Bị bộ Tài chính nói

Bị bộ Tài chính nói "không tiếp thu" trong xuất khẩu gạo, bộ Công Thương giải thích "sợ tham nhũng"

Thứ 3, 21/04/2020 | 18:45
0
Trong văn bản mới của đây bộ Công Thương, bộ này đã có những "phân trần" xung quanh các ý kiến và đề xuất liên quan phương án điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn.

Bộ Tài Chính cho rằng bộ Công Thương "chưa nghiêm túc" vì khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo, Bộ này chỉ thực hiện một cuộc kiểm tra 1/2 ngày nên chưa đánh giá được tổng thể nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.

Về việc này, bộ Công Thương cho rằng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong ngày 25/3, Bộ trưởng bộ Công Thương thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt.

"Với thời hạn 3 ngày, trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, việc tổ chức làm việc với từng tỉnh, từng doanh nghiệp chủ chốt để nắm tình hình là không khả thi. Vì vậy, bộ Công Thương đã mời các Bộ, ngành có liên quan, đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh, UBND các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Hiệp hội Lương thực Việt Nam và 20 thương nhân có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tham dự buổi làm việc với Đoàn kiểm tra vào ngày 26 tháng 3 năm 2020 tại TP. Hồ Chí Minh", bộ Công Thương phân trần.

Trớ trêu thay, cũng theo bộ Công Thương, trong buổi làm việc đó có đại diện bộ Tài chính nhưng đã không nhận xét là bộ Công Thương chỉ tổ chức một cuộc họp 1/2 ngày là "chưa nghiêm túc" và "chưa thể đánh giá được tổng thể nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo" như nhận xét mới đây.

"Bộ Công Thương cho rằng việc tổ chức cuộc họp với tất cả các bên có liên quan tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 26/3/2020 là cách làm duy nhất khả thi trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, việc đi lại khá khó khăn và Đoàn kiểm tra chỉ có 3 ngày để thu thập, phân tích, xử lý thông tin, sau đó xây dựng báo cáo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", Bộ này giải thích lý do cuộc họp chỉ kéo dài 1/2 ngày.

Đối với 2 lần góp ý của Bộ Tài chính về việc điều hành xuất khẩu gạo nhưng "chưa được bộ Công Thương tiếp thu" - theo báo cáo của bộ Tài chính, về việc này, bộ Công Thương đã nêu ra 3 lý do để giải thích.

Nội dung 2 lần Bộ Tài chính góp ý: Chỉ cho phép xuất khẩu gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm, tiếp tục tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường đến hết ngày 15/6 để "bảo đảm mua đủ gạo dự trữ quốc gia”. Sau khi dự trữ quốc gia đã mua đủ số lượng gạo dự trữ theo kế hoạch, sẽ tiếp tục điều hành xuất khẩu "linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp thực tế".

Cụ thể, Bộ này cho hay:  Cấm xuất khẩu gạo để buộc người dân, doanh nghiệp phải bán gạo cho dự trữ quốc gia là việc không nên làm, nhất là trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra. Cách giải quyết phù hợp nhất, được người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ là tiếp tục cho xuất khẩu gạo, bao gồm cả gạo tẻ, nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ, minh bạch về số lượng để bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn.

Tiêu dùng & Dư luận - Bị bộ Tài chính nói 'không tiếp thu' trong xuất khẩu gạo, bộ Công Thương giải thích 'sợ tham nhũng'

Ảnh minh họa.

Đề xuất dừng xuất khẩu trên cơ sở phân biệt gạo tẻ và các loại gạo khác có thể sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức và là mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm và tham nhũng phát triển bởi bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa gạo tẻ (loại cấm xuất khẩu) và gạo thơm (loại được phép xuất khẩu).

Xuất phát từ đây, để giảm thiểu rủi ro, cơ quan Hải quan sẽ buộc phải kiểm tra và trưng cầu giám định chủng loại gạo cho từng lô gạo xuất khẩu. Chị phí tăng thêm về thời gian và tiền bạc là rất lớn và bất hợp lý trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đã đồng tình hạn chế xuất khẩu gạo để chung tay cùng Chính phủ bảo đảm an ninh lương thực'.

Đối với ý kiến của Bộ Tài chính cho rằng phương thức điều hành "đăng ký tờ khai trước được xuất trước" (FCFS) là bất cập và đề nghị thay thế bằng đấu thầu hạn ngạch hay phân bổ hạn ngạch. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng phương thức điều hành "đăng ký tờ khai trước được xuất trước" (FCFS) là bất cập và đề nghị thay thế bằng đấu thầu hạn ngạch hay phân bổ hạn ngạch.

Lại một lần nữa, Bộ Công thương "đổ lỗi" cho Bộ Tài chính đã không góp trong trong cả 2 lần góp ý cho báo cáo của Đoàn kiểm tra và Bộ Công Thương. "Bộ Tài chính đều không có ý kiến về các "bất cập" của phương thức FCFS trong điều hành hạn ngạch", Bộ Công thương nói.

Giải thích thêm về vấn đề này, Bộ Công thương chỉ ra rằng trong suốt 2 tuần sau khi phương án điều hành xuất khẩu gạo được công bố, Bộ không nhận được ý kiến trái chiều nào về phương thức FCFS. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp cho đây là phương thức tương đối phù hợp bởi khả năng giải tỏa cho các doanh nghiệp có sẵn hàng tại cảng là rất cao. Rất tiếc là sau đó, việc triển khai cơ chế FCFS trên thực tế đã để xảy ra một số sự việc mà theo nhận xét của các doanh nghiệp là thiếu phối hợp, thiếu công khai, minh bạch, gây thêm khó khăn… dẫn đến những bức xúc không đáng có, không phải lỗi tự thân của cơ chế FCFS. Các ý kiến này đã được Bộ Công Thương tổng hợp chuyển tới Bộ Tài chính để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Theo văn bản 2806, cơ chế điều hành hạn ngạch do Bộ Tài chính đề xuất là đấu thầu hạn ngạch, trên thực tế là bán hạn ngạch để thu tiền vào ngân sách nhà nước. Bộ Công thương cho rằng, trong bối cảnh khi người dân và doanh nghiệp phải chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, Chính phủ đang tìm mọi cách hỗ trợ tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đưa hạn ngạch ra bán để thu tiền là việc không nên làm.

"Hơn thế nữa nếu áp dụng sẽ phải mất ít nhất 15 - 20 ngày làm các thủ tục, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 2827 về việc phải “giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo”, Bộ Công thương cho hay.

Về mối quan hệ giữa xuất khẩu gạo và dự trữ quốc gia, văn bản 2086 của Bộ Công Thương cho biết, phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 4, tháng 5 do đơn vị này đề xuất được xây dựng dựa trên số liệu trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụ thể, sau khi trừ đi nhu cầu dự trữ và tiêu dùng trong nước, lượng gạo hàng hoá có thể xuất khẩu và phải xuất khẩu để đảm bảo tiêu thụ hết thóc gạo cho người dân là khoảng 3 triệu tấn.

Mặc dù khối lượng để lại trong nước đã tính cả lượng dành cho dự trữ quốc gia, bộ Công Thương vẫn đề xuất và được các bộ, ngành đồng ý về việc để lại thêm 300.000 tấn từ số lượng xuất khẩu để giúp bộ Tài chính thực hiện kế hoạch mua dự trữ lương thực năm 2020.

Từ đó, bộ Công Thương "góp ý" với bộ Tài chính: "Nếu vẫn không mua được thì bộ Tài chính cần đánh giá lại để làm rõ hơn vì sao lại không thể thực hiện được chỉ tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao".

Bộ Công Thương thông tin thêm việc các doanh nghiệp trúng thầu nhưng không ký hợp động đã phải chịu trách nhiệm bằng cách mất tiền bảo đảm dự thầu (1% - 3% giá trị gói thầu) cho bộ Tài chính. Như vậy đối chiếu với quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về giao dịch dân sự, doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh đó, bộ Công Thương cho rằng đề xuất cấm các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu không có cơ sở pháp lý.

Tuấn Linh

Phó Thủ tướng ra chỉ đạo "nóng" về "con đường đắt nhất hành tinh"

Thứ 3, 21/04/2020 | 15:51
Với mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng cho hơn 2,2 km, tính trung bình mỗi một mét trên tuyến đường này có chi phí đầu tư lên tới 3,5 tỷ đồng. Chi phí xây dựng con đường này sẽ phá vỡ kỷ lục 2 “con đường đắt nhất hành tinh” trước đó.

Thủ tướng: Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội

Thứ 2, 20/04/2020 | 19:34
Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

Bộ Công Thương thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Thứ 7, 18/04/2020 | 11:37
Những ngày qua Bộ Công Thương liên tục nhận được nhiều văn bản của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phản ánh việc đăng ký tờ khai hải quan đã xuất hiện một số bất cập.

Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện, những đối tượng nào hưởng lợi từ gói hỗ trợ gần 11 nghìn tỷ?

Thứ 4, 01/04/2020 | 19:00
Bộ Công Thường đề xuất giảm 10% giá điện sinh hoạt từ bậc 1 (0-50 kWh) đến bậc 4 (201-300 kWh) từ tháng 4 đến hết tháng 6. Riêng gói hỗ trợ cho nhóm đối tượng này đã là 2.930 tỷ đồng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu xuất khẩu gạo

Thứ 4, 25/03/2020 | 18:24
Ngày 25/3, tại công văn số 2280/VPCP-NN , Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ trưởng bộ Công Thương rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.
Cùng tác giả

Ban hành văn bản làm khó doanh nghiệp: Xử mãi vẫn còn tồn tại

Thứ 3, 29/06/2021 | 19:45
Mặc dù cơ quan chức năng đã lỗ lực kiểm tra, phát hiện và xử phạt nhiều văn bản sai quy định, nhưng văn bản sai vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Phú Thọ: Học sinh, người dân than trời vì sống cạnh trại lợn

Thứ 4, 23/06/2021 | 14:13
Tình trạng xả thải của một trại lợn tự phát tại xã Phú Lâm (Đoan Hùng, Phú Thọ) gây ô nhiễm nghiêm trọng, khiến hàng trăm học sinh cùng nhiều hộ gia đình kêu cứu.

Tổng Giám đốc EQuest: "Tiếng Anh chuyên sâu là vô cùng cần thiết"

Thứ 3, 01/06/2021 | 10:34
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Quốc Toàn, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của EQuest nhân sự kiện KKR đầu tư vào EQuest.

Thí sinh English Champion 2021 được tài trợ 100% lệ phí tham gia

Thứ 5, 27/05/2021 | 10:00
iSMART Education - đơn vị tổ chức English Champion 2021 cho biết sẽ tài trợ 100% lệ phí cho tất cả thí sinh đăng ký tham gia English Champion 2021

Ra mắt khoá học hè trực tuyến dành cho học sinh tiểu học

Thứ 3, 25/05/2021 | 10:08
Ngày hôm nay 25/5, iSMART Education chính thức ra mắt Khóa học hè trực tuyến, dành cho học sinh tiểu học, có độ tuổi từ 7-11 tuổi.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

“Bất ngờ” với hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, người dân di chuyển bằng máy bay khá đông, nhưng tại sân bay Tân Sơn Nhất lại thông thoáng.

Tỉ lệ đặt phòng khách sạn khả quan dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Theo ghi nhận, đến nay, nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có lượng khách đặt khá khả quan.

Hiện tượng tiệm vàng đóng cửa, tăng cường quản lý minh bạch kinh doanh

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:15
Nhiều tiệm vàng đóng cửa, thậm chí dừng hoạt động vì lo ngại đợt kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, cũng như biến động thị trường.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.