Xử lý các dự án yếu kém: Không có phương án tuyệt đối tốt

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 05/04/2022 | 14:21
0
Trong số 12 dự án yếu kém thua lỗ nghìn tỷ vẫn còn 7 dự án chưa thể tháo gỡ do tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm, nhất là chưa thể giải thoát được Hợp đồng EPC.

Đặt lợi ích của Nhà nước lên cao nhất

Trao đổi tại tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo", TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đối với các dự án yếu kém, kể cả những dự án đã xử lý xong vấn đề cơ chế, quả thực không có phương án tuyệt đối tốt, mà chỉ có phương án tối ưu.

Theo ông Dũng, vấn đề là làm sao để xử lý với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể. Vằ sắp tới có thể các dự án khác cũng theo phương án xử lý như vậy. 

Đồng quan điểm, ĐBQH Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho đây là một cách tiếp cận hợp lý.

“Chúng ta đều nói về từng dự án, cá thể hóa từng dự án, đánh giá kỹ từng dự án. Từ đó chúng ta phải có phương án tối ưu cho từng dự án. Cách tiếp cận đặt lợi ích của Nhà nước lên cao nhất, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất là hoàn toàn hợp lý”, ông Hiếu nhìn nhận. 

Ông Hiếu cũng đánh giá những dự án không có thị trường, không có khả năng thì phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản.

Kinh tế vĩ mô - Xử lý các dự án yếu kém: Không có phương án tuyệt đối tốt

ĐBQH Phan Đức Hiếu cho rằng, những dự án yếu kém không có thị trường, không có khả năng thì phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản.

Qua các trao đổi của PVN, Vinachem, ông Hiếu nói rằng “cách xử lý của chúng ta đang xử lý rất thị trường. Chúng ta không thể phá vỡ được các nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp”.

Bởi, theo ông Hiếu, khi xử lý các dự án thì tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án, tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả. Thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm phù hợp, phục hồi đúng sản phẩm ban đầu nếu không có thị trường. Đồng thời phải tính đến cả dài hạn.

Ngay cả sau khi khôi phục ở một giai đoạn nhất định thì có thể tạo điều kiện thoái vốn hoàn toàn ra khỏi các dự án. Ông Hiếu đánh giá và nhất trí rất cao cách tiếp cận tối ưu hóa lợi ích theo cả chiều xuôi và chiều ngược, tính đến từng lợi ích cụ thể, giao trách nhiệm cho từng bên có liên quan.

Tôn trọng pháp nhân doanh nghiệp, không can thiệp thô bạo

Thông tin về việc xử lý 5 dự án được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, để quyết định đưa 5 dự án ra khỏi theo dõi của Ban Chỉ đạo, phải tính toán rất kỹ. 

Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương bàn đi bàn lại, xoay lên xoay xuống rất nhuyễn vấn đề, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị. Các nguyên tắc và quan điểm đã nêu đều thực hiện mấy năm rồi, đến thời điểm quyết định thì thể hiện tính ưu việt cao.

“Cả 5 dự án được đưa ra đều xử lý các vướng mắc cho doanh nghiệp theo hướng bám sát thị trường, tôn trọng pháp nhân doanh nghiệp chứ không can thiệp thô bạo. Các dự án được xét trên, dưới, xuôi, ngược vẫn theo tôn chỉ hiệu quả thu về, phân loại từng dự án, nhóm dự án. Đặc biệt với những dự án có khả năng phục hồi, nhìn thấy triển vọng hiệu quả và ổn định, sẽ được tập trung xử lý sớm”, ông Hùng nhấn mạnh.

Theo ông Hùng, đây là quyết tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm chủ động vận hành sau khi có chỉ đạo của Bộ Chính trị.

7 dự án còn lại khi nào có thể tháo gỡ?

Cũng theo ông Hùng, trong danh mục 12 dự án yếu kém ngành công thương tồn đọng nhiều năm thì đã có 5 dự án được tháo gỡ, tuy nhiên vẫn còn lại 7 dự án do đang còn những vấn đề nổi cộm.

Vướng mắc đầu tiên mà ông Hùng chỉ ra chính là Hợp đồng EPC (Hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án này). Trong hợp đồng của tất cả các dự án này đang có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam. 

Chủ đầu tư và nhà thầu cũng đã rất quyết liệt thảo luận với nhau nhưng hiện nay vẫn chưa đi đến được thống nhất. Đây là vướng mắc nhất trong các dự án đang tồn đọng hiện nay. Mà cụ thể là dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc.

“Chưa giải thoát được Hợp đồng EPC thì doanh nghiệp chưa chủ động hoạt động được các dây chuyền và quá trình sản xuất kinh doanh của mình”, ông Hùng nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Xử lý các dự án yếu kém: Không có phương án tuyệt đối tốt (Hình 2).

Ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cho biết 7 dự án còn lại gặp khó trong việc tháo gỡ bởi vướng mắc lớn từ Hợp đồng EPC và chi phí tài chính quá cao.

Vướng mắc thứ hai là vấn đề chi phí, trong đó chi phí tài chính quá cao. Ông Hùng chỉ ra, có khá nhiều dự án được đưa vào diện hỗ trợ về mặt tài chính đầu tư trong giai đoạn 2010-2015.

Tuy nhiên, giai đoạn đó lãi suất cao, quá trình thực hiện dự án bị chậm, thường là vài năm, dẫn đến lãi suất đã cao còn bị phạt, lãi mẹ đẻ lãi con nên chi phí tài chính cao. Điển hình Nhà máy Đạm Hà Bắc (dự án giai đoạn 2 mở rộng), thể hiện ưu điểm hơn giai đoạn 1 là được đầu tư nhiều năm, hiệu quả tốt hơn.

Ông Hùng cho biết, bản thân đã trực tiếp xuống khảo sát và tính toán tại nhà máy này, đánh giá cho thấy về mặt tiêu hao, bảo đảm theo báo cáo khả thi trở xuống, về mặt sử dụng lao động, cũng tiết kiệm hơn nhiều.

“Tuy nhiên, chi phí tài chính chiếm đến hơn 30%, dẫn đến khó cạnh tranh trên thị trường. Thời điểm hiện nay là thời điểm thị trường tốt. Xét lại 5 năm trước đây theo giá đầu vào sản xuất bằng than thì giá tăng nhiều gấp 2, 3 lần. Giá đầu ra bán tại thời điểm đó lại thấp hơn nhiều so với dự kiến báo cáo khả thi, dẫn đến lỗ tích lũy trong những năm vừa qua nhiều, kéo dài lên đến vài nghìn tỷ”, ông Hùng thông tin.

Xem thêm:

Vinachem: DAP Hải Phòng đủ điều kiện để đưa ra khỏi nhóm dự án yếu kém

PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó”

5 trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương khởi sắc

Vinachem: DAP Hải Phòng đủ điều kiện để đưa ra khỏi nhóm dự án yếu kém

Thứ 3, 05/04/2022 | 13:59
Sở hữu 4 dự án yếu kém, hiện Vinachem đã có 1 dự án là DAP Hải Phòng đủ điều kiện để đưa ra khỏi “danh sách đen” khi tình hình kinh doanh dần khởi sắc.

PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó”

Thứ 3, 05/04/2022 | 12:55
Theo lãnh đạo PVN, 5 dự án yếu kém của ngành công thương thực chất không hoàn toàn thuộc sở hữu của Tập đoàn, vì vậy, việc điều hành, can thiệp hỗ trợ là cực kỳ khó.

5 trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương khởi sắc

Thứ 3, 05/04/2022 | 11:31
12 dự án yếu kém ngành công thương tồn tại rất lâu, có dự án từ năm 2005-2009. Sau khi được xử lý, đã có 5 dự án khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi.
Cùng tác giả

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 407 triệu USD trong tháng 4

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt 407,3 triệu USD, tăng 7,58% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Trình Quốc hội xem xét giảm tiếp 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:20
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2024.

Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Thứ 4, 01/05/2024 | 15:06
Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Bình Phước: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 407 triệu USD trong tháng 4

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt 407,3 triệu USD, tăng 7,58% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.