Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay

Thứ 3, 08/11/2022 | 15:43
0
Sự đan xen giữa giao tranh trên thực địa và cuộc sống tiếp diễn giữa hai làn đạn vẽ lên một bức tranh phức tạp về xung đột Nga-Ukraine.

Kherson, một thành phố có giá trị chiến lược và biểu tượng, được cho là sẽ chứng kiến một trong những trận giao tranh ác liệt nhất trong xung đột Nga-Ukraine. Điều kiện ở đây đang ngày càng trở nên tồi tệ đối với hàng nghìn người ở lại.

Mặc dù Nga đã cho sơ tán hầu hết dân thường và các cơ quan hành chính khỏi khu vực, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy quân đội của Moscow sẽ từ bỏ Kherson. Ngược lại, theo các lực lượng Ukraine, Nga đã tích lũy được 40.000 quân ở đó.

Chiến sự đang diễn ra dữ dội ở phía bắc và phía tây khu vực Kherson rộng lớn hơn, và khi các lực lượng Ukraine từ từ tấn công vào thành phố cùng tên, họ cho biết họ đã giành lại hơn 100 thị trấn và làng mạc ở khu vực bờ Tây sông Dnipro từ tay quân Nga.

Nhưng những sự kiện gần đây đã thúc đẩy những đồn đoán về những gì thực sự đang xảy ra trên thực địa và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Chắt lọc từ những thông tin hạn chế và những tuyên bố chiến trường chưa được xác minh độc lập của 2 bên, các chuyên gia quân sự cho rằng nếu Moscow chọn bảo vệ thành phố chiến lược này, đây có thể là một trận giao tranh đô thị đẫm máu.

Trong khi Nga được cho là đã điều động một số chiến binh dày dặn kinh nghiệm nhất của mình đến khu vực, đồng thời dự trữ đạn dược cũng như các nguồn cung cấp khác ở đó, thì phía Ukraine cũng được cho là đang triển khai hàng loạt pháo binh, máy bay và trực thăng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc tấn công vào khu vực.

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay

Ảnh chụp màn hình video của BQP Nga cho thấy máy bay trực thăng Ka-52 (biệt danh "Cá sấu") của Nga tham gia phá hủy các mục tiêu quân sự ở Ukraine ở độ cao cực thấp. Video đăng trên Telegram của Đài RT ngày 8/11/2022

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay (Hình 2).

Ảnh chụp màn hình video của BQP Nga cho thấy máy bay trực thăng Ka-52 (biệt danh "Cá sấu") của Nga tham gia phá hủy các mục tiêu quân sự ở Ukraine ở độ cao cực thấp. Video đăng trên Telegram của Đài RT ngày 8/11/2022

Nhận định về xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Aleksandar Vučić của Serbia, một quốc gia đồng minh truyền thống của Moscow ở vùng Balkan, hôm 7/11 cho biết, ông cho rằng trận Kherson sẽ là trận chiến quyết định của cuộc chiến.

“Chúng ta có một khoảng thời gian khó khăn ở phía trước, mùa đông năm sau sẽ còn khó khăn hơn mùa đông năm nay, bởi vì chúng ta đang phải đối mặt với trận chiến quyết định trong xung đột Nga-Ukraine, đó là trận Kherson, trong đó cả hai bên sử dụng hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo binh”, nhà lãnh đạo quốc gia Đông Nam Âu được hãng thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời nói.

“Phương Tây cho rằng bằng cách này sẽ có thể tiêu diệt được nước Nga. Nga tin rằng bằng cách này họ sẽ có thể bảo vệ được những gì họ đã giành được từ đầu cuộc chiến và kết thúc giao tranh. Điều này sẽ tạo ra thêm các vấn đề ở khắp mọi nơi”.

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay (Hình 3).

Binh sĩ Ukraine ở vùng Kherson nạp tên lửa vào bệ phóng, tháng 10/2022. Ảnh: NYT

Ở miền Đông, một số tòa nhà đã bốc cháy ở thành phố Donetsk vào sáng sớm hôm 7/11 sau các cuộc tấn công của pháo binh Ukraine vào khu vực hiện đang do Nga kiểm soát, theo các nhà chức trách và phương tiện truyền thông xã hội.

Trung tâm Điều phối và Kiểm soát Liên hợp do Nga hậu thuẫn cho biết, 6 quả rocket đã bắn trúng quận Voroshilovsky thuộc thành phố Donetsk lúc 3h13 sáng ngày 7/11 giờ địa phương.

Các nhân chứng cho biết trên mạng xã hội rằng do thiếu nước, ngọn lửa lớn tiếp tục bùng cháy sau vụ pháo kích.

Các video trên mạng xã hội do CNN định vị địa lý cho thấy tòa nhà của Cục quản lý đường sắt Donetsk nằm trong số những nơi bị cháy ở trung tâm thành phố. Chưa có báo cáo về thương vong trong vụ việc.

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay (Hình 4).

Cảnh đổ nát bên trong một tòa nhà dân cư ở Arkhanhelske, nằm ở phía bắc khu vực Kherson, ngày 6/11/2022. Ảnh: The Guardian

Hôm 7/11, Moscow đã có một động thái hiếm hoi khi lên tiếng phủ nhận thông tin của các milblogger (quân nhân viết blog) Nga cho rằng một đơn vị bộ binh hải quân Nga đã mất hàng trăm binh sĩ trong một cuộc tấn công bất thành ở miền Đông Ukraine, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cho biết.

Theo RIA, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin của các milblogger rằng lữ đoàn hải quân 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã hứng chịu “tổn thất nặng nề, vô nghĩa về người và trang thiết bị”.

Ngược lại, trong 10 ngày qua, đơn vị này đã tiến được 5 km (hơn 3 dặm) vào các vị trí phòng thủ của Ukraine ở phía tây nam Donetsk, RIA dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay (Hình 5).

Buổi tối mất điện ở trung tâm thành phố Kiev, ngày 6/11/2022. Ảnh: Al Jazeera

Xa chiến tuyến hơn về phía Bắc, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko hôm 7/11 đã kêu gọi cư dân thủ đô chuẩn bị cho tình huống xấu nhất khi mọi nguồn cấp điện và nước trong thành phố đều bị gián đoạn. Ông Klitschko khuyên người dân chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp để rời thành phố, đến nương tựa bạn bè hoặc người thân ở nơi khác với nguồn cung điện, nước và nhiệt lượng sưởi ấm dồi dào hơn.

Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh, Vadym Prystaiko, hôm 7/11 lặp lại những lời khuyến cáo của ông Klitschko về việc sơ tán cư dân của Kiev. Ông Prystaiko nói: “Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ không đến mức này. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ phải sơ tán họ về Lviv ở miền Tây Ukraine, và tất cả những nơi gần Liên minh châu Âu hơn. Sẽ có một lượng lớn người cần sơ tán, nhưng đó là điều bắt buộc phải làm trong bối cảnh mùa đông ở Ukraine có thể trở nên rất khắc nghiệt. Chúng tôi phải tính trước cách làm điều này”.

Ông Maksym Kozytskyi, Thống đốc Lviv, hôm 7/11 đã công bố các biện pháp chuẩn bị để tiếp nhận thêm người được sơ tán đến khu vực của mình, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ về việc cung cấp máy phát điện diesel và hỗ trợ tài chính cho vật tư y tế.

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết trên Twitter hôm 7/11 rằng Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không NASAMS và Apside đầu tiên, đồng thời cảm ơn các đồng minh Na Uy, Tây Ban Nha và Mỹ vì sự hỗ trợ trên.

Ukraine hồi sinh vận tải cơ lớn nhất thế giới

Antonov An-225 - chiếc vận tải cơ lớn nhất thế giới đã bị phá hủy trong cuộc giao tranh hồi đầu xung đột Nga-Ukraine - đang được phục chế trong một “cơ sở bí mật”, trang Washington Examiner (Mỹ) cho biết hôm 7/11.

Ông Eugene Gavrylov, Tổng giám đốc công ty Antonov quản lý chiếc vận tải cơ, đưa ra thông báo trên với tờ Bild (Đức), cho biết thêm rằng công tác phục chế đã hoàn thành khoảng 30%.

Chiếc Antonov An-225 Mriya, tiếng Ukraine “Мрія” nghĩa là “Giấc mơ”, do Tổ hợp Khoa học công nghệ hàng không Antonov (thuộc Liên Xô cũ) chế tạo, đã bị phá hủy hoàn toàn trong nhà chứa máy bay khi giao tranh ác liệt xảy ra tại sân bay Hostomel (hoặc Gostomel) phía Tây Bắc thủ đô Kiev trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến.

Ông Gavrylov ước tính rằng tổng chi phí khôi phục chiếc “Giấc mơ” này sẽ là 500 triệu Euro. Để giúp gây quỹ cho công tác phục chế, Antonov sẽ bán các mô hình của chiếc máy bay này tại sân bay Leipzig ở Đức, một địa điểm mà chiếc An-225 thường lui tới trước khi bị phá hủy.

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay (Hình 6).

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov xác nhận Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không NASAMS và Apside đầu tiên từ các đối tác. Ảnh: Twitter

Triều Tiên bác cáo buộc bí mật cấp đạn pháo cho Nga

Triều Tiên hôm 8/11 cho biết tuyên bố của Mỹ rằng Bình Nhưỡng đang cung cấp đạn pháo cho Moscow để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine là vô căn cứ, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin.

Tuyên bố trên của Triều Tiên nhằm bác bỏ cáo buộc tuần trước của người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho rằng đạn pháo từ Triều Tiên đang được vận chuyển đến Nga dưới vỏ bọc các chuyến hàng đến Trung Đông hoặc châu Phi.

“Gần đây, Mỹ liên tục tung tin đồn vô căn cứ về các thỏa thuận vũ khí giữa CHDCND Triều Tiên và Nga”, Phó giám đốc đối ngoại quân sự của Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố hôm 8/11, theo KCNA.

Tuyên bố cho biết, Triều Tiên coi “tin đồn” là một phần trong “âm mưu thù địch của Mỹ nhằm làm hoen ố hình ảnh CHDCND Triều Tiên trên trường quốc tế”.

“Chúng tôi một lần nữa làm rõ rằng chúng tôi chưa bao giờ có giao dịch vũ khí với Nga và chúng tôi không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai”, tuyên bố cho biết thêm.

Theo ông Kirby, các quan chức Mỹ không biết liệu Nga có thực sự nhận được đạn dược hay không, nhưng họ đang cố gắng giám sát các chuyến hàng.

Thông tin của Mỹ chỉ ra rằng Triều Tiên “đang ngấm ngầm cung cấp cho Nga một số lượng đáng kể đạn pháo để sử dụng ở Ukraine, đồng thời làm xáo trộn điểm đến thực sự của các chuyến hàng vũ khí bằng cách cố gắng làm cho nó có vẻ như chúng đang được gửi đến các nước ở Trung Đông hoặc Bắc Phi”, ông Kirby nói với các phóng viên hôm 2/11.

Thế giới - Xung đột Nga-Ukraine: Năm sau còn khó khăn hơn năm nay (Hình 7).

Hình ảnh ngày 2/4/2022 cho thấy pháo đài bay Antonov An-225 Mriya của Ukraine bị phá hủy trong cuộc giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine trên sân bay ở Hostomel, Ukraine. Ảnh AP đăng trên Washington Examiner

Ukraine kêu gọi tẩy chay một số công ty quốc tế

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine hôm 7/11 kêu gọi sự tẩy chay từ các khách hàng và đối tác của các công ty quốc tế vẫn duy trì hoạt động ở Nga bất chấp cuộc chiến giữa hai nước nay đang ở tháng thứ 9, theo một bài đăng trên Twitter của Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bài đăng cũng bao gồm một bức ảnh có logo của nhiều công ty phương Tây khác nhau mà Ukraine cho biết vẫn tiếp tục hoạt động tại Nga, trong đó có Nestle, P&G, Johnson & Johnson, Philips, Siemens, Bayer và Unilever.

Một số công ty bảo hiểm và cho vay quốc tế như ING, UniCredit, Aegon, HSBC và Aviva cũng có trong danh sách này.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, Moscow đã vấp phải nhiều chỉ trích của quốc tế, với việc EU, Mỹ và Anh, cùng với một số nước khác, áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính cứng rắn đối với Moscow.

Theo sau đó là một làn sóng các công ty quốc tế quyết định rời thị trường Nga hoặc đình chỉ hoạt động tại nước này, bao gồm H&M, IKEA, Volkswagen, Nike, Apple, Volvo, Daimler, Netflix, Disney, MSC, Mango, Maersk, v.v...

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng cao hơn

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 10 bất chấp cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, theo tính toán của hãng tin Reuters dựa trên dữ liệu hải quan của Trung Quốc.

Các lô hàng Trung Quốc sang Nga đã tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước tính theo đồng USD, cao hơn so với mức tăng 21,2% trong tháng 9 và đánh dấu mức tăng trưởng hai con số hàng tháng thứ tư liên tiếp, Reuters đưa tin hôm 7/11.

Điều đó trái ngược với nhu cầu giảm đối với hàng hóa Trung Quốc ở châu Âu và Mỹ khi lạm phát gia tăng, lãi suất tăng mạnh trên toàn thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu từ các đối tác thương mại lớn.

Moscow và Bắc Kinh đã ký quan hệ đối tác không giới hạn trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát thành hành động quân sự vào cuối tháng 2. Nga cũng đã tìm cách củng cố mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây về cuộc chiến.

Minh Đức (Theo Al Jazeera, Washington Examiner, CNN, NY Times)

Ukraine thăm dò các tuyến phòng thủ, Nga vẫn hoạt động ở bờ Tây sông

Chủ nhật, 06/11/2022 | 08:16
Nga ra dấu hiệu rút quân, nhưng vẫn chưa rõ trận chiến với Ukraine ở thành phố Kherson sẽ ra sao khi một số đơn vị tinh nhuệ của Nga vẫn tiếp tục hoạt động.

Các tập đoàn quốc phòng Mỹ “hốt bạc” trong xung đột Ukraine

Chủ nhật, 06/11/2022 | 16:02
Các tập đoàn quốc phòng Mỹ được hưởng lợi lớn nhất từ cam kết chi tiêu quốc phòng trị giá 230 tỷ USD của châu Âu.

Xung đột Nga-Ukraine: Thay đổi chiến thuật và “cạm bẫy” ở Kherson

Thứ 7, 29/10/2022 | 15:09
Trong trận chiến giành thành phố trọng điểm Kherson, các sĩ quan bộ binh Ukraine cho rằng đừng đánh giá thấp Nga.

Ukraine: “Pháo đài bay” Mriya huyền thoại đã bị phá hủy

Thứ 2, 28/02/2022 | 11:15
Sẽ tốn hơn 3 tỷ USD để khôi phục chiếc vận tải cơ lớn nhất thế giới Antonov-225 của Ukraine và chi phí sẽ được tính cho Nga, đơn vị quản lý Antonov cho biết.

“Pháo đài bay” mang tên Giấc mơ của Ukraine hiện ra sao?

Thứ 6, 25/02/2022 | 15:54
Giao tranh ác liệt giữa Nga và Ukraine đã xảy ra ở sân bay thủ đô Kyiv - nơi chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới Antonov An-225 Mriya (giấc mơ) đang hạ cánh.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.