Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 27/04/2023 | 17:32
0
Chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững là điều kiện tiên quyết để giải quyết khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, mất đa dạng sinh học.

Sau 3,5 ngày làm việc tích cực, ngày 27/4/2023, hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm (LTTP) lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đăng cai tổ chức tại Hà Nội đã bế mạc.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, với 9 phiên họp chính thức các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận để tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, bao trùm, mang tính đột phá để cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Nội dung thảo luận tập trung vào 4 vấn đề: Mô hình/kiến trúc toàn cầu về hệ thống LTTP; các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương về hệ thống LTTP; các mô hình tiêu thụ và sản xuất của hệ thống LTTP; các phương thức thực hiện chuyển đổi hệ thống LTTP. 

5 thông điệp từ hội nghị LTTP

Sau các phiên thảo luận hiệu quả, tích cực, hội nghị đã rút ra các kết luận cụ thể. Đầu tiên, chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững và có khả năng chống chịu, phục hồi là điều kiện tiên quyết để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, sức khỏe, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, cũng như giá tiêu dùng và năng lượng cao.

Kinh tế vĩ mô - Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Toàn cảnh phiên họp báo sau bế mạc hội nghị LTTP.

Bên cạnh đó, chuyển đổi hệ thống LTTP cần được tiếp cận từ toàn cầu. Cần sử dụng cách tiếp cận bao trùm, đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính hệ thống trong chuyển đổi hệ thống LTTP. Chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững cần gắn với các yếu tố có liên quan bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại…

Việc chuyển đổi hệ thống LTTP ở từng quốc gia đòi hỏi phải có đủ quyết tâm chính trị và sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, sự phối hợp của các tổ chức quốc tế, khu vực nhà nước và tư nhân. 

Cuối cùng, để chuyển đổi hệ thống LTTP thành công, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực bao gồm khoa học công nghệ, tài chính, sự tham gia và đổi mới sáng tạo. Trong đó, về nguồn lực tài chính: Chính sách tài chính cho chuyển đổi hệ thống LTTP cần nhất quán và toàn diện ở cấp toàn cầu, quốc gia và địa phương. 

Vai trò và vị thế của Việt Nam sau hội nghị

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thuỵ Sỹ Christian Hoffer, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, mô hình tốt trong chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam cho các đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 4 bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông góp phần quan trọng vào chuyển đổi hệ thống LTTP toàn cầu theo định hướng trên.

Không chỉ đi tiên phong trong chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững, Việt Nam khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam – Nam.

Vai trò và vị thế được tăng cường là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy hợp tác Nam – Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, bao trùm và chống chịu tại các quốc gia đang phát triển; 

Đồng thời, thiết lập mạng lưới đổi mới sáng tạo LTTP cho khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam trong khuôn khổ đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam để mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững;

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, các đối tác phát triển và các quốc gia; đồng thời, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, mô hình thực hành tốt với các nước để cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững.

Kinh tế vĩ mô - Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

Chia sẻ tại phiên bế mạc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, sản xuất và tiêu dùng bền vững và chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm là một trong số các nội dung cần nhanh chóng hành động ngay.

Hệ thống lương thực, thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Để triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, thời gian tới, Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế như: FAO, UNDP và các đối tác phát triển khác để triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia này.

Cùng với đó Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tăng cường giáo dục, truyền thông cho cộng đồng về thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng, tiêu dùng hợp lý - tránh thất thoát lãng phí thực phẩm và có trách nhiệm.

Xem thêm:

Thu hẹp chi phí sản xuất, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải bài toán phát triển nông nghiệp nhưng không phá rừng

Chuyển đổi hệ thống lương thực vẫn chưa đạt được mục tiêu dự kiến

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về hướng đi của khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Thứ 3, 25/04/2023 | 11:07
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, khoa học công nghệ trong nông nghiệp để tạo ra thương hiệu và giá trị gia tăng, hướng tới mục tiêu giảm chi phí.

Chuyển đổi hệ thống lương thực vẫn chưa đạt được mục tiêu dự kiến

Thứ 2, 24/04/2023 | 15:28
Theo đại diện WWF, mỗi một quốc gia cần dựa trên những đặc điểm riêng để xây dựng hệ thống an ninh lương thực phù hợp với vấn đề môi trường, đa dạng sinh học.

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Thứ 2, 24/04/2023 | 12:07
Việt Nam cần phải hành động mạnh mẽ để đảm bảo hệ thống lương thực thực phẩm thích ứng thông minh với tác động ngày càng nghiêm trọng từ môi trường và dịch bệnh.
Cùng tác giả

Tiếp tục thua lỗ, Angimex cắt giảm gần 90% chi phí nhân viên

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:58
Quý I/2024, Angimex đã cắt giảm tới 87% chi phí nhân viên và 72% chi phí nhân công trong bối cảnh công ty kinh doanh kém khả quan với số lỗ lũy kế đạt 175 tỷ đồng.

Được ngân hàng xóa nợ, Gỗ Trường Thành báo lãi tăng vọt

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:47
Quý I/2024 Gỗ Trường Thành báo lãi 11,6 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ nhưng công ty vẫn còn ghi nhận lỗ lũy kế 3.226 tỷ đồng do kinh doanh kém tích cực trước đây.

Tập đoàn PAN dành ra bao nhiêu tiền trả chi phí lãi vay?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:07
Sau khẳng định với cổ đông về việc hoàn toàn có thể chi trả các khoản chi phí, quý I/2024, Tập đoàn PAN đã trả khoảng 83 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm 15%.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Cổ phiếu của Gạo Trung An bị hủy niêm yết bắt buộc

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:29
Do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023, 78 triệu cổ phiếu TAR của Trung An sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/5.
Cùng chuyên mục

HĐND tỉnh Đắk Lắk đồng ý điều chỉnh dự án hồ chứa nước trăm tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa. Đây là dự án bị xác định sử dụng vốn không hiệu quả hoặc lãng phí.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Đồng Nai: Khảo sát các vị trí khai thác đất đắp thi công Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:06
Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai ước tính cần 5 triệu m3 đất đắp để phục vụ quá trình thi công.

Kiên Giang: Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 21%

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:30
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 290 triệu USD, đạt 31,60% kế hoạch năm, tăng 21,26% so cùng kỳ năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường chíp bán dẫn dự báo là ngành công nghiệp nghìn tỷ đô vào năm 2030

Chủ nhật, 05/05/2024 | 13:00
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 2 thập kỷ qua, thị trường chip bán dẫn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Vàng SJC ngược dòng thế giới, lập đỉnh: Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần tới

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:00
Trái ngược với SJC , vàng thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng sẽ tiếp tục trượt dốc trong thời gian tới.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Giá vàng 5/5: Giá vàng SJC cao chót vót, sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:24
Giá vàng thế giới kết thúc 1 tuần giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời. Trong khi ở thị trường trong nước, vàng miếng SJC tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện mang về hơn 18,4 tỷ USD

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:15
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.