Châu Âu chìm sâu hơn vào khủng hoảng năng lượng

Châu Âu chìm sâu hơn vào khủng hoảng năng lượng

Thứ 2, 20/12/2021 | 15:44
0
Sự kết hợp của một số yếu tố trong những ngày này, cả khách quan và chủ quan, đang khiến giá điện ở châu Âu leo thang.

Giá rét bất thường, sự cố điện hạt nhân, dự trữ thấp và hạn chế nguồn cung khí đốt từ Nga, tất cả các yếu tố đang làm khủng hoảng năng lượng ở châu Âu càng thêm bết bát.

Châu Âu đang tiếp tục vật lộn với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong tuần này khi thời tiết trở nên băng giá hơn, đẩy nhu cầu năng lượng lên cao hơn trong khi nguồn cung không thể theo kịp.

Nhiệt độ được dự báo sẽ giảm xuống dưới 0 độ C ở thủ đô của một số nước châu Âu trong tuần này, gây thêm áp lực lên nguồn cung điện vốn đang trong tình trạng trì trệ với sản lượng phong điện bị hạn chế bởi tốc độ gió thấp và sự cố mất điện hạt nhân nghiêm trọng ở Pháp.

Tình hình càng tồi tệ hơn khi Nga cho biết rằng, nước này có ý định hạn chế nguồn cung khí đốt tự nhiên đến Đức bắt đầu từ 20/12.

Giá năng lượng đã tăng vọt ngoài tầm kiểm soát trong năm nay, với giá khí đốt ở châu Âu tăng khoảng 600%.

Do nhiệt độ được dự báo sẽ giảm trong một thời gian ngắn xuống dưới mức bình thường theo mùa bắt đầu từ 20/12, giá điện ngắn hạn đã tăng vọt.

Tại Pháp, giá điện giao hôm 20/12 đã tăng lên mức cao nhất kể từ mức tăng đột biến hiếm có vào năm 2009, trong khi giá điện ở Đức lên tới mức cao kỷ lục thứ ba.

"Nhiều kỷ lục về giá điện bị phá hôm 20/12. Ngoại trừ Ba Lan và Scandinavia, giá điện ở khắp châu Âu đều lên trên mức 300  Euro/MWh, riêng ở Pháp và Thụy Sĩ giá điện đã nhích tới rất gần mức 400 Euro/MWh", Javier Blas, phóng viên trưởng chuyên mảng năng lượng tại Bloomberg, cho biết trên Twitter.

Giá cả tăng cao đã thúc đẩy lạm phát, một vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách vốn đang phải đối mặt với sự lây lan của biến thể Omicron ngay trước kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm.

Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Jeremy Weir, CEO của Trafigura Group, hồi tháng trước đã cảnh báo rằng, châu Âu có thể gặp phải tình trạng mất điện liên tục trong bối cảnh mùa đông lạnh giá.

Lời cảnh báo được đưa ra trước khi Electricite de France SA (EDF) cho biết về việc tạm ngừng hoạt động của các lò phản ứng chịu trách nhiệm sản xuất 10% điện hạt nhân của Pháp, khiến khu vực này phải chịu trận trước tác động của điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt mà thông thường chỉ xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2.

Việc ngừng hoạt động các lò phản ứng, bắt đầu vào trưa Chủ nhật (19/12) theo giờ địa phương, sẽ kéo dài đến ngày 23/1.

Thế giới - Châu Âu chìm sâu hơn vào khủng hoảng năng lượng

Nhà máy điện hạt nhân Civaux của EDF, nơi các vết nứt trên đường ống được phát hiện. Ảnh: Global Construction Review

Với sự cố mất điện hạt nhân, các nhà sản xuất điện sẽ phải sử dụng nhiều khí đốt hơn. Đồng thời, Nga cho biết, nước này có thể sẽ hạn chế lượng khí đốt chảy tới Đức qua đường ống Yamal-Europe.

Điều này có thể buộc Châu Âu phải sử dụng đến lượng khí đốt dự trữ vốn đang trong tình trạng cạn kiệt. Các điểm lưu trữ khí đốt hiện chỉ được lấp đầy 60%, mức thấp kỷ lục cho thời điểm này trong năm.

Mặc dù có niềm hy vọng được thắp lên rằng thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ được chuyển hướng sang châu Âu vì vào thời điểm này nhu cầu LNG ở châu Á đã giảm, nhưng quá trình chuyển hướng sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, các tàu chở LNG sẽ không thể kịp cập cảng châu Âu trước tháng 1/2022.

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu đã buộc các nhà máy luyện kim và sản xuất phân bón phải hạn chế sản lượng, có nguy cơ làm chệch hướng phục hồi kinh tế của khu vực.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Fox Business)

Những gam màu tối phủ bóng câu chuyện phục hồi kinh tế của châu Âu

Thứ 6, 26/11/2021 | 19:30
Lời cảnh báo thận trọng được đưa ra bất chấp những dự báo tăng trưởng mạnh mẽ của EU.

Điện hạt nhân có là lối thoát cho khủng hoảng năng lượng ở châu Âu?

Thứ 5, 11/11/2021 | 15:13
Quốc gia phụ thuộc vào điện hạt nhân nhất châu Âu đang thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng gây tranh cãi này để đạt mục tiêu khí hậu cũng như độc lập về năng lượng.

Nga sẵn sàng tăng cung khí đốt cho châu Âu dù nhu cầu trong nước cao

Chủ nhật, 17/10/2021 | 09:49
Giá khí đốt đã ghi nhận sự giảm nhẹ vào đầu tháng 10 vừa qua sau khi Nga, nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu, cho biết họ sẵn sàng cung cấp nhiều hơn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.