiện khung pháp lý về nợ xấu sắp tới.

Theo đó, thực sự phải tuân thủ và đặt nguyên tắc thị trường lên cao nhất. Đồng thời, đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu và vượt qua những "rườm rà" của thủ tục hành chính mới tăng tính hiệu quả.

"Chúng ta càng chậm trễ trong việc trả nợ, những chi phí về mặt tài sản bảo đảm như chi phí vay nợ của chủ nợ, của người đi vay nợ cũng sẽ tăng lên. Cùng với đó, chi phí của phía ngân hàng cũng sẽ tăng lên, từ việc bảo quản, trông coi, quản lý tài sản và các chi phí kinh doanh khác liên quan", ông Hiếu phân tích.

Đáng lưu ý, điểm hưởng lợi khác cần quan tâm là các doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi. "Nếu như chúng ta giữ một khoản nợ - nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hạn mức tín dụng. Có những dự án rất tốt nếu được cấp vốn kịp thời, nhanh hơn thì rõ ràng sẽ phát huy hiệu quả tốt cho nền kinh tế", ông nói.

Tài chính - Ngân hàng - TS Cấn Văn Lực: 'Nợ xấu phát sinh không phải chỉ do ngân hàng' (Hình 2).

Chú tÔng Phan Đức Hiếu cho rằng cần nhìn dài hơi hơn là hoàn thiện khung pháp lý về nợ xấu sắp tới.

Dù chưa rõ ràng hình hài khung pháp lý nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc, nhưng theo ông Phan Đức Hiếu, việc đầu tiên là phải đề cao, phải tôn trọng, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cả hai bên: ngân hàng và cả những người đi vay nợ. "Đây là quyền và lợi ích hợp pháp đều phải được bảo đảm, chứ không đề cao ai hơn ai", ông cho hay.

"Về mặt phạm vi, rõ ràng Ngân hàng Nhà nước nên rà soát ở một phạm vi rộng nhất có thể, trong nguồn lực và thời hạn và tất nhiên là liên quan trực tiếp đến vấn đề xử lý nợ xấu và các tài sản có liên quan đến nợ xấu", ông Hiếu nói thêm.

Cùng với đó, ông Hiếu khẳng định không thể thí điểm quá dài, buộc phải luật hóa Nghị quyết 42, không phải Nghị định hay một văn bản dưới luật mà phải luật hóa thành một khung pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất và được thông qua bởi một trình tự thủ tục chặt chẽ nhất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các bên.

Ông Hiếu lưu ý thêm, khi rà soát, cần phân biệt rất rõ đâu vướng mắc pháp lý từ luật và đâu là do khâu tổ chức thực thi, do các cơ quan có liên quan có thể chưa nhiệt tình, chưa tích cực, chưa chủ động.

"Ngoài ra, có thể nghĩ thêm một cơ chế để thúc đẩy người đi vay tự giải quyết vấn đề của mình", ông Hiếu nói.

Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến 31/12/2023

Thứ 5, 16/06/2022 | 17:47
Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng.

Ocean Group muốn xoá hơn 2.500 tỷ đồng nợ xấu từ thời ông Hà Văn Thắm khỏi BCTC

Thứ 5, 09/06/2022 | 16:54
Các khoản nợ xấu này đều liên quan đến thời kỳ của lãnh đạo Ocean Group cũ, từ năm 2014 với tính pháp lý phức tạp và khó có khả năng thu hồi.

Nợ xấu vẫn có khả năng gia tăng nếu kéo dài Nghị quyết 42

Thứ 4, 08/06/2022 | 16:39
Thống đốc NHNN lưu ý, việc kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 sẽ tạo điều kiện tiếp tục xử lý nợ xấu, nhưng chỉ áp dụng với những khoản nợ "chốt sổ" trước đây.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử để ngăn vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp Chức năng cảnh báo sử dụng Hóa đơn điện tử để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.