3 sai lầm

3 sai lầm "chết người" ông Trump cần tránh trước khi gặp ông Kim Jong-un

Trương Mạnh Kiên
Chủ nhật, 22/04/2018 | 12:26
1
Tổng thống Trump chắc chắn sẽ ghi dấu ấn trong lịch sử với tư cách là Tổng thống Mỹ đầu tiên giải quyết được cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên nếu ông không mắc những sai lầm này.
3 sai lầm 'chết người' ông Trump cần tránh trước khi gặp ông Kim Jong-un

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đang tới gần và Tổng thống Trump cần tránh những sai lầm của người tiền nhiệm.

Trong bối cảnh Hội nghị Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang tới gần, điều quan trọng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Donald Trump đến bàn đàm phán là không chỉ có một kế hoạch chính sách toàn diện, mà còn tránh những sai lầm của những người tiền nhiệm, theo National Interest.

Nếu trình bày một đề xuất hợp lý và đưa ra các giải pháp khả thi, Tổng thống Trump sẽ có một đòn bẩy ngoạn mục để đảm bảo việc phi hạt nhân hoá hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.

Không có giải pháp ổn định

Chiến thuật "sự kiên nhẫn chiến lược" được thực hiện bởi cựu Tổng thống Barack Obama đã không mang lại hiệu quả khi chương trình hạt nhân của Triều Tiên tăng tốc và đạt được tiến bộ lịch sử.

Tuy nhiên, nếu so sánh với cách tiếp cận hiếu chiến của chính quyền Tổng thống George W. Bush, chiến lược ít kích động này đã được các thành viên khác của “Đàm phán sáu bên” (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản) đón nhận hơn.

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy, sự kiên nhẫn sẽ không buộc Bình Nhưỡng sớm đi vào một thỏa thuận phi hạt nhân lâu dài.

Trong khi với sự quyết đoán và táo bạo trong các hành động với Triều Tiên, Tổng thống Trump đã tiếp tục củng cố vị trí của mình trên bàn đàm phán, cùng sự giúp sức của đội ngũ cố vấn cứng rắn nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Theo National Interest, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải chứng minh luôn sẵn sàng tiếp tục gây áp lực (dưới hình thức tập trận quân sự chung, phong tỏa hải quân và báo cáo vi phạm nhân quyền) song song với những cú đánh kinh tế khắc nghiệt.

Sử dụng sai các công cụ đàm phán

Như được minh chứng bởi cách làm của cựu Tổng thống Bill Clinton, “sự quyến rũ” đơn thuần sẽ không thể đi xa trong việc đảm bảo giải quyết dứt khoát chương trình hạt nhân mà thiếu đi các biện pháp cứng rắn.

Tương tự, một chính sách chỉ toàn đe dọa cũng sẽ cầm chắc thất bại, khi Triều Tiên sẽ nhận thức được rằng họ sẽ bị Mỹ tiêu diệt nếu không có vũ khí hạt nhân. Do đó, Tổng thống Trump phải lập ra một chiến lược được tính toán tỉ mỉ điều gì cần mời gọi và điều gì cần đe dọa.

3 sai lầm 'chết người' ông Trump cần tránh trước khi gặp ông Kim Jong-un (Hình 2).

Đàm phán với Triều Tiên không phải chỉ phục vụ cho lợi ích của riêng nước Mỹ.

Trong đó chỉ rõ cho Triều Tiên thấy rằng, khi cả hai đều không nhượng bộ, cả Washington và Bình Nhưỡng sẽ rơi và cuộc chiến “lưỡng bại câu thương”; đồng thời nhấn mạnh những lợi ích vô giá khi hai chính quyền chịu ngồi lại với nhau.

Bởi chương trình hạt nhân của Triều Tiên như một biện pháp để bảo vệ đất nước mà Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ đồng ý từ bỏ.

Từ điều này, Tổng thống Trump cần áp dụng một chính sách song hành cả “cây gậy và cà rốt”: Vừa đe dọa các biện pháp trừng phạt kèm theo những lời hứa giúp Triều Tiên hiện đại hóa kinh tế và tăng trưởng bền vững, kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan ủng hộ và thực thi.

Không có sự hỗ trợ của các bên liên quan

Theo phân tích của Scott Snyder, Giám đốc chương trình chính sách Mỹ-Triều tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, các chính quyền trước đây đã thất bại vì họ đặt mối quan tâm về an ninh của riêng mình lên trên nhu cầu tập thể; thực hiện các chính sách phục vụ cho bản thân mà không tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia liên quan. Do đó, Washington không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Sứ mệnh thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân không thể thực hiện bởi một quốc gia duy nhất - nó sẽ yêu cầu tất cả năm quốc gia còn lại của “Đàm phán 6 bên” sẽ tập hợp các nguồn lực về kinh tế và an ninh của họ để lập nên một “hợp đồng trọn gói” gửi tới Bình Nhưỡng.

Mặc dù là quốc gia quân sự mạnh nhất thế giới nhưng Mỹ không có biện pháp cưỡng chế trực tiếp đối với Bình Nhưỡng. 

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các bên liên quan (đặc biệt là Nga và Trung Quốc) - Triều Tiên sẽ không thể chối từ khi biết rõ hậu quả đối mặt với ba “ông lớn” cùng liên thủ.

Mặt khác, để thuyết phục tất cả các quốc gia có liên quan cùng hợp sức sẽ yêu cầu Tổng thống phải cam kết mang lại hòa bình và sự thịnh vượng kinh tế cho Triều Tiên.

Nếu Tổng thống Trump cung cấp cho Triều Tiên và các quốc gia liên quan một kế hoạch chi tiết để khắc phục các sai lầm trên và đưa ra các giải pháp hữu hình, ông Trump chắc chắn sẽ ghi dấu ấn của mình trong lịch sử với tư cách là Tổng thống Mỹ đầu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng hàng thập kỷ trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, nếu ông không xem xét những cân nhắc này, hậu quả có thể là thảm họa.

Phản ứng của thế giới khi Triều Tiên tuyên bố ngừng thử hạt nhân

Thứ 7, 21/04/2018 | 17:52
Ngày hôm nay 21/4, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang lên kế hoạch ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân ngay lập tức và tập trung vào phát triển kinh tế.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.